Bài viết của Trịnh Ngữ Yên và Đường Ân, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 22-11-2015] Sự phản kháng ôn hòa của Pháp Luân Công đối với cuộc bức hại tàn bạo kéo dài suốt 16 năm qua, đặc biệt là làn sóng khởi kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân trong thời gian gần đây bởi ông ta là người đã phát động cuộc bức hại, đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội ở Đài Loan.

Trong một cuộc phóng vấn gần đây, thị trưởng thành phố Nghi Lan, ông Giang Thông Uyên đã kêu gọi người dân từ mọi tầng lớp xã hội hãy cùng đứng lên và nói “KHÔNG” với cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

6e7f4eb43d648bd941d160db9fa242ed.jpg

Thị trưởng thành phố Nghi Lan, ông Giang Thông Uyên (bên trái), đang cầm một bản kiến nghị đầy chữ ký ủng hộ việc khởi kiện cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân.

Ngày 19 tháng 11, ông Giang Thông Uyên phát biểu rằng ông rất vui mừng khi thấy nhiều người đến vậy, trong đó có các nghị viên Hội đồng Thành phố Nghi Lan, đã ký tên ủng hộ làn sóng khởi kiện Giang.

“Chúng tôi muốn những nhà lãnh đạo mới của ĐCSTQ nghe thấy ý kiến của mọi người. Họ cần biết rằng nhân quyền cũng như sự tôn trọng sinh mệnh con người là những giá trị phổ quát mà toàn thế giới đang nỗ lực biểu dương.”

Là một người ủng hộ Pháp Luân Công lâu năm, ông Giang Thông Uyên đã trình nhiều giải pháp lên Hội đồng Thành phố Nghi Lan trong việc lên án và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Phơi bày cuộc bức hại và kêu gọi ủng hộ ở Đài Bắc

Ở Đài Bắc, các học viên Pháp Luân Công tổ chức nhiều hoạt động trên Quảng trường Đính Hảo vào ngày 21 tháng 11 năm 2015 nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại tại Trung Quốc. Họ giới thiệu về Pháp Luân Công và phơi bày cuộc bức hại tàn bạo kéo dài suốt 16 năm qua tại Trung Quốc thông qua việc tái hiện cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thu hoạch nội tạng sống từ các tù nhân lương tâm, mà phần đa trong số họ là các học viên Pháp Luân Công. Các học viên cũng thu thập chữ ký ủng hộ gần 200.000 người đã kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân, kẻ đã phát động cuộc bức hại này vào năm 1999.

2015-11-21-minghui-taiwan-streetplay-01--ss.jpg

Học viên Pháp Luân Công tái hiện lại hoạt cảnh thu hoạch tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ và thu thập chữ ký ủng hộ chấm dứt tội ác này.

2015-11-21-minghui-taiwan-streetplay-02--ss.jpg

Người qua đường đọc các tấm áp phích về Pháp Luân Công và cuộc bức hại.

2015-11-21-minghui-taiwan-streetplay-03--ss.jpg

Ký tên thỉnh nguyện tố cáo tội ác của cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân.

Thời tiết hôm đó trời nhiều mây và mưa phùn không ngớt. Dù trời mưa, nhiều người qua đường vẫn dừng lại đọc các tấm áp phích thông tin, xem cảnh tái hiện mổ cướp tạng, lấy các tờ rơi và các tập sách thông tin, nói chuyện với các học viên và ký tên thỉnh nguyện.

Một phụ nữ trẻ 20 tuổi, cô Khâu, ký tên ủng hộ hàng nghìn người đã khởi kiện Giang Trạch Dân. Cô nói với các học viên rằng cô đã biết đến cuộc bức hại này qua Inernet, Facebook và ở các điểm du lịch có các học viên Pháp Luân Công nâng cao nhận thức cho mọi người về cuộc bức hại. Cô Khâu cũng chỉ ra rằng cưỡng bức thu hoạch tạng sống là việc làm tàn ác và vô nhân đạo. Cô nói rằng xã hội văn minh phải chấm dứt một cuộc bức hại vô nhân tính như vậy.

Vợ chồng ông bà Smeeth, người Hà Lan, đang du lịch ở Đài Loan, đã xem cảnh tái hiện đó trong khi đợi bạn của họ trên quảng trường. Một học viên đã giải thích với họ về hoạt động này. Ông bà Smeeth rất sốc khi biết rằng một tội ác khủng khiếp như vậy đang diễn ra ở Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên họ biết đến Pháp Luân Công, họ ký tên thỉnh nguyện và khen ngợi những nỗ lực của các học viên để phơi bày cuộc bức hại này. Trước khi rời đi, học lấy một số tài liệu giới thiệu về Pháp Luân Công và những tài liệu thông tin khác bằng tiếng Anh.

Cư dân Đài Bắc: Ủng hộ làn sóng khởi kiện Giang là việc làm đúng đắn

Bà Trần ký tên thỉnh nguyện và nói rằng bà đã biết một chút về cuộc bức hại này. Bà nói: “Càng nhiều người ký tên thỉnh nguyện, thì càng có sức mạnh trong việc chấm dứt nạn thu hoạch tạng sống vô nhân đạo kia. Mọi người nên cố gắng hết sức mình để làm điều đúng đắn này.”

Cô Lâm, khoảng 30 tuổi, đã dừng lại ở điểm tổ chức thu thập chữ ký và ký tên ngay lập tức. “Tôi phải ký đơn thỉnh nguyện này,” cô Lâm nói: “Các bạn thật vất vả. Cảm ơn các bạn!” Cô nói rằng cô vừa xem bản tin về cuộc bức hại này và biết đôi chút về nạn thu hoạch nội tạng sống. Cô phản đối tội ác tàn bạo này.

Ông Trác, tầm 80 tuổi, sống ở gần Quảng trường Đính Hảo. Ông đã đọc các tấm áp phích và xem tái hiện cảnh thu hoạch tạng. Ông Trác nói rằng ông đã từng nghe đến cuộc bức hại này khi ở trên Nhà tưởng niệm Tôn Dật Tiên và tòa nhà 101 Đài Bắc cũng như trong các bản tin. Ông tin rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công là sai trái và rằng thu hoạch tạng sống là tội ác. Ông Chuo nói rằng một cuộc bức hại tàn bạo như vậy cần phải bị phơi bày.

“Ký tên thỉnh nguyện ủng hộ việc kiện Giang là việc làm đúng đắn,” ông Chuo nói: “Thu hoạch tạng sống để kiếm lời là việc làm sai trái và đáng kinh tởm. Mọi người đều cần phải lên tiếng để lên án tội ác tàn bạo này, kêu gọi đưa Giang ra công lý và chấm dứt cuộc bức hại.”

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Trong suốt 16 năm qua, đã có hơn 3.800 học viên Pháp Luân Công được xác nhận là bị thiệt mạng do hậu quả trực tiếp của cuộc bức hại. Con số thực tế có thể còn cao hơn, bởi những thông tin như vậy bị kiểm duyệt gắt gao ở Trung Quốc. Nhiều người bị tra tấn bởi đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật gọi là “Phòng 610” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại hơn 190.000 học viên cùng thân nhân của họ đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự kẻ cựu độc tài này. Ở ngoài Trung Quốc, làn sống tố cáo Giang cũng được khởi xướng từ tháng 7 năm 2015. Đến nay, gần 770.000 người của bảy quốc gia ở Châu Á đã ký tên kiến nghị ủng hộ các hành động pháp lý đối với Giang. Hơn 370.000 người dân Đài Loan cũng đã ký tên bày tỏ sự ủng hộ của họ.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/11/22/319484.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/23/153787.html

Đăng ngày 07-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share