Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 8-10-2015] Gần đây, nhiều bài viết đăng trên trang web Minh Huệ đã chỉ ra rằng nhiều học viên vẫn chưa bước ra khỏi quan niệm người thường và cứu độ chúng sinh chưa đủ. Hướng nội và suy nghĩ về một số vấn đề trong khu vực của chúng tôi, tôi có một vài thể ngộ [muốn] chia sẻ với các đồng tu.

Tự tâm sinh ma

Trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ đã giảng về vấn đề “tự tâm sinh ma”:

“Bất kể [họ] đã tu luyện cao đến đâu, một khi tình huống này xuất hiện thì sẽ rớt xuống đến đáy, hủy [hại] đến đáy.” (Bài giảng thứ sáuChuyển Pháp Luân)

Tôi sợ bị “hủy [hại] đến đáy”, vì vậy tôi đã nhắc nhở chính mình không được tự tâm sinh ma. Nhưng sau hơn một thập kỷ tu luyện, tôi nhận thấy các học viên có thể tự tâm sinh ma theo nhiều cách khác nhau. Các trường hợp này có biểu hiện khác nhau trên bề mặt, nhưng tôi tin rằng, tất cả đều bắt nguồn từ sự vị tư.

Sau đây là một số ví dụ.

Một số học viên cảm thấy [mình] tốt hơn các học viên khác và trở nên tự mãn. Học viên này sau đó đã đi đến việc tự lừa dối chính mình và dẫn đến [việc] tin tưởng mọi thứ về chính mình, mà [thực ra] là không đúng.

Các học viên mà tu luyện lâu hơn những học viên khác bắt đầu phân chia các đồng tu thành các nhóm dựa trên số năm họ tu luyện, chẳng hạn như tách riêng các học viên mới và các học viên cũ [ra].

Một số học viên đã có một số đóng góp lớn theo cách này hay cách khác và không thể cưỡng lại được những khen ngợi từ các học viên. Họ nảy sinh tâm lý tự cho mình là hơn người và thường kể ra những đóng góp trước đây của mình.

Những người khác [thì giữ được sự] kiên định trong cuộc bức hại và vì thế họ bắt đầu vô ý hiển thị khi chia sẻ kinh nghiệm.

Sau khi tu luyện một thời gian, các học viên vượt qua nhiều khảo nghiệm và có một số nhận thức đúng về Pháp. Nhưng chúng ta cần hiểu rằng bất cứ nhận thức nào cũng vẫn là nhận thức của con người. Chúng ta không thể coi nhận thức của mình như chân lý tối hậu hay sự giác ngộ. Làm như vậy sẽ giữ chúng ta ở tầng thứ nhận thức rất thấp. Bạn sẽ bắt đầu phán xét những học viên khác dựa trên nhận thức của chính mình, chứ không phải dựa trên Pháp hay những lời dạy của Sư phụ.

Một vài học viên đã học Pháp tinh tấn một thời gian và tham gia vào một số hạng mục Đại Pháp. Sau đó, họ cảm thấy mình đã tích đủ uy đức để nghỉ ngơi. Họ buông lơi. Khi những học viên khác chỉ ra vấn đề [của họ], họ không thức tỉnh hay nỗ lực để bắt kịp, thay vào đó họ tìm cớ để biện minh cho mình.

Một số thậm chí còn rơi vào ảo tưởng giống như: “Tôi không cần lo lắng về sự buông lơi [của mình]. Tôi có thể nhanh chóng bắt kịp bằng việc học Pháp nhiều hơn và làm nhiều việc Đại Pháp hơn.”

Họ bị tụt lại phía sau trong việc cứu người và chỉ chờ đợi cho đến thời khắc Pháp Chính Nhân Gian.

Tôi có thể ngộ [rằng], tất cả những hiện tượng trên bắt nguồn từ sự vị tư. Khi một học viên bắt đầu tin rằng họ tốt hơn những người khác và mong chờ những học viên khác ca tụng mình, hay bắt đầu cảm thấy rằng họ đã đóng góp đủ và có thể buông lơi, học viên này là đang tự tâm sinh ma.

Đi theo an bài của Sư phụ

Luôn có một số học viên không hiểu được những thay đổi tại những giai đoạn khác nhau của [tiến trình] Chính Pháp. Cách đây nhiều năm, họ phản đối quảng bá “Cửu Bình” và bây giờ họ không đồng tình với việc kiện Giang Trạch Dân.

Sư phụ [đã] giảng “tôi đối xử với các học viên đều như đệ tử” (Bài giảng thứ baChuyển Pháp Luân) và Sư phụ có tiêu chuẩn cho các đệ tử Đại Pháp. Chúng ta cần biết rằng tiêu chuẩn đối với mỗi đệ tử là như nhau. Sư phụ dành cho mỗi học viên sự từ bi vĩ đại, nhưng một học viên cần đạt tiêu chuẩn tâm tính để trở thành một đệ tử Đại Pháp.

Sư phụ giảng cho chúng ta về việc “Sư phụ cấp gì cho học viên” (Bài giảng thứ baChuyển Pháp Luân). Mỗi người trong chúng ta đã biết hay cảm nhận được một số những điều này.

Khi Sư phụ đã làm tất cả những gì có thể làm, chúng ta [cũng cần] làm những gì một học viên phải làm.

Chúng ta phải làm những gì? Chiểu theo những lời dạy của Sư phụ, giải quyết vấn đề dựa trên Pháp, hướng nội khi đối mặt với mâu thuẫn, thanh trừ những tư tưởng bất hảo. Chúng ta cần khiêm nhường trước Sư phụ và Đại Pháp. Đây là nền tảng để [học viên] đề cao trong tu luyện.

Sư phụ đã có an bài chi tiết cho các đệ tử. Nhiều an bài được công bố trên trang web Minh Huệ, ví dụ như học Pháp nhóm và luyện công tập thể, gửi và đọc các bài viết trên trang web Minh Huệ, các điểm sản xuất tài liệu quy mô nhỏ ở Trung Quốc, phối hợp trong các hạng mục Đại Pháp và cứu độ thêm nhiều người hơn.

Tôi nghĩ chúng ta, với tư cách là đệ tử Đại Pháp, không nên tốn thời gian suy nghĩ về việc khi nào Giang Trạch Dân sẽ bị xét xử tại tòa hay khi nào Chính Pháp kết thúc. Chúng ta chỉ đơn giản là đi theo sự an bài của Sư phụ.

Hình thế đang thay đổi nhanh chóng. Bất cứ quan niệm hay tư tưởng người thường nào lệch khỏi an bài của Sư phụ đều rất nguy hiểm.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/10/8/317125.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/27/153842.html

Đăng ngày 27-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share