Bài viết của một học viên ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc
[MINH HUỆ 21-09-2014] Lời ban biên tập: Cuộc bức hại Pháp Luân Công trên phạm vi toàn quốc đã lôi kéo nhiều người dân Trung Quốc ở khắp các lĩnh vực tham gia vào hệ thống bức hại, bao gồm các trại lao động, nhà tù, trung tâm giam giữ, đồn cảnh sát, và nhiều hơn nữa. Nhưng các học viên vẫn kiên trì giảng chân tướng cho họ. Nhiều người đã biết được hậu quả của việc bức hại tà ác này dưới hình thức nghiệp báo và đã quyết định thôi không tham gia vào cuộc bức hại. Tác giả muốn chia sẻ với chúng ta vài câu chuyện có thực mà mình đã được chứng kiến.
“Tôi thực sự không hiểu tại sao họ lại đưa những người tốt vào đây.”
Một đội trưởng tại trại lao động một đêm đã đến phòng giam của chúng tôi khi tôi đang bị giam ở đó. Ông ta như nổi điên khi tất cả các học viên trong phòng giam cùng tuyên bố rằng những cam kết từ bỏ tu luyện mà họ bị buộc phải viết dưới áp lực đều vô giá trị.
Tôi nói với ông ta: “Các học viên bị giam ở đây chỉ bởi vì họ kiên định vào đức tin của mình, và cố gắng để trở thành những người tốt theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Họ không vi phạm pháp luật, vậy họ phạm phải tội gì vậy? Các học viên Pháp Luân Công đều đối xử tốt và chân thành với tất cả mọi người. Pháp môn tu luyện này mang lại những lợi ích to lớn cho xã hội.
“Tuy nhiên, nhà tù đã dạy gì cho các phạm nhân? Bạo lực. Các ông buộc mọi người đứng theo tư thế quân đội, chạy quanh sân, hay đứng dưới ánh mặt trời như thiêu như đốt trong thời gian dài. Các ông ra lệnh cho những tù nhân đánh đập và tra tấn các học viên chỉ bởi vì họ nói ‘Chúc mừng sinh nhật Sư phụ Lý Hồng Chí.’
“Vài tù nhân đã phải quay trở lại trại lao động hơn chục lần, tại sao các ông không thể làm cho họ tốt lên? Là bởi vì các ông không thuyết phục họ bằng các nguyên tắc đúng đắn. Các ông không đối xử tử tế với họ, do đó các ông không thể làm cho họ trở thành người tốt được. Các ông đã vi phạm pháp luật trong khi đang thực thi pháp luật.”
Ông ta trầm tư một lúc rồi nói: “Cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đối xử với các anh là sai lầm.” Một lính canh khác nói: “Tôi thực sự không hiểu tại sao họ lại đưa những người tốt vào đây.”
Tù nhân thôi không bức hại các học viên nữa
Một phạm nhân bị tù vì tội ăn cắp ở cùng phòng giam với tôi được lệnh phải tra tấn các học viên. Tôi thấy cần phải nói chuyện với cậu ấy, khi thấy cậu ấy sắp được tự do. Tôi nghĩ rằng nếu cậu ấy cứ làm những việc xấu, thì không những cậu ấy tự làm hại chính mình mà còn làm hại cho cả gia đình và xã hội nữa.
Do đó, tôi đã nói với cậu ấy: “Cậu chỉ mới có 21 tuổi, nhưng đã dị bắt vào đây hai lần rồi. Đã bao giờ cậu nghĩ về cha mẹ cậu buồn và thất vọng như thế nào vì cậu không, cha mẹ cậu đã phải nhọc nhằn, vất vả thế nào để nuôi cậu khôn lớn. Sau khi được ra khỏi đây, hãy cố dựa vào bản thân mình mà kiếm sống nhé. Cha mẹ cậu mong cậu trở về nhà sớm và lập gia đình.
“Tôi dám chắc rằng họ đang muốn làm ông bà nội, có cháu bồng bế. Đừng làm họ thất vọng nữa. Đừng tham gia tra tấn, đánh đập các học viên nữa, nếu không, cậu sẽ phải nhận nghiệp báo đấy. Hãy nói với người thân và bạn bè mình rằng Pháp Luân Đại Pháp (hay Pháp Luân Công) là tốt. Chân – Thiện – Nhẫn là tốt.”
Cuối cùng cậu ấy nói: “Cháu đã gặp rất nhiều các học viên Pháp Luân Công, và họ đều là người tốt cả. Các lính canh bắt cháu phải đánh họ, nếu cháu không làm, thì họ sẽ tra tấn cháu. Cháu sẽ không phạm tội ác này nữa. Sau khi được về nhà, cháu sẽ không ăn cắp và làm các việc sai tr áinữa.”
Một cán bộ Ủy ban Chính trị và Pháp luật: “Trung Cộng thật tà ác”
Năm 2001, tôi bị đưa vào một trung tâm tẩy não trong khi đang làm các công việc đồng áng. Tôi đã hỏi các cán bộ trông coi ở đó: “Mỗi lần các anh tới nhà tôi hay tới đồng ruộng của tôi, các anh đều thấy tôi đang làm việc. Tôi không vi phạm pháp luật, vậy tại sao các anh lại bắt tôi vào đây?” Tất cả bọn họ đều im lặng.
Vào buổi chiều, họ thay phiên nhau ‘nói chuyện” với tôi. Người đứng đầu Phòng An ninh Nội địa địa phương hỏi tôi có nhuộm tóc không, và tại sao trông chúng lại đen nhánh vậy. Tôi nói với anh ấy rằng: “Đó là nhờ tôi nhận được lợi ích từ việc tu luyện Pháp Luân Công, và đó cũng là lý do tại sao chúng tôi nói với mọi người rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt.”
Anh ấy sờ vào mái tóc mình và nói: “Tóc tôi rất khô, và tôi thường xuyên bị đau đầu.” Tôi đáp: “Tôi lo cho những người mà vẫn chưa minh bạch chân tướng về Pháp Luân Công và vẫn làm các việc bức hại các học viên. Tôi hy vọng rằng các anh sẽ thôi không làm các việc như vậy nữa, và hy vọng rằng anh và gia đình anh sẽ có được cuộc sống bình an.” Anh ấy mỉm cười.
Một đội trưởng và vài nhân viên nữa đến để nói chuyện với tôi. Tôi nói với họ: “Một cựu cục trưởng công an đã không muốn nghe khi tôi giảng chân tướng Pháp Luân Công cho ông ta. Cả hai con trai ông ta đều bị chết. Có rất nhiều trường hợp những người tham gia vào việc bức hại Pháp Luân Công đã phải nhận quả báo.
“Tôi nghĩ rằng các anh phải hiểu rõ điều này. Pháp Luân Đại Pháp là Phật Pháp! Bất kỳ kẻ nào bức hại Pháp Luân Công đều là phạm tội.” Người đội trưởng cười lớn khi tôi kết thúc. Anh ấy nói: “Chúng tôi không tẩy não được anh. Mà ngược lại, lại bị anh tẩy não. Chúng tôi sẽ không bắt các anh [các học viên Pháp Luân Công] nữa.”
Một người làm việc trong Ủy ban Chính trị và Pháp luật địa phương muốn kết bạn với tôi. Một lần ông ấy nói với tôi: “Ở cơ quan tôi, nội bộ đấu đá với nhau. ĐCSTQ thật tà ác, nếu có ai đứng lên lật đổ chúng, tôi sẽ tham gia.”
Tôi nói với ông rằng các học viên chỉ giúp người dân thoái khỏi ĐCSTQ để lựa chọn cho mình một tương lai tươi sáng.
Ông nói với tôi: “Hãy bảo trọng. Tôi sẽ không giúp được gì nhiều nếu anh lại bị bắt.” Và nói thêm rằng ông cũng đã nhận được lệnh phải tiếp tục tiến hành thêm các phiên tẩy não, nhưng ông đã từ chối hợp tác.
Trung tâm tẩy não địa phương hiện đã bị giải tán.
Một lính canh từ chối làm việc trong trại lao động
Tôi gặp một lính canh dạy chính trị tại một trại lao động. Một hôm anh ấy hỏi tôi: “Sư phụ các anh nói rằng tất cả lính canh chúng tôi đều là tiểu qủy dưới địa ngục chuyển sinh. Anh nghĩ sao về điều này?”
Tôi suy nghĩ một lúc và đáp: “Sư phụ tôi cũng đã nói nhiều lần rằng Ngài tới đây để cứu độ mọi người. Ngài tới là vì chúng sinh! Anh là lính canh, đây là nghề nghiệp của anh. Nhưng anh cũng là một con người. Chừng nào anh không bức hại các học viên Pháp Luân Công, thì anh cũng là một chúng sinh cần được cứu độ. Một số lính canh làm theo lệnh và bức hại các học viên Pháp Luân Công. Họ đã làm rất nhiều việc xấu, trợ ác vi ngược, đương nhiên là tiểu quỷ từ địa ngục. Nếu họ không hối cải, họ sẽ phải nhận nghiệp báo, và hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.”
Từ đó về sau, anh ấy không còn giảng về chính trị và luật pháp trong các bài giảng của mình. Anh ấy sau đó đã từ chối thôi không làm việc trong trại lao động nữa.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/9/21/297993p.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/9/146306.html
Đăng ngày 22-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản