Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 31-1-2016] Tôi là con út trong nhà, trên tôi có ba chị gái và một anh trai, và tôi từng là một đứa trẻ hư hỏng. Khi còn nhỏ, cả nhà ai cũng chiều chuộng tôi bởi tôi ốm yếu và cơ thể đầy bệnh tật.
Thành tích học tập của tôi ở trường luôn đứng đầu, thầy cô luôn tuyên dương tôi, khiến tôi nghĩ rằng mình rất tài giỏi. Tôi dưỡng thành lối sống xa hoa và mọi việc đều phải chiếm thế thượng phong, do đó, tôi phát triển tâm tật đố mạnh mẽ và tính khí nóng nảy. Cha mẹ tôi đều làm việc cho chính phủ, nên tôi cho rằng gia đình mình có địa vị xã hội cao nên luôn xem thường người khác.
Từ khi tu luyện Đại Pháp, Sư phụ từ bi đã tịnh hóa thân thể tôi, tôi dần dần bỏ đi nhiều tính xấu. Tôi chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để làm người tốt, hiểu và suy nghĩ cho người khác. Sau khi chứng kiến những cải biến tích cực của tôi, mẹ tôi và các chị gái cũng bước vào tu luyện Đại Pháp.
Đại Pháp hóa giải tâm oán hận trong tôi
Chồng tôi vốn là con nhà nghèo, cha mẹ anh không hòa thuận. Bởi gia đình tôi kịch liệt phản đối tôi kết hôn với anh, nên chồng tôi cảm thấy tự ti.
Sau khi Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 7 năm 1999, tôi đến Bắc Kinh kháng nghị ôn hòa cho quyền được tu luyện.
Khi tôi trở về, lãnh đạo đơn vị ép tôi giao nộp sách Đại Pháp của tôi và ký tên vào tuyên bố cam kết không tu luyện Đại Pháp nữa. Họ phạt tiền, trừ lương của tôi, và còn sách nhiễu tôi tại nhà.
Những gì xảy đến với tôi khiến chồng tôi áp lực tinh thần nặng nề. Anh quát mắng tôi, đập phá mọi thứ, phá hỏng mọi đồ đạc trong nhà khi anh bế tắc. Anh cũng ép tôi từ bỏ tu luyện. Anh từng rất yêu thương tôi, nhưng do áp lực của chính quyền mà mất đi lý trí, anh lao vào rượu chè. Mỗi khi uống rượu, anh lại đánh đập tôi. Anh trở thành một người hoàn toàn xa lạ, và tôi bắt đầu thấy oán hận anh và chúng tôi thường xuyên cãi nhau.
Sư phụ giảng:
”Vì vậy, bất kể gặp phải mâu thuẫn trong hoàn cảnh hay tình huống nào, chư vị phải bảo trì tâm thiện lương, tâm từ bi để đối đãi với mọi vấn đề. Nếu chư vị không thể yêu quý kẻ thù của mình, thì chư vị không viên mãn được. (vỗ tay). Thế thì tại sao khi một người thường chọc giận chư vị, chư vị lại không thể tha thứ cho anh ta? Trái lại chư vị tranh luận, tranh đấu với anh ta như một người thường?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Úc châu [1999])
Thông qua học Pháp, tôi ngộ ra rằng là một đệ tử Đại Pháp thì cần phải luôn từ bi. Đứng tại vị trí của chồng tôi mà xét, là vì anh ấy sợ tôi bị bắt giữ, đứa con nhỏ của tôi sẽ mất mẹ, sợ mất đi cái gia đình này.
Sợ hãi và áp lực to lớn từ phía chính quyền khiến tinh thần của anh bất ổn. Suy nghĩ tường tận một chút thì thấy rằng anh chính là nạn nhân của cuộc bức hại này.
Tôi là một đệ tử Đại Pháp, có thể trước áp lực to lớn mà vượt qua mọi khổ nạn, nhưng chồng tôi, là một người thường, trong mê, thấy vô vọng và tâm lý hoàn toàn là lo âu và sợ hãi. Trong tâm anh hẳn là vô cùng thống khổ. Nghĩ đến đây, tôi đã hoàn toàn thông tỏ những gì mà chồng tôi đang phải gánh chịu, tôi lý giải được tâm vô vọng và sợ hãi của chồng tôi.
Sư phụ giảng:
“Khi chúng ta gặp phải những chuyện phiền phức như thế, thì [chúng ta] không được giống như người ta mà tranh mà đấu. Họ làm sao, chư vị cũng làm vậy, thì chư vị chẳng phải người thường là gì? Chư vị không những không giống hắn mà tranh mà đấu, mà trong tâm chư vị phải không hận hắn, thật sự không thể hận hắn. Một khi chư vị hận hắn, thì chẳng phải chư vị tức giận là gì? Chư vị chưa thực hiện được ‘Nhẫn’. Chúng tôi giảng Chân Thiện Nhẫn; ‘Thiện’ của chư vị cũng chẳng còn có nữa. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Có Pháp lý của Đại Pháp chỉ đạo, tôi triệt để buông bỏ tâm oán hận với chồng mình, và cảm thấy trong tâm vô cùng thoải mái.
Khoan dung với người khác
Chồng tôi chạy một chiếc taxi nhỏ và có thuê thêm một tài xế chạy phụ anh. Người tài xế đó đã vô tình đụng phải một cụ già, và cụ già ấy phải nằm viện một tháng, chúng tôi phải bồi thường một khoản tiền cho cụ.
Sau tai nạn này, chồng tôi muốn thay tài xế khác, nhưng tôi muốn cho cậu thanh niên đó thêm một cơ hội. Không dễ dàng gì để người tài xế đó kiếm được tiền nuôi gia đình, nên tôi thuyết phục chồng tiếp tục để cậu ấy làm việc.
Vài ngày sau, chồng tôi nhận được một cuộc gọi vào đêm khuya, báo rằng người tài xế và hai hành khách bị rơi xuống một cái hố. Tôi vội vàng đến bệnh viện và thấy rằng không có ai bị chấn thương nghiêm trọng cả.
Đây quả là quãng thời gian khó khăn, bởi tôi phải chăm sóc con nhỏ, lại vừa phải đi làm, và khuyên giải chồng.
Tôi không trách phạt người tài xế đó, mà tôi bảo cậu ấy đừng lo lắng gì cả. Tôi giảng chân tướng Đại Pháp với cậu ấy và khuyên cậu ấy tam thoái. Hai vị khách kia cũng không đòi hỏi gì vô lý cả và thậm chí còn trở thành bạn của chồng tôi.
Kết hôn đã được 10 năm, trải qua biết bao khổ nạn, nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi sẽ không thể kiên cường đến vậy, đối diện với nhiều biến cố như thế, có lẽ tôi đã ly dị chồng.
Nếu tôi không là một đệ tử Đại Pháp kiên định, tôi sẽ không thể nào khoan dung và bình tĩnh khi đối diện với ma nạn như vậy.
Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2016/1/31/322841.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/15/155574.html
Đăng ngày 23-4-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.