Bài viết của Hán Lê
[MINH HUỆ 26-6-2015] Thời Đông Hán có vị tên là Trọng, thời niên thiếu ông là đứa trẻ mồ côi đói khổ bần hàn phải cày ruộng nuôi thân, lúc rảnh rỗi ông hay đọc sách. Sau này ông được tiến cử làm “Giáo liêm” (người có phẩm hạnh thanh cao), làm tới chức huyện lệnh huyện Tân Đô. Sau khi nhậm chức huyện lệnh, ông cai quản rất công bằng, phổ cập giáo dục văn hóa, trong vòng ba năm huyện kế bên cũng quy phục ông, người dân huyện kế bên tự nguyện chuyển nhà tới huyện ông khiến số hộ dân tăng gấp mấy chục lần.
Khi ông Trọng vừa được thăng quan làm tới chức Thái thú quận “Trương Dịch” thì gặp ngay nạn đói, ông bèn mở kho, dùng vài chục nghìn đấu lương thực cứu tế nhân dân trăm họ. Viên tiểu lại sợ bị cấp trên khiển trách nên đã tranh biện với ông muốn trình tấu, bẩm báo lên trên. Ông Trọng nói: “Nếu đợi báo lên trên tức là vứt bỏ nhân dân, Thái thú ta cũng xin nguyện dùng thân này cứu bách tính.” Thế là ông cho mở kho lương thực, lấy ngũ cốc cứu đói. Hán Thuận Đế viết dụ khen ngợi ông. Nhờ vậy mà toàn quận đều được bảo toàn. Hơn một năm sau, quan phủ, bách tính đều có mùa màng bội thu, trên phạm vi toàn huyện không còn kẻ lừa lọc và kẻ trộm cắp.
Sau này, ông Trọng đảm nhận chức vụ hiệu úy Tây Khương (chức quan nơi biên thùy), biên thùy khâm phục uy tín của ông khiến cả huyện nhất tâm đồng lòng; tới biên cương ông khiến biên cương cũng phải tâm phục. Đây chính là uy lực có thể cảm hóa con người của người mang đức dày.
(Tài liệu tham khảo: “Số 616 Liệt chuyện Tuần Lại – quyển 76 Hậu Hán Thư”)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/6/26/311390.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/4/151880.html
Đăng ngày 13-10-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.