Bài viết của một học viên người phương Tây

[MINH HUỆ 18-12-2014] Một giáo sư đại học người Tây phương có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và là một “chuyên gia về Trung Quốc”, gần đây đã được phỏng vấn trên đài phát thanh quốc gia và đưa ra một số lời phát biểu vu khống Pháp Luân Công .

Điều này đã dẫn đến một cuộc thảo luận giữa các học viên, họ đã đề nghị các phương pháp giải quyết khác nhau: một số học viên muốn liên lạc với ông ấy, còn một số học viên khác nói rằng đối với ông ấy đã không còn hy vọng và không muốn gặp ông ấy, v.v…

Sau khi một học viên viết email cho vị giáo sư đó nói về một số thứ cao siêu, những người khác lo lắng rằng, điều này có thể làm tổn hại đến danh tiếng của Đại Pháp, tiếp thêm cho ông ấy “đạn dược” để sử dụng chống lại chúng ta, và cản trở thêm khả năng hiểu chân tướng của ông ấy.

Khi tôi đang nghe những thảo luận đó, một số đoạn Pháp hiện lên trong tâm trí đã giúp tôi đối đãi lại với rất ít quan niệm người thường. Sau khi chia sẻ với các học viên địa phương, tôi nghĩ rằng hiểu biết của tôi có thể đáng được chia sẻ thêm nữa.

Đối đãi với các vấn đề như cơ hội

Sư phụ giảng:

“Ở đâu xuất hiện vấn đề, ở đó cần chư vị đến giảng rõ chân tướng, đến cứu độ.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2002)

Đây là một cơ hội tuyệt vời để giảng chân tướng cho những người trong đài phát thanh, những người nghe đài, ví dụ, bằng cách cho họ phỏng vấn chúng ta. Đây là một cơ hội quý giá mà chúng ta nên nắm bắt!

Sư phụ giảng:

“Chư vị bình thường muốn tìm gặp người ta để giảng chân tướng mà dường như không có lý do, bình thường vô cớ tìm người ta thì có thể người ta không muốn gặp chư vị; can nhiễu chẳng phải đúng là để chư vị có cơ hội tiếp xúc? Chư vị chẳng phải đi giảng chân tướng là gì? Các đệ tử Đại Pháp ngoài việc tu luyện bản thân ra, thì trách nhiệm lớn nhất của chư vị chính là cần phải cứu độ chúng sinh. Việc đó mà không làm thì có được không? Không làm tốt thì có được không? Vậy nên không được coi tất cả những vấn đề xuất hiện đều là can nhiễu đến việc chính của chư vị, can nhiễu đến bản thân học Pháp, can nhiễu đến việc bản thân [chư vị] giảng chân tướng. Không phải như vậy; [khi] xuất hiện vấn đề là cơ hội giảng chân tướng.” (Giảng Pháp tại Canada 2006)

Can nhiễu từ các không gian khác

Vị giáo sư này đã tham gia vu khống Pháp Luân Công hơn một thập kỷ qua, mặc dù ông đã được tiếp xúc nhiều với các học viên không ngừng cố gắng giảng chân tướng cho ông. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta nên ngừng cố gắng giúp ông ấy bằng lòng tốt và sự từ bi từ phía chúng ta.

Tuy nhiên, ông ấy không được phép gây tổn hại đến tương lai của nhiều chúng sinh khác. Điều này không có nghĩa là phải dùng đến hành động cực đoan để trả thù. Chúng ta phải luôn tự hành xử như đệ tử Đại Pháp và hành động một cách đường đường chính chính.

Sư phụ giảng:

“Chính niệm chính hành

Tinh tấn bất đình

Trừ loạn Pháp quỷ

Thiện đãi chúng sinh” (Chính Thần, Hồng Ngâm II)

Cũng cần phải thanh trừ hoàn toàn can nhiễu từ các không gian khác, đó là lý do trước tiên khiến vị giáo sư này đã có thể nói ra được một từ về Pháp Luân Công trong cuộc phỏng vấn và chỗ mà chúng ta còn thiếu sót.

Sư phụ giảng:

“Khống chế đại não của một người thường thật là việc quá dễ dàng. Nó có thể khống chế rất nhiều người đến tìm vị này để coi bệnh, rất nhiều [người] đến. Được lắm, bên này vị ấy đang trị bệnh, bên kia con động vật chỉ thị phóng viên báo chí đăng bài tuyên truyền. Nó khống chế người thường làm những việc như thế” (Phụ thể, Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Tôi hiểu rằng tà linh ĐCSTQ quả thực là một loại phụ thể và những gì chúng ta làm để giúp mọi người thoái ĐCSTQ đang thực sự đem lại cho họ một cơ hội để thoát khỏi con phụ thể đó.

Phối hợp

Đây là cơ hội cho tất cả chúng ta hướng nội và xem xét từng suy nghĩ và ý niệm của mình.

Đó cũng là thời điểm tuyệt vời để chúng ta hợp tác với nhau thay vì đổ lỗi cho nhau.

Như Sư phụ giảng:

“Hãy chú ý: khi vấn đề xuất hiện thì không cần tìm trách nhiệm, hãy nhìn vào tự mình làm như thế nào. Cũng không cần truy ra ai đã viết, hãy nhận bài giáo huấn này, từ nay hãy chú ý.” (Điều chỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Chúng ta cần phải từ bi chỉ ra cho các đồng tu khi chúng ta thấy một vấn đề nào đó. Nếu chúng ta nói chuyện với mọi người ở mức quá cao, nó có thể phản tác dụng và thậm chí còn gây thiệt hại. Chúng ta cũng có thể phát hiện ra rằng có một thiếu sót chung giữa chúng ta là nguyên nhân của thái độ này, khiến cho các học viên khó đề cao hơn.

Sư phụ giảng:

“Nhưng tôi cũng nghĩ [về những học viên mà], một khi xuất hiện những vấn đề này, liền không nghĩ đến tình huống tu luyện của bản thân mình, chỉ nghĩ đến cá nhân này có gì không tốt, vị ấy là người ra sao; chứ lúc ấy không thử nghĩ xem, vì sao trong đệ tử Đại Pháp xuất hiện người như vậy, phát sinh loại sự việc như thế? Họ chẳng phải chính là nhắm vào những người đó mà đến sao? Nhắm vào những cái tâm con người kia mà đến? Nhất định là như vậy. Trong tu luyện không có việc gì là vô duyên vô cớ cả. Khi trong chúng ta xuất hiện trạng thái không đúng đắn và hành vi của người không tốt, thì là nhắm vào nhân tâm mà đến. Chúng ta không thừa nhận an bài của cựu thế lực; hễ làm không tốt liền sẽ bị dùi vào sơ hở; có lẽ ở phương diện này cần nhắm thẳng như thế thì mới xuất hiện. Một khi sự việc loại này xuất hiện, mọi người đều sốt ruột: ‘Sao lại khiến đệ tử Đại Pháp mất mặt như thế, xuất hiện những người như thế?’ Nhưng mọi người đều chưa thử nghĩ xem: ‘Bản thân chúng ta chẳng phải ở phương diện nào đó chưa đúng sao?’ Thực ra [nếu] bản thân quả thực đã minh bạch rồi, thực hiện ngay chính rồi, [thì] những người đó, những biểu hiện đó đã không có rồi; là vì trong các đệ tử Đại Pháp sẽ không xuất hiện bất kể sự việc vô duyên vô cớ nào, cũng không cho phép; ai cũng không dám.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2009])

Những suy nghĩ của tôi ở đây là cảm nhận chung, không phải nói về cuộc thảo luận gần đây của chúng tôi.

Xin từ bi chỉ ra bất cứ điều gì chưa ở trong Pháp.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/18/147359.html

Đăng ngày 22-01-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share