Bài viết của Hoa Thanh, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 10-11-2015] “Bất cứ ai cũng cần phải có quyền tự do tín ngưỡng,” cô Sue Hirst nói khi dừng chân tại sự kiện của các học viên Pháp Luân Công gần khu phố Tàu ở Sydney, Úc vào ngày 7 tháng 11 năm 2015. Các học viên đã trưng bày biểu ngữ, áp phích, giảng chân tướng cuộc bức hại, và thu thập chữ ký phản đối nạn thu hoạch tạng sống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Sự kiện này được tổ chức trên đường York, mạn Công viên Wynyard ở trung tâm Sydney vào ngày 6 tháng 11, và gần khu phố Tàu vào ngày 17 tháng 11 năm 2015.
Ông Kris và bà Alistair rất sốc trước sự tàn bạo của cuộc bức hại qua những minh họa trên các tấm áp phích.
Ông Kris và bà Alistair đi ngang qua các tấm biểu ngữ cỡ lớn và tìm hiểu về cuộc bức hại. Ông Kris nói: “Thật khủng khiếp. Tôi rất sốc. Tại sao ở Trung Quốc lại không hề có nhân quyền và tự do tín ngưỡng? Tại sao cảnh sát Trung Quốc lại bắt giữ và bức hại những công dân tốt đến như vậy?” Ông tiếp tục nói rằng ông sẽ lên mạng internet để tìm hiểu thêm nữa, và sẽ truyền rộng tin tức này đến những người bạn của ông qua mạng xã hội Facebook. Cả ông Kris và bà Alistair đều ký tên thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại.
Nhân viên xã hội bật khóc khi biết đến cuộc bức hại tàn bạo
Cô Mariana Jankvic và bạn cô xem tấm áp phích có thông tin về cuộc bức hại. Mariana đã rất chấn động.
“Trời ơi! Điều gì đang xảy ra vậy? Đây là sự thực sao?” cô Mariana Jankvic, một nhân viên xã hội đến từ Slovakia thốt lên. Cô và bạn trai đi ngang qua các tấm biểu ngữ và đã dừng lại xem chúng. Cô đã rất sốc, cô chỉ vào bức ảnh một học viên đang bị sốc điện bằng dùi cui và nói: “Anh nhìn xem này, cô ấy bị tra tấn tàn bạo quá! Không thể tin nổi!”
Cô đọc thêm thông tin trên các tấm áp phích, và tìm hiểu Pháp Luân Công và cuộc bức hại của ĐCSTQ. Sau khi biết rằng vì các học viên chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành người tốt hơn mà bị ĐCSTQ đàn áp tàn bạo, cô đã rất xúc động và không cầm được nước mắt. Cô nói: “Tôi rất đau lòng. Họ (ĐCSTQ) đang giết hại chính người dân của họ. Tại sao vậy?”
Sinh viên Trung Quốc: Tôi sẽ giúp chấm dứt cuộc bức hại này
Anh Liệu Lý Quốc (bên phải) nói: “Tôi sẽ làm gì đó để giúp chấm dứt tội ác này!”
Liệu Lý Quốc, một sinh viên Trung Quốc đang theo học ngành Quản lý Máy tính tại Đại học Macquarie, cảm thấy rất đau lòng sau khi biết đến cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Anh kinh ngạc thốt lên: “Ôi! Thu hoạch tạng sống mà không gây mê. Thật kinh khủng. Sát hại một con vật cũng không dã man đến thế này! Tôi không thể tin nổi là con người lại bị tra tấn và giết hại tàn nhẫn đến như vậy.”
Trước khi rời đi, anh đã ký tên thỉnh nguyện và ủng hộ việc khởi kiện cựu lãnh đạo độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân. Anh nhấn mạnh rằng sẽ thông qua trang Facebook để thông tin đến bạn bè của anh ấy về cuộc bức hại này, và sẽ làm gì đó để giúp chấm dứt sự tàn bạo này.
Người qua đường: Họ thật can đảm. Họ sẽ kiện Giang thành công.
“Hai trăm nghìn học viên Pháp Luân Công khởi tố [Giang]? Họ thật dũng cảm. Họ sẽ thắng kiện. Giang đã phạm tội ác chống lại nhân loại. Kiện ông ta thôi chưa đủ. Tôi không biết cách thức trừng trị nào mới thích đáng với ông ta?!“ cô Sue Hirst, một người nói với một học viên tại sự kiện này ở khu phố Tàu vào ngày 7 tháng 11, sau khi biết đến cuộc bức hại và các vụ khởi tố Giang.
Cô Hirst (bên phải) và cô Renea ký tên thỉnh nguyện ủng hộ việc kiện Giang Trạch Dân
Rất nhiều người đi qua các tấm biểu ngữ vào buổi chiều ngày thứ Bảy. Một số người dừng lại tìm hiểu chân tướng. Một số tiến thêm một bước để ký đơn thỉnh nguyện phản đối nạn mổ cướp tạng sống và đơn ủng hộ việc kiện Giang Trạch Dân.
Cô Sue, và cô Renea, sinh viên đại học, đang xem các tấm biểu ngữ với thông tin về nạn thu hoạch tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Cô rất phẫn nộ nói: “Quá tàn nhẫn! Quá kinh khủng! Chúng tôi đã biết đôi điều, nhưng không biết tường tận về sự việc này.”
Cô tiếp tục nói: “Bất cứ ai cũng phải có quyền tự do tín ngưỡng và quyền trở thành người tốt. Con người là rất đáng trân quý. Ai cũng cần phải tôn trọng người khác. Tôi hy vọng rằng tôi có thể làm gì đó để giúp chấm dứt cuộc bức hại này.”
Cả cô Sue và Reanea đều ký tên thỉnh nguyện phản đối nạn thu hoạch tạng sống và ủng hộ phong trào kiện Gaing.
Bà Sarah Nimoelc nói khi đứng đợi xe buýt trước các tấm biểu ngữ rằng bà ủng hộ Pháp Luân Công và ký tên thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại.
Anh William Doclins xem các tấm áp phích một lúc lâu, và ký tên thỉnh nguyện. Anh nói: “Thu hoạch tạng sống thật là quá khủng khiếp! Kẻ độc tài họ Giang này phải bị đưa ra công lý!”
Cô Kirralee Hart (bên trái) cùng bạn là cô Rawla O (ở giữa) ký tên thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại. Cô Kirralee nói: “Cuộc bức hại tàn bạo đến vậy đã kéo dài suốt 16 năm qua. Quá khủng khiếp. Tôi sẽ truyền rộng thông tin này đến bạn bè của tôi. Phải chấm dứt cuộc bức hại này.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/8/318834.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/12/153635.html
Đăng ngày 24-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.