Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Mỹ

[MINH HUỆ 27-10-2013]

Tôi đắc Pháp vào năm 2009 khi về nước thăm người thân. Thấy được thân thể đã bị bệnh lâu năm của cha tôi giờ trở nên rất khỏe mạnh, mẹ tôi không biết chữ mà lại có thể đọc tất cả các kinh văn của Sư Phụ không sai một chữ, nên tôi cũng bắt đầu đọc “Chuyển Pháp Luân”. Sau khi đắc Pháp không lâu, tôi bắt đầu tham gia vào hồng lưu phản bức hại, chứng thực Pháp, thành lập điểm sản xuất tư liệu, làm tư liệu, phát tư liệu, cùng với các học viên lâu năm trợ Sư Chính Pháp.

Lúc đó vừa đúng thời gian mà kinh văn Giảng Pháp tại pháp hội New York năm 2010 được công bố. Sư phụ có giảng:

“Mọi người biết chăng, vì sao từ sau khi bức hại là rất ít tiến vào làm đệ tử Đại Pháp? Vì cựu thế lực đã khoá cứng lại rồi, không phải có tình huống đặc thù, không có yêu cầu đặc biệt của tôi, thì sẽ không vào được đâu, vì cái lý của cựu thế lực là khảo nghiệm đã đến lúc cuối rồi, thời kỳ khốc liệt nhất đã qua rồi.”

Khi đang đọc đoạn Pháp này thì tâm tình của tôi vô cùng kích động, bởi vì có vinh dự là trong thời kỳ Chính Pháp mà trở thành đệ tử Đại Pháp, tôi hạ quyết tâm nhất định phải tu bản thân thật tốt, theo kịp tiến trình Chính Pháp của Sư phụ.

Quyết tâm làm công tác truyền thông khi trở lại nước Mỹ

Nửa cuối năm 2010, vì lý do visa, tôi phải rời khỏi Trung Quốc. Lúc sắp đi thì có một vị điều phối viên ở địa phương bảo tôi rằng, về đến nước Mỹ thì nên làm công tác truyền thông, số đệ tử Đại Pháp ở nước ngoài rất ít, nên họ rất cần người. Tình hình của tôi là hết sức thích hợp, không có vấn đề gì về thân phận, không có gia đình vướng víu, ở tại nước Mỹ thời gian rất lâu rồi, thông thạo các việc rồi, do vậy nhất định phải làm hạng mục của chúng ta, đi tìm Đại Kỷ Nguyên. Lúc đó tôi đã trịnh trọng nhận lời gửi gắm của đồng tu.

Nhìn lại bản thân, tôi có loại năng lực gì trong người thường mà có thể sử dụng cho Đại Pháp? Rất xấu hổ là hiện tại không có, tầm thường đến mức không thể tầm thường hơn, có thì cũng chỉ là quyết tâm kiên định tu luyện. Khi đang định đến Đại Kỷ Nguyên làm marketing thì tài khoản ngân hàng chỉ còn đủ sống trong nửa năm, nếu không mời được quảng cáo thì cũng không có thu nhập. Nghĩ đến Pháp mà Sư phụ giảng và lời gửi gắm của đồng tu, tôi không hề do dự, chỉ có một niệm đơn giản: Làm việc chứng thực Pháp, thì Sư phụ sẽ không để tôi phải bị đói. Tôi giảm mức chi phí sinh hoạt của bản thân đến mức tối thiểu, kiên quyết đến Đại Kỷ Nguyên. Kết quả là đến tháng thứ 5 thì tôi nhận được hơn 1,000 đô-la tiền phần trăm quảng cáo.

Hơn một năm trước, do nhu cầu phát triển của Đại Kỷ Nguyên mà tôi được điều sang làm công tác hậu cần. Lúc đó tâm thái của tôi là chỉ cần Đại Kỷ Nguyên cần, tôi làm gì cũng được, chỉ nghĩ đến việc phải chủ động phối hợp. Ở tòa soạn thì vị trí này giống như một đầu mối then chốt, làm không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến một loạt các khâu tiếp sau, có thể nói là rất trọng yếu; đồng thời đây lại là một công việc ma luyện người ta rất mạnh, cần dụng tâm, cẩn thận, nhẫn nại. Còn cần chịu đựng được chỉ trích phê bình, nhẫn chịu được oan uổng, chịu được sự cô đơn. Những việc phải làm đều rất nhỏ nhặt, hỗn tạp, tốn thời gian công sức, không những cần xem xét yêu cầu về đủ các phương diện mà còn phải quản lý nghiêm ngặt. Có khâu nào mà không chú ý đến, đều có thể xuất hiện sơ xuất. Dùng cách nói của người thường thì là “càng mệt càng tốt”. Lúc đó, tôi thực sự cảm thấy mình phải chịu nhiều oan uổng ủy khuất.

Vì đắc Pháp muộn, nên tu luyện Chính Pháp và tu luyện cá nhân kết hợp lại làm một. Trong quá trình này vừa phải theo kịp tiến trình Chính Pháp lại phải lo tu luyện cá nhân cho tốt, do vậy thực sự tu luyện bản thân một cách vững chắc là sau khi đến làm công tác ở Đại Kỷ Nguyên. Có thể nói quá trình bù đắp cho bộ phận tu luyện cá nhân là bắt đầu ở đây. Mặc dù tôi biết là bản thân phải trải qua quá trình thực tiễn thiết thực thực tu bản thân, nhưng tôi chưa được trải qua ma luyện đầy đủ trong thực tiễn, vẫn là bị các quan các nạn trong thực tiễn đụng cho suýt ngã nhào.

Tu bỏ tâm không muốn người khác phê bình, không thể chịu oan uổng

Trong người thường, tôi vốn là người luôn kiêu ngạo, không để ai nói mình, yêu cầu đối với bản thân là có thể chịu được mệt mỏi nhưng không thể chịu oan. Trong quá trình nhiều lần vượt quan, trong nhiều lần bóc tách vứt bỏ cái thứ vật chất này, tôi luôn cắn răng chịu đựng, không dễ dàng bị thất bại về mặt lời nói, nhưng không phải là thực sự căn bản đề cao dựa trên Pháp lý. Càng sợ bị oan thì cái vật chất kia càng dễ bị đụng chạm tới, thông thường là chưa kịp ổn định tâm trạng thì vết thương trong lòng lại bị đánh vào một cách trầm trọng. Các quan về tâm tính luôn tới tấp đến, mỗi ngày phải chịu đến 6, 7 lần. Khi tôi chịu ủy khuất thì trên bề mặt không tranh biện gì mấy, nhưng trong tâm lại là trời long núi lở, dần dà trong tâm hình thành một khối vật chất rất lớn, mỗi ngày mang theo cái tâm này lại còn phải đáp ứng công việc bề bộn hàng ngày, tôi cảm thấy toàn thân như bị dìm xuống. Cái cảm giác bất lực ấy khiến cho tôi muốn chạy trốn một cách bản năng. Tôi nói với Sư phụ: “Con không giỏi điều phối, không có năng lực trong người thường, ngộ tính không tốt, tu nhẫn không tốt, tu thiện lại càng không tốt, con không được vững như kim cương, con thật sự là làm không được rồi.”

Sư phụ thấy tôi đang không ngộ, bèn từ bi điểm hóa cho tôi. Một hôm vào sáng sớm trước khi luyện công, Sư phụ đã đưa câu Pháp “Cự nạn chí bất di” vào trong đầu tôi, lúc đó chỉ là cảm thấy thân thể hơi có chút chấn động, chưa định thần trở lại, lúc đó toàn bộ cơ thể tôi bị tê một chút. Lần thứ 2 Sư phụ lại đưa câu Pháp này vào đầu tôi, lúc đó tôi chỉ là nghĩ rằng đây không phải là một câu trong “Hồng Ngâm 3” sao? Lần thứ 3, khi Sư phụ lại đưa câu “Cự nạn chí bất di” vào đầu tôi, lần này tôi thực sự minh bạch rằng là điểm hóa cho tôi, tôi không kìm lòng được niệm câu Pháp này một lần, dường như ngay lập tức minh bạch. Lúc đó nước mắt trào ra, tôi nói: “Sư phụ, con sai rồi, bản thân con có phải có nạn lớn gì đâu, lý của tu luyện là phản lại, là đệ tử không ngộ, ôm giữ chấp trước không bỏ, ở trong cái lý, trong niệm của con người mà không muốn bước ra.” Ngộ được một chút này, đả tọa một lần xong thì cảm thấy nhẹ nhàng.

Trong Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ 7, Sư phụ giảng:

“Đặc biệt là người tu luyện, trong quá trình tu luyện, tại các tầng khác nhau [đã] thiết lập cho chư vị một chút nạn; đó đều là nghiệp lực của bản thân chư vị, là nạn của bản thân chư vị; giúp chư vị bày xếp tại các tầng khác nhau để chư vị đề cao. Chư vị chỉ cần đề cao tâm tính, thì có thể vượt qua được.”

Quay đầu nhìn lại sự tu luyện của bản thân trong khoảng thời gian đó, học Pháp luyện công vẫn luôn kiên trì, không dám buông lơi, vì sao lại không đề cao được? Sư phụ đã giảng cho chúng ta trong Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore:

“Chúng ta thường thường khi gặp phải bất cứ sự việc gì thì đều hướng ngoại nhìn, các vị vì sao đối xử như thế với tôi?”

Trong tâm có một lọai cảm giác bất công, không nghĩ về bản thân, đây chính là một chướng ngại chí mạng, chướng ngại lớn nhất của tất cả sinh mệnh.” Hàng ngày đều đọc Chuyển Pháp Luân, nhưng gặp phải việc gì cũng đều hướng ngoại tìm theo thói quen, đứng tại góc độ vị tư dùng cái lý của con người mà đo lường đúng sai, xét xem có công bằng hay không. Kì thực là vẫn chưa thực tu, chỉ là duy trì một dạng hình thức trên bề mặt, chưa hề thực sự tu bản thân mình một cách thiết thực. Hướng nội tìm vẫn toàn là có bảo lưu, toàn là có điều kiện. Có lúc tìm ra nhưng cũng không thể triệt để tu bỏ đi. Khi chấp trước đang phản ánh xuất ra, lại không dùng được chính niệm người tu luyện mà ức chế nó.

Thời gian hiện tại là dùng để cứu người, tôi cần theo kịp tiến trình tu luyện Chính Pháp. Do vậy tôi in ra kinh văn “Chân tu” của Sư phụ dán lên bức tường đối diện tôi, luôn luôn nhắc nhở bản thân cần chân tu. Hàng ngày thì các quan vẫn có, qua một giai đoạn thời gian trong tâm lại cảm thấy lấp đầy một khối vật chất gì đó, bị người khác chỉ trích từng trận từng trận thì lại cảm thấy oan muốn chết. Nhưng lần này tôi thanh tỉnh hơn, tôi nhận rõ ra rằng đó không phải là cảm giác của chân ngã, mà là cảm giác của cái tôi giả do nghiệp lực hình thành. Cái tôi chân chính của tôi là muốn hoàn thành thệ ước của bản thân, làm việc gì cũng là kiến lập uy đức, có ma nạn đang tiêu nghiệp, sao lại có cảm giác oan ức chứ. Tôi phát chính niệm nhắm vào nó, không ngừng thanh trừ nó, Sư phụ lại giúp tôi lấy đi rất nhiều vật chất bất hảo.

Một hôm, có một vị đồng nghiệp nói nặng lời với tôi, khiến tôi lúng túng. Lúc đó tôi không bị động tâm lắm, chỉ là cảm thấy có thứ gì đó đập vào da tôi rồi bật trở lại. Khi về đến chỗ ngồi thì tôi có thể cười, ha ha, mình đã đề cao rồi.

Tìm ra tâm tật đố giấu kín, tâm vì danh

Tôi đã từng cho rằng bản thân mình không có tâm tật đố và tâm cầu danh. Bởi vì so với các đồng tu xung quanh, thì năng lực trong người thường của tôi chỉ là ở trình độ của học sinh tiểu học, căn bản là không ở cùng trình độ với mọi người, không có cái vốn gì thì lấy gì mà đòi tật đố? Trong Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ 7, Sư phụ giảng:

“không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả.”

Tôi đã từng vinh hạnh rằng vấn đề của tôi trên phương diện này không lớn, không có vấn đề này. Còn về tâm vì danh, lại càng không có. Trải qua đủ các loại sự việc từ xưa, khi còn là người thường thì cũng đã xem nhẹ danh lợi rồi. Cá tính thì cũng là thích làm việc một cách lặng lẽ. Sau khi đắc Pháp, cảm thấy cái vị trí nhóm lửa nấu cơm của tiểu hòa thượng rất thích hợp với tôi, do vậy rất tình nguyện làm một tiểu hòa thượng nhóm lửa nấu cơm. Trên sự thực căn bản không phải là tôi nghĩ như vậy, hai cái tâm này là biểu hiện ra trên một phương thức khác.

Từ trước đến nay chúng ta đều đang đột phá thành tích, sau Pháp hội New York, mọi người càng cảm thấy cấp bách hơn, Tổng bộ yêu cầu chúng ta cuối năm đạt đến doanh thu 1 triệu đô-la một tháng. Quảng cáo nhiều lên, việc marketing càng bận hơn, áp lực càng lớn. Thiết kế cũng bận hơn, dường như trước 12 giờ thì đèn văn phòng vẫn sáng, có thể nói mỗi người đều đang phó xuất một cách phi thường. Mỗi buổi chiều mùng 1 đầu tháng chúng tôi đều có hội nghị, mỗi lần họp, hai đội marketing và bán hàng đều cùng nhau chia sẻ gian khổ, cảm tạ lẫn nhau vì sự phó xuất và cố gắng, người lãnh đạo cũng biểu dương mọi người rằng đã gian khổ về phương diện này, phương diện khác, khích lệ mọi người, cảm tạ mọi người đã lí giải và viên dung lẫn nhau. Có một hôm tôi đột nhiên phát hiện, sao không có ai nói với tôi một câu là cô cũng vất vả rồi, chẳng lẽ tôi không vất vả sao? Trong tâm một luồng oan khí lại thăng lên, lên xuống cuồn cuộn. Mỗi ngày tôi đều đến văn phòng sớm, đêm thì 9, 10 giờ mới về, không có cuối tuần, chỉ có mỗi tuần ra ngoài phát báo chí cho thông gió. Tôi không những gian khổ, mà cả tâm cũng khổ nữa, trong tâm căm phẫn tức tối. Lần này trong đầu tôi có hai “tôi” đang tranh cãi, một cái nói là cô đang động tâm tức là sai rồi, tìm xem là tâm gì. Một cái nói, tôi cũng không có đòi hỏi gì, chỉ là muốn công bằng một chút thôi, lẽ nào tôi không phó xuất?

Trong tâm quay cuồng một lúc xong, bình tĩnh lại nghĩ một chút vì sao lại tức giận, là do cho rằng bản thân bị đối xử bất công, làm bao nhiêu như vậy mà lại không được khẳng định, ở đây có tâm cầu danh. Sư phụ nói:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi lập tức hiểu ra đây là tâm tật đố, tôi nổi giận mất rồi, cảm thấy bất công mất rồi. Trước đây có đồng tu nói căn nguyên của tức giận là tâm tật đố, tôi không đồng ý. Lần này tôi nghĩ cẩn thận rằng, lúc đó sỡ dĩ sinh ra cái oán khí ấy là bởi vì tật đố rằng phó xuất của người khác là được khẳng định, mà mình thì không. Đào sâu hơn một chút thì trong tâm tật đố có đủ cả danh, lợi, tình, sắc, nóng giận, đúng là rất nhiều căn nguyên của tâm không tốt. Sư phụ nói: “không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả.” Tôi phải đắc chính quả, do vậy nhất định phải tu bỏ đi. Tôi không được lại cho rằng bản thân không có tâm tật đố nữa, may là tôi đã nhận rõ ra nó, tôi sẽ luôn nhắc nhở bản thân tu bỏ nó đi.

Vứt bỏ tự ngã, viên dung chỉnh thể

Công việc của tôi có áp lực thời gian, phải hoàn thành trong thời gian quy định thì mới không ảnh hưởng đến các khâu tiếp theo. Nhưng trong công tác là liên quan đến rất nhiều chỗ mà mọi người cần phối hợp. Thực sự tôi đã bỏ ra rất nhiều công sức, sắp xếp ổn thỏa mỗi việc sớm hơn dự định, để dư ra một ít thời gian đề phòng có việc đột xuất. Tôi thấy rằng phương pháp này của mình rất chu toàn, sắp xếp có trình tự, hơn nữa không dễ xuất hiện sai sót.

Nhưng thực tế công tác lại không theo như tôi định làm. Cá nhân tôi phải đối diện với rất nhiều người, mỗi người một việc nhỏ gộp lại ở phía tôi là cả một đống việc. Những gì tôi đã thu xếp ổn thỏa cả rồi lại cứ bị làm rối lên, lãng phí thời gian và sức lực là một chuyện, thông thường trong những lúc giờ chót, chân tay luống cuống mà phải xử lý một đống biến cố, kết quả là vì bận quá mà liên tục mắc sai lầm, cuối cùng mâu thuẫn đều tập trung ở phía tôi.

Có một giai đoạn trong tâm luôn cảm thấy khổ, có một cục oán không thể xua đi được. Oán người khác không tuân thủ thời gian, không tuân thủ quy định— thời hạn nộp bài của mỗi ngày đã ghi rõ rành rành rồi mà lại nhìn mà không thấy. Oán đối phương không biết đặt mình vào vị trí người khác mà xem xét, lại cứ luôn nhấn mạnh vào lý do của bản thân, toàn nói qua loa hời hợt một câu “tôi bận rồi” hoặc “tôi đang bận việc khác rồi”, ngang nhiên bỏ qua, không coi để ý đến áp lực thời gian của công việc của tôi, thật đúng là tự tư. Oán Đại Kỷ Nguyên không có chế độ quản lý hành chính v. V. Đây đúng là phương cố thủ vào bản thân một cách mạnh mẽ, toàn là nghĩ vì sao các vị không thể phối hợp một chút? Tôi muốn làm tốt, nhưng toàn là không được như ý, nghĩ đến những thứ này thì trong tâm liền bực tức, lại một lần nữa thấy rằng khả năng chịu đựng đã đến giới hạn rồi.

Trong Giảng pháp tại pháp hội quốc tế Washington DC, Sư phụ đã giảng rằng:

“Hướng nội tìm là Pháp bảo.”

Khi bản thân đã ý thức được là có vấn đề rồi, nhất định phải tìm ra vấn đề là gì. Bản thân việc thu xếp để xong sớm một số việc là không sai, nhưng xuất phát điểm để làm như vậy là gì? Đào sâu hơn một chút, tôi phát hiện nguyên gốc là vì muốn mọi người phải đến phối hợp với mình, nghe theo sự sắp xếp của mình. Trong Giảng pháp tại Pháp hội New York năm 2010, Sư phụ đã bảo chúng ta rằng:

“…mà là khi phối hợp bản thân chư vị động ý niệm gì, trong phối hợp làm việc thì làm thế nào, đó mới là quá trình tu luyện.”

Tôi biết rằng niệm mà bản thân mình nghĩ là sai rồi, việc điều phối là không nên ngồi một chỗ đợi người khác đến phối hợp với mình, phối hợp với yêu cầu của mình, nghe theo sắp xếp của mình, mà là phải đứng tại góc độ vị tha mà xét vấn đề. Đột nhiên nhớ ra rằng có một vị đồng tu đã nói với tôi một câu: “Cô nên biến cái chữ ‘tôi’ kia trở nên nhỏ nhất có thể.” Tôi biết ở đây là đã đụng đến chấp trước căn bản của tôi: ‘tôi quá tự ngã’, trong lòng tôi luôn bám cứng vào những sự việc mà tôi nhận định. Trong Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010, Sư phụ còn nói:

“Khi gặp khó khăn, khi giải không ra việc nào đó, đều là nghĩ xem có biện pháp nào không. Kỳ thực, chính là dựa vào Đại Pháp mà thực tu, không có đường tắt.”

Thực tu là cần đề cao tâm tính, chuyển biến quan niệm của con người, dùng Pháp của Sư phụ, lý của tu luyện để ước thúc bản thân. Điều đầu tiên tôi yêu cầu bản thân phải cải biến chính là chủ động phối hợp với mọi người. Tôi quan sát đặc điểm của mỗi người, phương thức làm việc, đối với những người khác nhau thì dùng những phương pháp phối hợp khác nhau: đối với một số người nhắc trước là được, đối với một số người nhiều lần nhắc, đối với một số người cần không ngừng đốc thúc; đối với những người không có ý thức về sự gấp gáp của thời gian thì không những cần đốc thúc mà còn phải nghĩ thay cho họ, chuẩn bị về những sự việc mình có thể nghĩ đến được. Đối mặt với đủ các loại yêu cầu mà mọi người đề ra cần hết sức nỗ lực làm cho tốt. Khi tôi từng chút từng chút vứt bỏ tự ngã, thử làm như vậy, thì trong quá trình làm việc sẽ thấy rõ hơn rằng các đồng tu đang phó xuất một cách phi thường, đang đảm đương và chịu đựng áp lực. Tôi không chú ý đến cái sai hay đúng trên bề mặt của sự việc nữa, mà là cố gắng đứng tại góc độ của người khác mà xét vấn đề, lại càng phải nghĩ đến chuyện có lợi cho chỉnh thể hay không. Tôi phát hiện mỗi lần tôi có thể lùi dù chỉ một bước nhỏ, thì đều có thể cảm thấy việc trước mắt rộng mở hơn, có thể thấy được nhiều hơn về chỉnh thể và toàn cục.

Vứt bỏ tự ngã, viên dung chỉnh thể, là điều mà Sư phụ muốn. Tôi rất vui vì bản thân có thể ngộ đến điểm này, không ngừng tu chính bản thân. Lúc đó, mỗi lần tôi có một chút đề cao thì bên tai lại nghe được tiếng nhạc luyện công, tôi biết Sư phụ đang khích lệ tôi.

Lòng khoan dung rộng lượng.

Tùy theo sự tiến triển của tiến trình Chính Pháp, yêu cầu cũng ngày càng cao, tôi có thể cảm thấy bản thân đang được đẩy về phía trước. Khi ngộ tính vừa mới khá lên một chút, đề cao một chút, lập tức lại có yêu cầu mới. Chỉ là tốc độ đề cao không theo kịp yêu cầu.

Tôi làm việc tương đối nghiêm túc, chỉ cần hợp ý là sẽ hết sức làm cho tốt. Nhưng thường hay phát hiện rằng khi làm một việc thì sẽ có vài lựa chọn, nếu muốn chọn làm cho tốt thì sẽ sinh ra rất nhiều khâu nhỏ, kết quả là thông thường không phải là một việc mà là một đống việc, mà những việc này lại là đan xen vào những thời gian trống giữa những việc chủ yếu của tôi. Lúc đầu giao thêm việc cho tôi thì tôi vẫn còn có thể chủ động phối hợp, bởi vì biết rằng chúng ta không đủ nhân lực. Thêm việc nữa thì thấy rằng công việc của người điều phối không hề dễ dàng, trong công tác tôi có khá nhiều việc phải điều phối, có thể hiểu được cái khó của điều phối, phải đứng đặt mình vào vị trí người khác để suy xét mà gánh vác công việc. Nhiều lần như vậy là sẽ đến giới hạn chịu đựng, sẽ kháng cự lại một cách bản năng. Lý do là, năng lực của tôi chỉ lớn như vậy thôi, chưa thể làm hết được tốt, vì biết làm chưa tốt, nên không thể đáp ứng .

Một quãng thời gian trước đây lại giao cho tôi thêm một công việc thường xuyên, hơn nữa ngày nào cũng phải làm. Lúc đó phản ứng của tôi là kháng cự lại, nhưng bề mặt là kháng cự, thực tế trong tâm lại là đang cố gắng hết sức, cảm thấy bản thân không nên như vậy, cảm giác có gì không ổn, tôi nghĩ có thể là do mặt minh bạch của mình đang khởi tác dụng.

Tôi và một vị đồng tu đã giao lưu về sự việc này, cô ấy nói chúng ta là học viên đắc Pháp muộn, khi các đồng tu lâu năm đang ở thời kỳ đầu bước ra chứng thực Pháp phản bức hại cứu độ chúng sinh, thì chúng ta đang làm gì? Đang sống những ngày tháng của người thường, hiện giờ không lẽ chúng ta không nên làm nhiều hơn một chút sao? Chúng ta đã từng nghĩ chưa, đây có thể là đường tu luyện mà chúng ta cần đi, người khác cần 10 năm, chúng ta cần 5 năm. Tất cả đều là Sư phụ an bài. “Tu tại tự kỉ, công tại Sư phụ.” “Tâm tính cao bao nhiêu, công cao bấy nhiêu” (Chuyển Pháp Luân). Chỉ cần tôi muốn làm, Sư phụ sẽ cho tôi trí huệ, thì sẽ nhất định làm được. Các đồng tu bên cạnh cũng thức tỉnh tôi, nói rằng tôi nên rộng lượng hơn chút nữa.

Cảm tạ giao lưu của các đồng tu vì một lần nữa đã thấy được sự tu luyện không vững chắc và những yếu kém của tôi. Tôi lập chức điều chỉnh bản thân, làm tiếp các công việc kia, kỳ thực những việc này tôi đã từng làm trong người thường rồi, không hề lạ lẫm gì, cái khó mà chưa tưởng tượng ra thì chỉ là phải phó xuất nhiều hơn một chút. Lúc đầu chúng ta đạt được khoảng trên dưới 10 vạn, đến giờ chúng ta đang nỗ lực hướng đến 1 triệu. Công việc này lại là mình tôi làm, lại nhiều thời gian như vậy, đó là đã cho tôi một cơ hội để không ngừng mở rộng tấm lòng mình, kì thực đây cũng là một quá trình thực tu bản thân. Như đồng tu đã nói được ở vị trí này cũng là một đặc ân cho tôi, cần cảm tạ Sư tôn đã lựa chọn tôi.

Trong khi tôi làm các việc chuẩn bị để chỉnh thể chúng tôi đạt đến mục tiêu 1 triệu một tháng, thì mục tiêu đạt mức vốn luân chuyển vài trăm triệu lại được đặt ra trước mắt hai cơ quan truyền thông lớn của chúng ta. Tiến trình Chính Pháp rất nhanh, tôi nhất định phải đề ra những yêu cầu cao hơn cho bản thân mình. Một hôm tôi đột nhiên ngộ ra, nếu tất cả những kĩ năng mà tôi được trang bị đều được Đại Pháp sử dụng, thì đó là vinh diệu cho sinh mệnh của tôi.

Lời kết

Nhìn lại con đường tu luyện mà bản thân đã đi qua, tôi rất hạnh phúc vì bản thân có thể làm công tác và tu luyện trong hạng mục Chính Pháp, cảm tạ sự giúp đỡ của các đồng tu xung quanh, tôi đã được chỉnh thể này giúp đỡ và ít bị đi sang đường vòng. Đặc biệt là hơn một năm nay, tôi và Đại Kỷ Nguyên đã cùng nhau trưởng thành. Từ trước đến nay tôi vẫn luôn nhìn nhận rằng bản thân mình thiếu trí huệ, năng lực các phương diện đều không đầy đủ, chẳng gánh vác được trách nhiệm gì. Thuận theo việc tu luyện đề cao, tôi phát hiện đều là do tự tư, cầu an dật và sự thoái thác không muốn gánh vác. Hiện tại tôi đã chuyển biến quan niệm này, bởi vì tôi có Sư phụ, bởi vì Đại Pháp khai mở trí huệ cho tôi, chỉ cần tín Pháp tín Sư thì không gì là không thể.

Đây là lần đầu tiên tôi tổng kết lại 5 năm tu luyện trở lại đây, tôi không dám nói rằng đã có thể nhận thức được ý nghĩa chân chính của tu luyện từ trên căn bản của sinh mệnh. Bởi vì biết rõ rằng một số chấp trước căn bản của bản thân vẫn chưa bỏ hoàn toàn, không thể đường đường chính chính như một đệ tử chân tu, làm được đến là hoàn toàn tu, khiến Sư Phụ phải lo lắng nhiều.

Trên con đường tu luyện có niềm vui, có thống khổ, có ủy khuất, có hối hận cũng có mãn nguyện. Một con đường khó khăn trắc trở, tôi rèn luyện rèn luyện, qua được một quan lại có quan nữa, mỗi một quan đều chưa qua được một cách triệt để. Nhưng trong tu luyện, từng chút từng chút đều là con đường mà tôi đi qua. Cũng là quá trình thực tiễn và lý giải về Pháp của tôi ở tại tầng thứ của mình.

Cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn mọi người!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/27/在媒体工作中修炼的体会-281801.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2013/11/1/142983.html

Đăng ngày 11-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share