Bài viết của một học viên Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 06-10-2013] Học viên A được mọi người xung quanh biết đến là một người tốt bụng. Anh là một người con, một người cha, người chồng tốt. Người dân trong vùng thường tìm tới anh để nhờ giúp đỡ. Vào mùa xuân năm 2013, anh đã bị bắt và đưa đến trại tạm giam vì đã giảng chân tướng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Vợ của học viên A, cũng là một học viên, đã đến đồn cảnh sát, trại tạm giam và các cơ quan pháp luật khác để yêu cầu thả người vô điều kiện, nhưng không có kết quả. Nhóm học Pháp địa phương chúng tôi đã quyết định xin chữ ký thỉnh nguyện từ người dân trong vùng và gửi đến các cơ quan chức năng để giải cứu học viên A.
Mọi người tham gia hạng mục này đều làm một cách rất nghiêm túc, vì vậy kết quả cũng đạt được như mong muốn, hầu hết người dân được hỏi đều ký tên. Tuy nhiên, cựu thế lực đã can nhiễu. Chính quyền huyện đã ra lệnh cho chính quyền thị trấn và làng phải tìm tất cả những người đã ký tên thỉnh nguyện và bắt họ ký hối hận thư lăng mạ Đại Pháp. Lúc đó một số học viên đã có tâm lo sợ.
Học viên B đã nói với những người mà anh thu thập chữ ký: “Nếu có người hỏi bạn ai yêu cầu ký tên thỉnh nguyện, bạn có thể nói đó chỉ là một người qua đường.” Học viên C và D đã cùng nhau thu thập chữ ký, học viên C nói với học viên D hãy báo cho mọi người biết chính quyền đang điều tra cuộc thỉnh nguyện vì bản thân học viên C không dám nói ra điều đó. Học viên D liền chỉ ra: “Nếu anh bảo tôi nói, thì uy đức cứu người của anh sẽ cấp hết cho tôi đấy.” Học viên C lúc đó mới tỉnh ngộ.
Trong khi chấp trước sợ hãi của một vài học viên nổi lên trong thời gian này, những người khác lại làm rất tốt. Học viên F có chính niệm mạnh và không hề sợ hãi. Cô nói: “Chúng ta – các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang làm điều chân chính nhất thế gian này, trong tâm của chúng ta trước sau luôn có Pháp của Sư phụ.” Sư phụ đã giảng trong “Phạ xá” – Hồng Ngâm II:
“Nễ hữu phạ, tha tựu trảo.
Niệm nhất chính, ác tựu khỏa
Tu luyện nhân, trang trữ Pháp
Phát chính niệm, lạn quỷ tạc
Thần tại thế, chứng thực Pháp”
Những học viên không có chấp trước sợ hãi không bị mê hoặc bởi những giả tướng của người thường. Những học viên này không tìm đến những người đã ký tên để bảo họ phải đối đáp thế nào khi chính quyền hỏi, và cuối cùng đã không có chuyện gì xảy đến với họ, vì cái thiện cuối cùng sẽ chiến thắng cái ác.
Căn cứ vào tình huống nói trên, tôi muốn chia sẻ về ba điểm. Xin hãy chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.
1. Tu bỏ tâm sợ hãi
Hầu hết các học viên đều có tâm sợ hãi ở các mức độ khác nhau, và điều này cần được loại bỏ trong quá trình tu luyện. Tuy nhiên, có những học viên chỉ muốn được lợi từ Đại Pháp mà không muốn phó xuất. Họ biết Đại Pháp là tốt, nhưng lại hành động như người thường khi chạm đến lợi ích của họ. Cách làm này là chân tu hay giả tu? Họ đang tu luyện cho ai vậy? Chúng ta cần lý trí và chịu trách nhiệm về hoàn cảnh của mình, trong mọi thời khắc đều dùng Pháp để đo lường hành động của mình như thế chúng ta sẽ không phạm sai lầm.
2. Nếu xuất phát điểm của chúng ta là chính, tà ác sẽ run sợ
Học viên F luôn có Pháp của Sư phụ trong tâm:
“Kiên tu Đại Pháp tâm bất động
Đề cao tầng thứ thị căn bản
Khảo nghiệm diện tiền kiến chân tính
Công thành viên mãn Phật Đạo Thần”
(Kiến chân tính – Hồng Ngâm II)
Khi xuất phát điểm của một học viên là chính, Sư phụ sẽ gia trì năng lượng cho họ. Chẳng phải chính niệm là điều Sư phụ yêu cầu chúng ta phải có sao? Một khi chính niệm khởi xuất, Sư phụ sẽ ngay lập tức thanh trừ can nhiễu của tà ác.
3. Chủ động phối hợp để giải cứu các đồng tu
Người điều phối địa phương chúng tôi yêu cầu mọi người chia sẻ suy nghĩ của mình, để chúng tôi có thể tăng hiệu quả giải cứu đồng tu và giảng thanh chân tướng về cuộc bức hại. Tuy nhiên, không có ai phát biểu. Sau khi người điều phối nói ra suy nghĩ của anh ấy, một vài học viên không muốn hợp tác đã dùng Pháp của Sư phụ để tìm cớ cho bản thân. Họ cũng không thể đưa ra đề xuất có tính xây dựng. Người điều phối cảm thấy rằng nỗ lực giải cứu không thể trì hoãn lâu hơn nữa và yêu cầu mọi người trong nhóm tham gia vào cuộc thỉnh nguyện. Khi các viên chức của Trung Cộng tìm cách bức hại học viên và những người ký tên thỉnh nguyện, một vài học viên bắt đầu trách người điều phối đã không thận trọng.
Mọi hạng mục giảng thanh chân tướng mà chúng ta tham gia đều có yếu tố tu luyện trong đó, và cựu thế lực luôn theo dõi sát chúng ta. Nếu chúng ta không hành xử dựa trên Pháp, cựu thế lực có thể dễ dàng can nhiễu và gây thiệt hại. Các đồng tu có tâm oán giận với người điều phối, liệu chúng ta đã nhìn vấn đề từ góc độ của người điều phối chưa? Tại sao chúng ta lại im lặng và không sẵn lòng phối hợp ngay từ đầu? Một nỗ lực giải cứu đòi hỏi sự phối hợp và hợp tác từ mọi người. Trong quá trình đó, những mâu thuẫn và xung đột tâm tính có thể xuất hiện. Tuy nhiên, nếu chúng ta không tập trung vào lợi ích cá nhân và cái tôi, mà tập trung vào mục tiêu giải cứu đồng tu, thì chúng ta có thể buông bỏ tâm ích kỉ và phối hợp với người điều phối để bổ sung những phần còn thiếu sót. Chúng ta sẽ tạo thành chỉnh thể, và tà ác sẽ không thể can nhiễu. Như vậy chúng ta có thể thực hiện được điều Sư phụ muốn.
Một vài học viên đã tu luyện trong thời gian dài, nhưng có vẻ thờ ơ khi nói đến việc chứng thực Pháp. Họ là những “người cầu an” và không tham gia hay tranh cãi bất cứ điều gì. Một vài người trong số họ biết họ nên chứng thực Pháp, nhưng trì hoãn cho đến khi lợi ích cá nhân bị ảnh hưởng.
Sư phụ đã giảng trong “Phật tính vô lậu” – Tinh Tấn Yếu Chỉ:
“Từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã.”
Chính Pháp đã đến giai đoạn cuối, chúng ta nên thanh tỉnh. Sư phụ cũng giảng:
“Chúng sinh khoái khoái tỉnh
Trung Nguyên thiết hãm tịnh
Đô thị vi Pháp lai
Hà cố lý bất thanh”
(Thần tỉnh – Hồng Ngâm II)
Chúng ta cần luôn nhắc nhở bản thân rằng mình vẫn đang tu luyện.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/6/从征签联名按手印救人所想到的-280694.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/11/6/143054.html
Đăng ngày 17-12-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.