Bài viết của Anh Tử, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 10-12-2015] Ông Justin Trudeau, Thủ tướng Canada, người đảm nhiệm chức vụ từ ngày 4 tháng 11 năm 2015 đã đưa ra vấn đề bức hại Pháp Luân Công và các vấn đề nhân quyền khác ở Trung Quốc trong cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ở Philippines tháng trước.

ce4c3d378c92f003f2bcd11939dbf2f8.jpg

Ông Justin Trudeau, Thủ tướng Canada, đảm nhiệm chức vụ từ ngày 4 tháng 11 năm 2015.

Bà Judy Sgro, Nghị sỹ Canada, đã xác nhận thông tin này tại cuộc kháng nghị diễn ra vào ngày 9 tháng 12 trước tòa nhà quốc hội. “Là Nghị sỹ Đảng Tự do, tôi thay mặt Thủ tướng Trudeau vui mừng gửi lời chào đến các bạn. Tôi cũng chia sẻ với các bạn sự thật rằng, trong cuộc gặp gần đây giữa Thủ tướng Trudeau với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, đặc biệt [cuộc bức hại] Pháp Luân Công đã được Thủ tướng Trudeau nêu ra với Chủ tịch Trung Quốc.”

0d9b3ed0d15cc495beb53c32af5ea024.jpg

Bà Judy Sgro, Nghị sỹ, truyền đạt tiếp sự ủng hộ của Thủ tướng tại cuộc kháng nghị của Pháp Luân Công vào ngày 9 tháng 12 năm 2015.

Cuộc kháng nghị được tổ chức trước ngày Nhân quyền Quốc tế là ngày 10 tháng 12 hàng năm. Các học viên Pháp Luân Công và những người ủng hộ đến từ Toronto, Montreal và Ottawa đã tham dự sự kiện. Sáu nghị sỹ và hai cựu nghị sỹ đã phát biểu tại buổi kháng nghị. Tại sự kiện này, hơn 95.000 chữ ký kêu gọi chấm dứt đàn áp ở Trung Quốc đã được trình lên các Nghị sỹ, những người sẽ chuyển tới Thủ tướng.

Chính phủ Canada là một trong những chính phủ đầu tiên lên tiếng phản đối cuộc bức hại khi nó bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, theo một bài báo đăng trên tờ The Globe and Mail (Thư tín và toàn cầu) vào ngày 26 tháng 7. Các thủ tướng Canada đã ủng hộ các học viên Pháp Luân Công kể từ đó.

Ông Jean Chretien (1993-2003): Yêu cầu thả các học viên bị giam giữ

Ngày 20 tháng 10 năm 2001, Đài tiếng nói Hoa Kỳ đã đưa tin rằng Thủ tướng Jean Chretien đã đề cập đến tình hình nhân quyền ở Trung Quốc bao gồm cuộc đàn áp Pháp Luân Công khi ông gặp gỡ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Thượng Hải vào ngày hôm đó.

Ngày 24 tháng 10 năm 2002, Nghị viện Canada đã đồng thuận thông qua Nghị quyết M236, là Nghị quyết do Nghị sỹ Scott Reid khởi xướng. Bản kiến nghị này đề nghị Thủ tướng Chretien yêu cầu Trung Quốc thả tất cả các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc, những người là họ hàng của công dân Canada hoặc công dân vĩnh viễn của Canada. 12 người trong số đó đã được thả sau đó, và trong số họ bốn người đã nhập cư vào Canada.

Ông Paul Martin (2003-2006): Lên tiếng về tầm quan trọng của nhân quyền

Sau khi cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Canada vào tháng 9 năm 2005, Thủ tướng Paul Martin cho biết ông đã có một cuộc đối thoại toàn diện về nhân quyền và đưa ra vấn đề Pháp Luân Công. Ông tin rằng việc quản lý đất nước tốt hơn cần có sự hiểu biết hơn về nhân quyền.

Khi ông Roger Smith, phóng viên của kênh truyền hình Canada hỏi ông Hồ Cẩm Đào trong một cuộc họp báo ngày 9 tháng 9 về các học viên Pháp Luân Công, những người đã trưng bày các bức ảnh miêu tả cảnh bức hại và tra tấn, ông Hồ Cẩm Đào đã né tránh câu hỏi. Nhưng Thủ tướng Martin đã đáp lại: “Như tôi vừa đề cập,… Tôi thực sự đã đưa ra vấn đề Pháp Luân Công.” Ông cũng nói: “Chúng tôi tin rằng cả hai việc phát triển kinh tế và quản lý quốc gia tốt hơn không chỉ cần có sự công khai và minh bạch, mà còn cả sự thấu hiểu về tầm quan trọng của nhân quyền.

Ông Stephen Harper (2006-2015): Canada sẽ không im lặng về vấn đề nhân quyền

Thủ tướng Stephen Harper là một người ủng hộ Pháp Luân Công mạnh mẽ. Ông đã thành lập Phòng Tự do tôn giáo trong Bộ Ngoại Giao và Thương mại quốc tế vào ngày 19 tháng 2 năm 2013. Trong lời phát biểu của mình tại cuộc họp báo khai mạc văn phòng mới, ông Harper đã chỉ rõ cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc là một trong những mối quan ngại của chính phủ Canada.

Sau khi cô Trần Anh Hoa con gái của bà Hoàng Kim Linh, một công dân Calgary bị giam giữ ở Trung Quốc vào tháng 3 năm 2014 vì tu luyện Pháp Luân Công, bà đã liên lạc với văn phòng của Thủ tướng Harper trước khi ông đến thăm Trung Quốc. Sau đó vào ngày 20 tháng 11 năm 2014 bà Hoàng đã nhận được một cuộc gọi của Đại sứ quán Canada ở Trung Quốc, thông báo rằng Thủ tướng đã đề cập đến trường hợp của con gái bà khi ông gặp mặt các quan chức Trung Quốc.

Theo bà Hoàng, các nhân viên cho biết Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada đã cung cấp danh sách các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù cho ông Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Trong bài diễn văn tại cuộc họp báo vào năm 2013, ông Harper đã lên tiếng cho nhiều người ở Trung Quốc đã bị giam cầm vì niềm tin của mình, trong đó có các học viên Pháp Luân Công. “Đối diện với những tội ác và sự bất công này, Canada sẽ không im lặng.”

Công chúng Canada cũng chú ý sát sao đến các tội ác ở Trung Quốc. Theo những bức thư mà văn phòng Thủ tướng nhận được, trong suốt cuộc tổng tuyển cử vào năm 2005, cuộc bức hại Pháp Luân Công nằm trong số ba chủ đề được thảo luận nhiều nhất. Khi ấy có tới gần một triệu chữ ký kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp ở Trung Quốc đã được thu thập và chuyển tới văn phòng.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/10/-320263.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/11/154046.html

Đăng ngày 19-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share