[MINH HUỆ 23-08-2013] Khi tôi còn trẻ, tôi được học truyện ngụ ngôn “Diệp Công Hảo Long” (Diệp Công thích Rồng) và đã hiểu được hàm nghĩa thâm sâu của truyện. Diệp Công biểu hiện ra là một người vô cùng yêu thích rồng, cho dù trong sinh hoạt hay giao thiệp thì trạng thái này đều biểu hiện xuất lai, điều đó đã khiến rồng thật ở trên trời cảm động, và rồng thật đã đặc biệt hạ giới đến bái kiến ông. Khi Diệp Công nhìn thấy rồng thật, ông đã sợ đến mức phải bỏ chạy. Trên thực tế, những gì Diệp Công thích không phải là rồng, chỉ là hình tượng của rồng. Truyện ngụ ngôn này mỉa mai về những người hay khoác lác về những gì mà người đó không thực sự biết.

Sau khi tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, tôi thường ngẫm nghĩ về câu chuyện này và tự hỏi bản thân: “Liệu tôi có điểm gì chung với Diệp Công không?” Tỉ dụ như, mỗi ngày tôi đều học Pháp, phát chính niệm và giảng chân tướng cứu chúng sinh. Trên bề mặt, nó giống như tôi đang làm những gì Sư phụ yêu cầu chúng ta làm. Nhưng có phải thực như vậy không? Hoặc có phải lý luận là xa rời với thực tế? Bản thân tôi đã thực sự đồng hóa với Pháp từ nội tâm không? Hay chỉ là biểu hiện hình thức, làm “ba việc” chỉ để hoàn thành nhiệm vụ?

Khi học Pháp thì tôi không đặt tâm vào, phát chính niệm thì tâm bất tĩnh. Khi làm việc thì chiếu lệ và cứu người cũng không có tâm từ bi, rất bị động, khi gặp mâu thuẫn thì rất ít khi hướng nội tìm, vậy đó có phải là một đệ tử chân chính tu luyện hay không? Có lẽ từ “tu luyện” chỉ đơn thuần là một chủng cảnh giới mỹ hảo mà tôi hướng tới, hoặc giả là một điều gì đó mà tôi đặc biệt yêu thích.

Kỳ thực, dưới danh nghĩa “tu luyện”, tôi đã dùng tâm người thường để làm “ba việc”. Phật tính của tôi đã hoàn toàn bị che đậy, và nó không được đánh thức. Chúng ta hướng về Thần Phật không chỉ bởi thế giới mỹ hảo của họ, mà còn bởi tấm lòng khoan dung, cảnh giới từ bi của họ. Tôi đã minh bạch rõ ràng nguyên lý này, vậy làm sao mà vào thời khắc then chốt lại không chịu phóng hạ tự ngã, hướng Thần học tập? Chỉ đơn thuần sùng bái, hay yêu thích họ thì chưa đủ. Tôi phải tu luyện tâm tính để đạt đến tầng thứ của họ. Đó mới là tu luyện thực sự!

“Diệp Công Hảo Long” cũng là một thành ngữ miêu tả những người giả bộ thích điều gì trong khi thực tế lại không phải. Cũng chính là vì người đó không có lý giải và nắm vững hết được bản chất và nội hàm của sự việc mà suy ra được.

Nếu một người tu luyện không có lý giải thâm sâu về Pháp và những cư xử của người đó bị chi phối bởi tâm hiển thị và tâm hoan hỷ, thì người đó chỉ là đạo đức giả. Người này chỉ thích hiển thị trước các học viên và người thường, người này có làm gì thì cũng là muốn để cho người khác thấy, chứng minh quyết tâm, thành tâm và từ bi của bản thân, để cho người khác và Thần Phật thấy rằng bản thân tu được tốt, rất tinh tấn. Tuy nhiên, khi khảo nghiệm và ma nạn thực sự tới, thì thường nguyên hình tất lộ. Người này có thể không nhận ra những gì đang theo đuổi là bất chân, hư vinh, là danh lợi, những thứ bất hảo mà người thường nhắm đến, chứ không phải là chân chính tu luyện. Bất kể người này đã làm được nhiều đến đâu, cũng là dụng tâm bất thuần, đều là uổng phí, thật đáng thương thay!

Các học viên xung quanh tôi thường nói chuyện về “Đại Pháp”, “Tu luyện”, “Sư phụ điểm hóa” v.v. Họ thích đàm luận về những điều này, đối với mỗi sự kiện, mỗi cá nhân đều thường hay mượn Pháp để bình luận, thao thao bất tuyệt, tựa như thể rất thông hiểu Pháp lý. Một số học viên còn thốt ra những lời khiến người khác không lý giải nổi, kiểu như: “Ồ, người đó học Pháp thật là tốt, ngộ tính thật là cao.” Kỳ thực đều là dùng lý giải về Pháp của bản thân để định nghĩa người khác, người chân chính thực tu sẽ không làm ra cái việc như vậy. Thường thường chỉ những ai học Pháp nông cạn mới thích bình luận, mà không dùng Pháp để ước thúc hành vi, lời nói của bản thân. Những người kiểu như “Diệp Công” không thể chân chính hướng nội tìm, họ cho rằng bản thân rất thành kính với Đại Pháp, trong khi thực tế họ chỉ đặt công phu vào hình thức hay biểu hiện bề mặt.

Lấy ví dụ, có một học viên ở địa phương tôi thường đốt chín cây nhang khi thắp hương cho Sư phụ. Ông ấy sẽ quỳ gối và dập đầu trước Sư phụ nhiều lần, dập đầu xuống đất để tạo tiếng vang, ông ấy nghĩ rằng sẽ được Sư phụ công nhận và gia trì.

Một vài học viên còn thận trọng quá mức và sợ mất Đức, hành xử sang cực đoan. Lại có học viên coi số lượng học Pháp nhiều ít là tiêu chí đo lường độ “tinh tấn”. Một số còn khởi tâm hoan hỷ khi làm việc Đại Pháp, cho rằng điều đó sẽ dẫn họ đến “viên mãn”. Nếu người điều phối là kiểu người như “Diệp Công”, thì điều đó còn tồi tệ hơn, bởi họ sẽ chỉ làm các việc trên bề mặt chứ không thực tu, tâm “cầu danh” vô cùng tệ hại mà không tự biết, có thể khiến cho các học viên khác đi lạc đường, kết quả là khiến họ bị tà ác bức hại trên diện rộng. Bài học giáo huấn này quả thực sâu sắc.

Lấy ví dụ, có một học viên ở địa phương tôi treo nhiều bức hình Sư phụ tại nhà mình, cũng như treo rất nhiều biểu ngữ giảng chân tướng ở bên trong và ngoài nhà anh ấy. Người điều phối địa phương đã dẫn nhiều nhóm học viên đến nhà học viên này để học hỏi. Sau khi đến, vài học viên đã sao chép lại những lời họ “học” được từ vị học viên đó và dán chúng lên giường ngủ để họ có thể ghi nhớ được. Một số học viên còn sao chép những tấm hình kia và cũng treo trong nhà họ.

Chẳng bao lâu, nó đã trở thành một sự kiện lớn ở địa phương tôi. Người điều phối cũng treo trong nhà cô ấy rất nhiều bức hình Sư phụ. Khi các học viên khác hỏi tại sao cô làm vậy, cô ấy trả lời: “Các bạn không cảm thấy trường năng lượng rất mạnh ở đây sao?” Người điều phối còn mời một vị chuyên diễn giảng đến, nói là muốn trợ giúp các đồng tu địa phương đề cao, và vị đó đã nói rất nhiều điều đều là diễn giảng trộm Pháp, loạn Pháp và tà ngộ, tuy nhiên, người điều phối lại cho rằng tầng thứ của anh này rất cao. Cuối cùng, nhiều học viên ở địa phương đã bắt đầu sùng bái vị chuyên diễn giảng này.

Tu luyện ứng với cải biến bản chất từ nội tâm, nhưng có nhiều học viên, kể cả bản thân tôi, lại truy cầu những thứ bên ngoài. Khi chúng ta nhìn thấy những người khác đang làm việc gì đó, chúng ta sẽ nghĩ nếu không theo họ, thì chúng ta sẽ bị bỏ lại. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn quên rằng Đại Pháp là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định đúng sai. Vài học viên chỉ thay đổi trên bề mặt, nhưng nội tâm họ vẫn không thay đổi.

Những học viên giống “Diệp Công” không chỉ mê hoặc người khác, mà còn mê hoặc chính mình. Họ rõ ràng là không ở trong trạng thái tu luyện, nhưng lại nghĩ bản thân đang tu luyện tốt. Điều đó giống như bị rắn độc cắn. Người bị rắn cắn sẽ không cảm thấy gì cho đến khi nọc độc phát tác khắp cơ thể. Sau đó, người này mới nhận ra mình sắp chết. Tôi hy vọng mỗi người trong chúng ta đều nhìn lại bản thân xem chúng ta có khuynh hướng giống Diệp Công không. Nếu có, chúng ta phải nhanh chóng thức tỉnh, và chấm dứt việc lừa dối bản thân và những người khác, quy chính tâm thái, nghiêm túc đối đãi với tu luyện, minh bạch Pháp lý mà không tu luyện cá nhân tốt chỉ là giả tu.

Chúng ta phải đồng hóa vô điều kiện với nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”, đồng hóa bản thân trong Pháp, thực tu bản thân, tương lai khi “rồng thật” hiển hiện, có thể thản nhiên theo rồng thật lên trời thành Thần.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/23/《叶公好龙》的启示-278540.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/20/142237.html

Đăng ngày 15-11-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share