Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 28-8-2015] Tôi đã gặp hai học viên ở địa phương vào năm 2010, hai vợ chồng bà A và ông B ở độ tuổi 70. Họ sống với cháu trai còn đang học trung học. Cặp vợ chồng này không có thu nhập và cuộc sống của họ rất khó khăn. Bà A nói với tôi về nhiều khó khăn của mình và tôi muốn giúp đỡ.
Tôi bắt đầu hỗ tài chính cho họ vào năm 2011. Tôi đã chi hàng chục ngàn nhân dân tệ, mất nhiều thời gian và sức lực cho họ trong vòng ba năm. Tôi đã giúp họ chuyển chỗ ở, chu cấp đồ ăn, chi tiền học phí cho cháu của họ, trả tiền thuê nhà.
Tự tôi đã làm tất cả nhữngviệc này và không chia sẻ với các học viên khác trong vùng. Tôi không muốn các học viên khác mất thời gian của họ về việc này hoặc chỉ trích tôi vì đã giúp cặp vợ chồng già.
Tôi có thể an ủi bà A trong nhiều dịp. Làm việc đó không có gì khó vì tôi thấy, nếu tôi có thể giúp các học viên khác trong giai đoạn khó khăn này, mọi chuyện sẽ ổn.
Ông B có các triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng và đã phải nằm viện đến năm 2014. Bác sĩ nói rằng ông B bị suy tạng nghiêm trọng. Tôi phải chi 20.000 nhân dân tệ chi phí truyền máu cho ba ngày điều trị.
Điều đó cảnh báo với tôi rằng tôi có thể đã làm một số việc không chính. Tôi không tư cách quyết định ông B có nên nhập viện hay không. Ở xã hội người thường, nếu một người nghèo bị trọng bệnh, ông ta có thể không đủ tiền chạy chữa.
Nếu ông B không có tiền trả viện phí và nghĩ rằng sẽ không có ai cho ông tiền để điều trị, liệu ông có thực sự ở trong bệnh viện không? Tôi nhận ra rằng máu của người thường chứa rất nhiều nghiệp.Tôi tự hỏi cựu thế lực có lợi dụng việc truyền máu để truyền một số vật chất xấu cho ông không, và khi đó Sư phụ sẽ phải chịu đựng tất cả cho ông ấy.
Nếu ông không có tiền và không tới bệnh viện, ông ấy đã có thể tự mình vượt qua khổ nạn. Tôi tự hỏi rằng điều gì sẽ xảy ra nếu tín tâm của ông ấy bị dao động khi nhập viện và việc này có nghĩa gì đối với một người tu luyện đây.
Tôi đã hủy hoại ông ấy chăng? Tôi đã làm gì vậy?
Tôi đã chia sẻ với các học viên trong nhóm học Pháp tất cả những gì tôi đã làm trong những năm này, mà dường như bây giờ việc đó đã sai. Một học viên cao tuổi nói rằng gần đây ông đọc kinh văn của Sư phụ “Giảng Pháp tại Pháp Hội miền Đông Mỹ Quốc.” Trong kinh văn, Sư phụ đã giảng về vấn đề hỗ trợ tài chính và đồng tu đó đề nghị tôi đọc. Ngay khi về đến nhà tôi bắt đầu đọc và thấy đoạn này:
Câu hỏi: Đệ tử: Nếu trong thời gian dài tiếp nhận quà tặng có thiện ý của một đồng tu, thì phải chăng là đang mất vô hạn đức?
Sư phụ: Tôi nêu một ví dụ cho mọi người. Có một học viên gia đình đột nhiên xuất hiện khó khăn. Khó khăn này, đối với người tu luyện thì rất có thể là anh ta trước đây thiếu nợ như thế, trong quá trình tiêu [nghiệp] khiến cho anh ta phải chịu đựng như thế, nhưng thời gian sẽ không kéo dài lâu. Tôi giảng rằng có thể sẽ là như thế. Thế rồi, có học viên cảm thấy anh ta khó khăn như vậy: “Chúng ta cần phải giúp anh ta”. Làm sao giúp đây? Mọi người góp tiền, cho anh ta tiền, cung cấp cho gia đình anh ta sinh sống. Tốt thôi, như thế từ đó cá nhân ấy chẳng làm gì cả, ở nhà ngoài việc học Pháp ra thì chỉ ăn, uống, tiêu tiền của họ. Tiếp tục như thế, anh ta cũng không học Pháp nữa: “Các vị đem tiền tới nhé, tôi sẽ sinh sống như thế”. Mọi người nghĩ thử xem, chư vị từ bi, nhưng không thể đối đãi với những vấn đề này như thế được. Mỗi cá nhân đều có nạn của họ, mọi người có thể giúp đỡ anh ta xuất phát từ tâm từ bi, có thể giúp anh ta tìm việc làm hoặc tạm thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết và giải quyết một số vấn đề, nhưng tuyệt đối không thể làm như thế lâu dài được. Tôi an bài cho anh ta con đường ấy nhưng chư vị lại phá hỏng đi, và anh ta không cách nào tu luyện được nữa. Cuối cùng anh ta ngừng tu luyện. Anh ta cũng không đi tìm việc làm, cũng chưa giải quyết khó khăn, ngược lại còn có tiền dùng: “Các vị hàng tháng cứ cấp tiền cho tôi là được rồi”. Như thế, tôi nói rằng, các học viên ấy đang làm gì vậy?
Biếu tặng? Cái gì gọi là biếu tặng? Ai cho ai thứ gì đó, tại sao người nào đó mà chư vị không biết lại muốn cho chư vị? À, [vì chư vị] biết [ấy] đều là học viên, trong học viên với nhau thì có thể tùy tiện tặng những thứ quý giá cho nhau chăng? Vì sao vậy? Chư vị phải có lý do? [Ngay cả] nếu không phải là thứ quý báu, thì tại sao [họ] lại trường kỳ cung cấp mãi [những thứ ấy], vì sao vậy? Chư vị vì sao muốn nhận? [Chẳng phải là] tâm tham của chư vị không bỏ xuống được? Còn nguyên nhân nào nữa? Bản thân chư vị tại sao không tìm [những nguyên nhân ấy]? Như thế không được. Đại Pháp này của chúng ta không động đến tiền không động đến tài vật, không tồn trữ tiền không tồn trữ tài vật. Chư vị tới đây tu luyện, với mọi người ngồi tại đây, thì thậm chí một xu tôi cũng không đòi hỏi chư vị. Vì sao khi người khác muốn [biếu tặng] cho chư vị, bản thân chư vị không buông bỏ được? Ở đây tôi đặc biệt đề xuất một vấn đề: tất cả những người làm công tác cho Đại Pháp, hoặc những người làm việc cho Sư phụ, bất kể là vì nguyên nhân gì, chư vị tuyệt đối không được nhận bất cứ vật phẩm nào của học viên. [Những thứ] chuyển cho Sư phụ thì nhất định phải do Sư phụ tới xử lý, đừng tự tiện xử lý, giữ lại cho bản thân, thu giữ, trộm bóc mở thư tín và những thứ khác của Sư phụ.“
“Như thế, tôi nói rằng, các học viên ấy đang làm gì vậy?” Những lời của Sư phụ làm tôi thật sự bị sốc. Tôi cảm thấy choáng váng, áy náy không biết phải làm gì. Tôi quá hối hận vì những việc tôi đã làm, tới mức cảm thấy buồn nôn. Tôi đã không nói gì với gia đình mình, và cam chịu khổ nạn.
Tôi cân nhắc những việc mình nên làm. Tôi quyết định chính lại những sai sót của mình và ngay lập tức ngừng đưa tiền cho những học viên khác. Tất nhiên, tôi không trách cứ gì những học viên đó. Người tu luyện phải hướng nội. Những học viên là nạn nhân và tôi không thể trách cứ họ.
Tôi tự hỏi liệu mình có thể buông bỏ chấp trước người thường đối với các học viên khác và ngừng lo lắng về cuộc sống của họ không. Tôi quyết tâm rằng mình có thể làm được. Sư phụ bảo hộ tất cả các đệ tử Đại Pháp và họ sẽ vượt qua khổ nạn của mình.
Tôi đã đứng trên cơ điểm của người thường để xử lý các vấn đề mà người tu luyện gặp phải và do đó gây ra nhiều rắc rối cho mọi người. Tu luyện của tôi dừng lại ở mức bề mặt của người thường. Tôi đã quên mất uy lực mà Đại Pháp triển hiện trong không gian khác. Tôi thiếu chính niệm và thiếu tín Sư tín Pháp.
Tôi có hối tiếc về những gì mình đã làm không? Có. Sư phụ đã giảng Pháp về tất cả các khía cạnh, nhưng tôi đã ngộ được quá ít. Tôi thấy tiếc vì đã làm Sư phụ thất vọng.
Đệ tử Đại Pháp cần trợ Sư Chính Pháp. Thay vào đó, tôi đã gây thêm nhiều phiền toái cho Sư phụ vì tôi không minh bạch Pháp lý.
Tôi đã quyết tâm học Pháp. Tôi đã học tất cả những kinh sách nhiều nhất có thể. Tôi đã không ra khỏi nhà trừ khi có việc cần. Tôi hoàn toàn buông bỏ chấp trước lo lắng về các học viên. Tôi tĩnh tâm lại và hướng nội để không gây ra thêm khổ nạn cho các học viên.
Sau một thời gian, tôi tới nhà bà A vì một vấn đề. Bà ấy mỉm cười và trông khỏe mạnh. Trước đây bà ấy chỉ 34 kg. Giờ bà ăn đã ngon miệng hơn, bắt đầu ăn tốt hơn, và tăng cân thêm một chút.
Ông B cần được chăm sóc 24/24 sau khi được ra viện. Bà A không có thời gian để nấu ăn và chỉ ăn bánh bao hấp do một học viên mang đến trong khi bà bận chăm sóc chồng.
Một ngày chồng bà ấy đột ngột ngồi dậy trên giường và nói: “Bây giờ tôi khỏe rồi.” Ông cố gắng đi bộ. Chỗ sưng của ông ấy đã hoàn toàn biến mất, ông đã ngừng ho, có thể ăn, thở và đầu óc lại minh mẫn. Trước đây, điều này không bao giờ có thể xảy ra.
Mặc dù việc này có kết thúc thật tuyệt, tôi vẫn cảm thấy có chút cay đắng. Có vẻ như tôi đã không làm điều gì sai, nhưng thực ra tôi đã rất sai. Tôi buông bỏ ngay cảm xúc vào tự ngã của mình.
Tôi mất ba năm để cuối cùng ngộ ra được một Pháp lý: “Đại Pháp của chúng ta không động đến tiền, không động đến tài vật.” Đó là một bài học đắt giá. Bây giờ tôi có thể ngộ được nội hàm thâm sâu của Pháp mà không thể diễn tả bằng lời.
Khi ngừng lo lắng về cuộc sống của học viên khác, tôi thấy rằng mình có thể buông bỏ tư lợi và tâm tham lam. Khi tôi không còn lên kế hoạch mua gì cho các học viên khác, tôi thấy sợi dây thừng buộc trói tôi: cảm xúc của con người, tâm lo lắng, những quan niệm và chấp trước – cũng được cởi ra.
Cuối cùng tôi đã tự thoát ra khỏi một cái vỏ nặng nề của người thường và giờ cảm thấy rất nhẹ nhõm. Con thuyền nhỏ của tôi lướt đi ở tốc độ cao nhất với chính niệm, tín tâm, sự thuần tịnh, hướng tới con tàu vàng kim đã đợi từ lâu để đưa tôi về nhà.
Tu luyện là nghiêm túc phi thường, chúng ta phải đạt được tiêu chuẩn. Cách duy nhất là từ bỏ tất cả mọi thứ của người thường để có thể đạt được những thứ của Thần.
Tôi không thể diễn tả bằng lời lòng biết ơn của mình với Sư phụ, chỉ có thể bước đi thật tốt trên con đường tu luyện của mình trong tương lai.
Con xin cảm tạ Sư phụ đã chăm sóc con. Cảm ơn sự trợ giúp của các bạn đồng tu. Hợp thập!
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/9/7/152433.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/8/28/314708.html
Đăng ngày 13-10-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.