Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Cam Túc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 14-02-2015] Một người đàn ông 53 tuổi từ quận Hội Ninh, tỉnh Cam Túc đã bị bắt vào cuối tháng 09 năm 2014 sau ba năm sống lang bạt để tránh bị cảnh sát sách nhiễu. Chính quyền không cho ông có đại diện pháp lý, ông đã bị kết án sáu năm tù vào tháng 02 năm nay mà gia đình không hề biết. Vợ ông mới được thả chỉ một vài tháng trước sau khi mãn hạn ba năm tù. Cuộc sống gia đình của hai vợ chồng đã bị tan vỡ vì cuộc đàn áp Pháp Luân Công do Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động. Ông Trần Trọng Hiên và vợ, bà Hàn Tú Phương, đã thu được rất nhiều lợi ích từ môn tu luyện ôn hòa, họ không bao giờ né tránh việc giảng cho mọi người rằng ĐCSTQ đã sai khi đàn áp môn tập.
Việc nhất quyết không từ bỏ tu luyện đã khiến họ bị cảnh sát bắt giam nhiều lần. Vì ông Trần từng có hai nhiệm kỳ làm cảnh sát trưởng tại địa phương, nên ông đã trở thành mục tiêu đàn áp sau khi ĐCSTQ phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc vào năm 1999.
Ông đã bị đuổi việc vì không chịu từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Sau đó, ông liên tục bị sách nhiễu, đe dọa và giám sát. Sau khi ông và vợ mình bị bắt cùng ngày 24 tháng 09 năm 2011, ông đã tìm cách trốn thoát khỏi đồn cảnh sát, nhưng vợ ông sau đó đã bị kết án ba năm tù.
Đồn cảnh sát đã cử một lực lượng đặc nhiệm để săn lùng ông Trần và phát lệnh truy nã trên toàn quốc. Ông đã phải sống lang bạt để tránh bị cảnh sát sách nhiễu và chỉ bị bắt lại sau ba năm.
Lần bị bắt giữ gần đây nhất của ông Trần
Sau khi cảnh sát phát hiện ra nơi tạm trú của ông Trần vào ngày 19 tháng 09 năm 2014, hơn 20 cảnh sát và nhân viên từ Đội An ninh Nội địa thành phố Bạch Ngân, các đồn cảnh sát và ủy ban nhân dân đã đột kích vào căn hộ của ông.
Phàn Phong Đào, trưởng Đội An ninh Nội địa thành phố Bạch Ngân cùng các cảnh sát khác đã bao vây tòa nhà nơi ông Trần sống. Cảnh sát canh giữ ở các thang máy trên cả sáu tầng, trong khi những cảnh sát đợi bên ngoài tòa nhà.
Bốn học viên Pháp Luân Công – ông Trần Trọng Hiên, Liêu An An, Dương Văn Tú và Lý Xảo Liên – lúc đó ở bên ngoài căn hộ. Sử dụng khóa lấy từ chủ tòa nhà, cảnh sát đã đột nhập được vào phòng của ông.
Cảnh sát khống chế các học viên sau đó đá và đánh đập họ. Không xuất trình thẻ ngành hay lệnh khám, họ lục soát căn phòng và tịch thu máy tính, máy in và các vật dụng cá nhân khác.
Ông Trần bị còng tay ra sau lưng và đưa đi.
Sáu ngày sau, gia đình ông Trần cuối cùng cũng biết về những gì đã xảy ra. Khi họ đến Trại tạm giam để mang cho ông một số nhu yếu phẩm hàng ngày, các nhân viên ở đó nói không có tù nhân nào như vậy.
Gia đình ông Trần phải liên tục tới lui trại tạm giam và các đồn cảnh sát khác nhau để tìm ông, nhưng không ai cho họ câu trả lời.
Họ không thể biết được ông ở đâu cho đến tận tháng 10. Một cảnh sát nói đó là vì ông Trần đã không khai tên của mình khi bị thẩm vấn.
Trên thực tế, cảnh sát biết ông là ai: Khi học viên Pháp Luân Công Lý Á từ quận Hoa Đình bị thẩm vấn, cảnh sát đã cho cô xem ảnh của ông Trần lưu trong điện thoại di động và hỏi cô: “Người này họ Trần, một cảnh sát, Cô biết ông ta không?”
Luật sư không được phép nhận vụ án
Ngày 15 tháng 01 năm 2015, gia đình của ông Trần và một luật sư từ Bắc Kinh đã đến trại tạm giam thành phố Bạch Ngân để gặp ông, nhưng giám thị đã không cho phép họ gặp ông. Anh ta nói với họ rằng các luật sư từ các thành phố khác không được phép tiếp nhận các vụ án của địa phương.
Sau đó, gia đình ông Trần đã hỏi xem một luật sư địa phương có thể tiếp nhận vụ án không. Người giám thị nói rằng có lẽ cơ quan “liên quan” sẽ chấp thuận, mặc dù anh ta không đề cập tới cơ quan đó là cơ quan nào. Anh ta cũng nói: “Chỉ có luật sư do tòa án chỉ định được phép gặp các tù nhân.”
Chỉ sau khi gia đình ông Trần liên tục hỏi xem cơ quan nào có quyền ra quyết định thì người giám thị mới bảo họ tới văn phòng tòa án.
Thực ra, có lần luật sư từ Bắc Kinh đã tới trại tạm giam để gặp ông Trần rồi. Người giám thị nói với ông rằng Hiệp hội Luật sư không cho phép các luật sư từ Bắc Kinh tiếp nhận các vụ án tại địa phương. Khi luật sư liên hệ với Hiệp hội Luật sư để xác nhận, họ trả lời rằng họ chưa từng biết quy định nào như vậy. Sau đó, các cảnh sát từ Phòng 610 địa phương đã nói rằng người giám thị có vai trò quyết định cuối cùng.
Luật sư đã quay lại gặp người giám thị, nhưng anh ta vẫn không chịu cho ông một câu trả lời rõ ràng, chỉ dẫn duy nhất là “hãy tiếp tục cố gặp để nhận được sự chấp thuận của cơ quan liên quan.”
Trong khi đó, các quan chức từ Tòa án thành phố Bạch Ngân đã liên hệ với văn phòng của luật sư tại Bắc Kinh và cảnh cáo họ không được phép đụng tới vụ của ông Trần Trọng Hiên.
Bị bí mật kết án sáu năm tù
Vụ bắt giữ ông Trần Trọng Hiên được phê chuẩn vào ngày 23 tháng 10 năm 2014, nhưng gia đình ông chưa từng nhận được thông báo nào về việc bắt giam. Họ đã đến hỏi Phàn Phong Đào, trưởng Đội An ninh Nội địa tại địa phương, người đã tuyên bố rằng thư xác nhận đã được gửi tới nhà. Gia đình ông Trần cũng đã đến hỏi các nhân viên tại Viện kiểm sát địa phương, nhưng họ nói: “Chúng tôi chưa từng bắt giữ ông ấy.”
Ông Trần đã bị kết án sáu năm tù vào ngày 06 tháng 02 năm 2015. Hai ngày sau khi gia đình ông biết về việc kết án, họ đã đến hỏi lý do tại sao họ không được thông báo. Một nhân viên họ Cao không trả lời mà còn lôi họ ra khỏi tòa nhà.
Cả gia đình bị bức hại
Hơn 15 năm qua, cả gia đình ông Trần Trọng Hiên đã bị bức hại vì đức tin kiên định của mình vào Pháp Luân Công. Vợ của ông, bà Hàn Tú Phương cùng hai em gái là Trần Khiết và Trần Thục Nhàn đều bị bắt giữ, cầm tù và tra tấn.
Em gái ông, bà Trần Thục Mai và em rể Lưu Hải Học buộc phải rời nhà vài năm sau khi nhà họ bị lục soát. Ông Lưu Hải Học đã bị bắt giam vào tháng trước.
Mẹ già 90 tuổi của họ đã bị suy sụp. Bà ngã bệnh và phải nhập viện.
Báo cáo liên quan về những bức hại mà ông Trần Trọng Hiên phải chịu:
Phòng 610 Hội Ninh muốn kết án các học viên tại tỉnh Cam Túc nặng hơn sau khi họ kháng cáo
Thông tin liên hệ của những kẻ bức hại:
Phàn Phong Đào, giám đốc Cục cảnh sát quận Bạch Ngân
Cơ quan: +86-943-6623885; Di động: +86-13639309806
Phê duyệt bắt giữ, Viện kiểm sát quận Bạch Ngân
Cơ quan: +86- 8236327, +86-8205523
Trưởng bộ phận: +86-943-8250361
Tòa án thành phố Bạch Ngân:
Triệu Hoàn: +86-18919439189
Quách Kim Bảo: +86-18919439006
Triệu Vĩnh Kỳ: +86-18919439009
Trương Thủ Phương: +86-18919439000
Ngô Học Lương: +86-18919439008
Trương Lương: +86-18919439035
Đội thanh tra, Tòa án quận Bạch Ngân:
Đông Lê Minh: +86-18919439096
Tào Thành Bỉnh: +86-18919439017
Trương Nhị: +86-18919439018
Ngụy Tiểu Trung: +86-18919439081
Tòa án hình sự:
Vương Minh Liên: +86-18919439168
Ngưu Thải Phong: +86-18919439175
Lý Phục Minh: +86-18919439060
Đằng Văn Tường: +86-18919439066
Dương Chí Vũ: +86-18919439191
Trương Thiệu Bằng: +86-18919439181
Hồ Kinh Ba: +86-18919439070
Bộ phận lập hồ sơ:
Mã Chí Bình: +86-18919439098
Triệu Huệ Bình: +86-18919439195
Thường Tự Trì: +86-18919439100
Lý Tác Phong: +86-18919439102
Lưu Lâm Tuyền: +86-18919439103
Ngụy Kiến Quốc: +86-18919439099
Lưu Đạo Triển: +86-18919439125
Bộ phận kiến nghị, Viện kiểm sát quận Bạch Ngân:
Đậu Thương Bích, giám đốc: +86-943 8268811
Dương Đình Đức, trưởng bộ phận: +86-943 8268811
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/2/14/304585.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/2/24/149088.html
Đăng ngày 16-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.