Bài viết của Minh Chân, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Bắc Kinh
[MINH HUỆ 06-04-2015] Tôi đã nhìn thấy Sư phụ trong mơ và kể cho mẹ tôi nghe về giấc mơ ấy khi chúng tôi đang cùng nhau ăn sáng. Trong mơ, tôi thấy mình bắt đầu khoe khoang với Sư phụ về những tiến bộ gần đây của mình: Con tu luyện tinh tấn hơn; Con dậy sớm để luyện các bài công pháp; Con đang học thuộc Pháp. Con cũng sản xuất nhiều tài liệu giảng chân tướng, v.v.
Sư phụ yêu cầu tôi cho Ngài xem những thứ mà tôi đã làm. Tôi bắt đầu lục tung mọi thứ trong nhà của mình để tìm các tài liệu, thiệp chúc mừng, và các vật phẩm khác mà tôi đã từng làm. Tuy nhiên, tôi chỉ tìm thấy được một ít. Sư phụ nhận xét: “Cũng không nhiều lắm đúng không?” Tôi đỏ mặt và bừng tỉnh khỏi giấc mơ.
Mẹ tôi cũng là một học viên Đại Pháp. Bà mỉm cười và nói: “Hãy thử nghĩ xem. Tại sao con lại có giấc mơ này?”
Dĩ nhiên tôi biết lý do tại sao. Kể từ đó, tâm tôi cảm thấy khó chịu.
Trừ mẹ tôi ra, tất cả các học viên khác trong nhóm học Pháp của tôi đều là các bạn đồng nghiệp của tôi. Tất cả chúng tôi cùng làm việc cho một công ty nước ngoài. Mặc dù, không ai trong số chúng tôi chuyên về công nghệ thông tin, nhưng chúng tôi lại có thể sử dụng máy tính thành thạo hơn nhiều học viên khác.
Một lần kia, khi tôi đề xuất một ý tưởng có liên quan đến công nghệ máy tính, nhóm học Pháp của chúng tôi đã tin tưởng giao phó công việc này cho tôi. Tôi cảm thấy rất sẵn sàng vì đây là phương diện tôi có năng lực và đây cũng là cơ hội tốt để tôi đóng góp cho Đại Pháp.
Tuy nhiên, tâm tôi thường dao động khi tôi phải dành quá nhiều thời gian vào việc gì. Tôi đã phàn nàn trong tâm: “Có vẻ như chỉ có mình là cứ mãi phải học các kỹ năng máy tính mới. Trong khi mình phải tự lần mò học cách sử dụng, còn các học viên khác chỉ biết ngồi chờ mình và hưởng sẵn thôi. Chẳng phải là tất cả chúng tôi đều bận rộn như nhau sao?“
Trước Tết Nguyên Đán, mẹ tôi hỏi tôi rằng: “Sao đến giờ này mà mấy tấm thiệp chúc mừng năm mới vẫn chưa được làm xong hả con? Không phải là con bảo rằng làm mấy cái này dễ lắm sao?”
Tôi lập tức nổi nóng và cãi lại: “Cho dù là không khó nhưng cũng cần phải mất thời gian để học cách làm! Mọi người không ai chịu học cách làm cả. Nói thì ai chẳng nói được!”
Mẹ tôi cũng trở nên mất kiên nhẫn. Bà nói rằng trạng thái của tôi không tốt, và rằng tôi thích hiển thị khả năng của mình. Bà nói tiếp: “Nếu con thấy việc này là không công bằng, vậy thì con đừng làm nữa. Tuy nhiên, con không nên đổ lỗi cho người khác”.
Tôi vừa nói vừa lau nước mắt: “Con làm việc này vì con muốn. Con chỉ không vui vì mọi người lười biếng và làm việc gì cũng không chắc chắn.”
Sau đó, tôi đã hướng nội và tự hỏi tại sao tôi cảm thấy bất công. Cuối cùng, tôi nhận ra rằng đó là do một mặt tôi đang tu luyện nhưng mặt khác tôi lại đang chấp trước vào những thứ người thường. Tôi đã nghĩ rằng, thật là bất công khi tôi không có thời gian để xử lý các công việc hằng ngày của mình, còn những học viên khác thì lại có.
Cảm giác cô đơn cũng là trở ngại đối với tôi. Từ khi còn nhỏ tới giờ, tôi luôn cảm thấy thích ở chốn đông vui. Thỉnh thoảng, tôi cảm thấy như đang sống ở trong chùa sau khi tôi tu luyện Đại Pháp. Tôi thường động tâm mỗi khi nhìn thấy những cảnh tiệc tùng náo nhiệt.
Sau khi tôi bắt đầu tham gia luyện công vào mỗi buổi sáng, thì mẹ tôi đột nhiên không luyện nữa. Trước kia, ngày nào bà cũng dậy để luyện công, nhưng bây giờ bà thường ngủ quá thời gian đó. Nó khiến tôi cảm thấy cô đơn.
Một vấn đề khác nữa là tâm tự mãn của tôi bị thổi phồng lên khi tôi làm các hạng mục Đại Pháp. Tôi thậm chí còn nghĩ rằng tôi có khả năng hơn những người khác vì tôi có thể học được các kỹ năng mới rất nhanh. Đối với một người, ranh giới giữa tính kiêu ngạo và tự tâm sinh ma thực sự rất mong manh. Đó là lý do tại sao Sư phụ đã trực tiếp chỉ ra những thiếu sót của tôi trong giấc mơ.
Trong giấc mơ, tôi chỉ có thể tìm ra vài thứ sau khi đã lục tung tất cả. Tôi đã chỉ làm được một chút việc ít ỏi nhờ vào trí huệ mà Đại Pháp đã ban cho tôi. Vậy thì tôi kiêu ngạo vì cái gì vậy?
Tôi lại hướng nội tiếp và nhìn thấy sự thiếu từ bi của mình. Nếu có một chấm đen trên một trang giấy trắng, thì điều tôi nhìn thấy chỉ là chấm đen ấy. Cho dù phần trắng trên tờ giấy chiếm nhiều hơn.
Tôi yêu cầu bản thân hướng nội nhiều hơn thay vì tập trung vào các vấn đề của các học viên khác. Người chân tu sẽ không kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo của tôi cho thấy rằng tầng thứ tu luyện của tôi rất thấp.
Sau khi ngộ ra những điều trên, tôi nhận ra rằng cách nghĩ trước đây của tôi là không đúng. Tôi thường nghĩ rằng các đồng tu đổ mọi việc lên đầu tôi còn họ thì chẳng làm gì cả. Tuy nhiên, sau khi loại bỏ các quan niệm cũ của bản thân, tôi nhận ra rằng những người khác đã bắt đầu làm các hạng mục cùng với tôi và không để tôi phải học các kỹ năng mới một mình.
Tôi nhận ra rằng trong suốt thời gian qua người có vấn đề chính là tôi!
Xin chỉ ra bất kỳ điều gì không phù hợp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/6/306958.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/4/11/149685.html
Đăng ngày 26-05-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.