Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Sydney, Úc
[MINH HUỆ 15-12-2015] Người dân ở các giai tầng khác nhau đã tụ họp tại Công viên Belmore ở Sydney, Úc vào ngày 12 tháng 12 năm 2015 để ủng hộ 200.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp và gia đình họ, những người đã quyết tâm đứng lên bảo vệ nhân quyền bằng việc đệ đơn khởi kiện cựu độc tài Trung Quốc – Giang Trạch Dân, trong mấy tháng qua.
Giang đã đơn phương phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999, khiến hàng triệu học viên phải chịu những tổn thất nặng nề trong suốt những năm qua, trong đó có nhiều người đã mất đi mạng sống. Các diễn giả tại buổi mít tinh đã kêu gọi chính quyền Trung Quốc nhanh chóng chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vẫn đang diễn ra.
Ủng hộ nhân quyền và khởi kiện Giang Trạch Dân
Ông John Deller, thuộc Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp của Úc
Ông John Deller, người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp đã nói về phong trào khởi kiện tại buổi mít tinh: “Buổi mít tinh ngày hôm nay nhằm ủng hộ hơn 200.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp, những người đã đệ đơn kiện tại Trung Quốc cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – Giang Trạch Dân vì đã bức hại những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vô tội.”
“Pháp Luân Đại Pháp được công nhận và chào đón trên toàn thế giới. Duy chỉ có tại Trung Quốc người ta mới bị tra tấn và giết hại vì cố gắng trở thành người tốt bằng cách tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn,“ ông Deller nói tiếp: “Theo báo cáo, Thủ tướng Canada Justine Trudeau đã nêu vấn đề cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp với Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình tại cuộc họp APEC tháng trước. Chính phủ Úc có thể liên kết cùng chính phủ Canada giúp đưa ra tiếng nói thống nhất nhằm chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.”
Ông Deller kết luận rằng: “Úc không chỉ là ‘giúp người dân Trung Quốc’. Đây cũng chính là giúp đỡ người dân Úc – bằng cách lên tiếng bảo vệ cho công bằng và lẽ phải. Người dân Úc có thể ủng hộ việc đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý và cũng có thể ủng hộ những giá trị đạo đức cổ xưa của văn hóa Trung Quốc truyền thống – bởi chúng mang tính phổ quát và có thể đem tới sự hài hòa về tinh thần ở bất cứ nơi đâu chúng được đón nhận và thấu hiểu.”
Ủy viên Hội đồng Thành phố yêu cầu chính phủ lên tiếng về vấn đề nhân quyền của Trung Quốc
Ông James Shaw, Ủy viên Hội đồng thành phố Parramatta phát biểu tại buổi mít tinh
Ông James Shaw, Ủy viên Hội đồng thành phố Parramatta phát biểu tai buổi mít tinh: “Tôi cho rằng việc Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình và những cáo buộc về vi phạm nhân quyền của ông ta là rất quan trọng. Đầu năm nay, chúng ta đã xem bộ phim tài liệu chiếu trên đài SBS về thu hoạch tạng và đã biết các bác sỹ cùng những người làm trong hệ thống bệnh viện của Trung Quốc nói về việc thu hoạch tạng đang diễn ra như thế, chúng đều khớp với các cáo buộc này.”
“Chính phủ Úc và tất cả các nghị sỹ quốc hội đều cần phải lên tiếng về nhân quyền ở Trung Quốc và họ cần đề cập tới trách nhiệm của giới lãnh đạo Trung Quốc. Khi chúng ta lên tiếng, tôi không nói về những cuộc nói chuyện cá nhân, những buổi hội thảo cá nhân, vì chúng ta cũng cần công khai lên tiếng.”
“Chính phủ Úc và những nhà chính trị khác cần phải công khai yêu cầu chính phủ Trung Quốc ưu tiên vấn đề nhân quyền, bảo vệ nhân quyền của mọi công dân Trung Quốc, bao gồm các học viên Pháp Luân Đại Pháp, và phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền. Tôi vui mừng được ở đây hôm nay để ủng hộ tất cả các bạn. Chúc mừng những gì các bạn đã làm được. Tôi sẽ tiếp tục ủng hộ các bạn.” Ông Shaw phát biểu.
Sự thán phục và ủng hộ dành cho 200.000 người Trung Quốc can đảm
Nghị viên Andrew Wilson tôn vinh những người ở Trung Quốc đã khởi kiện Giang
Ông Andrew Wilson, một nghị sỹ khác của thành phố Parramtta, trong bài phát biểu tại buổi mít tinh đã đánh giá cao việc khởi kiện và bày tỏ sự ủng hộ. Ông nói: “nếu chúng ta có thể làm bất kỳ điều gì trong cộng đồng chúng ta để giúp các nơi khác trên thế giới thì chúng ta hãy làm, để ủng hộ phong trào tuyệt vời này ở Trung Quốc để đem lại công lý.”
Công lý cho những nạn nhân cuộc bức hại
Nhà hoạt động nhân quyền Bob Vinnicombe
Nhà hoạt động nhân quyền, ông Bob Vinnicombe cho rằng các nạn nhân của cuộc bức hại xứng đáng được có công lý. Ông nói: “Buổi mít tinh hôm nay là sự kiện đòi lại công lý cho tất cả những người bị bức hại tại Trung Cộng qua việc ủng hộ các học viên Pháp Luân Công và gia đình họ đệ đơn khởi kiện cựu lãnh đạo của ĐCSTQ- Giang Trạch Dân.”
Ông Vinnicombe cũng kêu gọi mạnh mẽ mọi người tại buổi mít tinh: “…sẽ đi và nói với các nghị sỹ quốc hội, các hãng truyền thông địa phương và tất cả các ứng cử viên chính trị đầy tham vọng. Nói với họ về nạn thu hoạch tạng ở Trung Quốc.”
Tiến sỹ Hà Thắng, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại New South Wales, Úc đã gửi thư bày tỏ sự ủng hộ của mình tới buổi mít tinh. Trong thư ông viết: “Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các thành viên và học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp tục phải chịu sự đàn áp trên diện rộng kể từ năm 1999. Cộng đồng Việt Nam tại Úc New South Wales chúc Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp của Úc thành công với buổi mít tinh tại công viên Belmore ở Sydney.“
Người dân Trung Quốc ủng hộ Pháp Luân Công
Người qua đường ký tên thỉnh nguyện ủng hộ nỗ lực nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.
Một sinh viên trường Đại học Newcastle cho biết anh đã từng nghe tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Đại Pháp khi ở Trung Quốc. Anh đã quyết định vượt tường lửa Internet của Trung Quốc và đọc các báo cáo của nước ngoài về môn tu luyện. Anh tới buổi mít tinh hôm nay để tìm hiểu thêm về cuộc bức hại. Sau khi nói chuyện với các học viên, anh đã quyết định thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.
Một người phụ nữ Trung Quốc đã tới buổi mít tinh và đứng lặng lẽ lắng nghe những bài phát biểu. Cô đã ký tên thỉnh nguyện ủng hộ phong trào khởi kiện và nói với các học viên rằng cô đã thoái Đảng cùng tổ chức liên đới của nó. Cô giơ ngón tay cái lên biểu thị sự tôn trọng và ngưỡng mộ trước những nỗ lực bền bỉ của các học viên để chấm dứt cuộc bức hại.
Cần đưa Giang Trạch Dân ra công lý
Sinh viên Christine Rucas
Cô Chritine Rucas, một sinh viên của Đại học Melbourne, đã tới Sydney du lịch cùng bạn. Sau khi biết về cuộc bức hại, cô cảm thấy việc này thật tồi tệ. Cô nói mọi người cần có quyền tự do tín ngưỡng và Giang Trạch Dân phải bị đưa ra công lý vì những gì ông ta đã làm. Cô bày tỏ hy vọng các học viên sẽ giành thắng lợi trong việc khởi kiện. Trước khi rời đi, cô cho biết cô sẽ đăng các thông tin lên Facebook của cô và bài luận về đạo đức để nhiều người hơn nữa biết về cuộc bức hại.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/15/320514.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/16/154113.html
Đăng ngày 20-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.