Bài của đệ tử Đại Pháp thành phố Đại Khánh tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 13-08-2013]

Có người kể cho tôi một câu chuyện cười như sau: “Tôi đi xuống tiệp tạp hóa ở tầng dưới để mua đồ. Khi vào đến cửa tôi thấy ông chủ tiệm đang đánh đứa con trai. Tôi liền hỏi: ‘Tại sao anh lại đánh con? Anh nên dạy bảo nó cái đúng cái sai chứ!’ Ông chủ quát lại tôi: ‘Nó đáng đánh. Nó dám đổi tượng Thần Tài của tôi thành tượng siêu nhân Ultraman! (Nhân vật siêu nhân trong series phim truyền hình Nhật Bản khá nổi tiếng) Tôi đã không biết mà cúng thờ siêu nhân mấy ngày rồi!'”

Câu chuyện vừa buồn cười lại vừa có vẻ hoang đường, nhưng ngụ ý khá sâu sắc, đáng để chúng ta cùng suy ngẫm tham khảo.

Người thường cầu tài, cầu tài thì phải lạy Thần Tài mới đúng. Điều đáng buồn cười trong chuyện trên là, hàng ngày ông chủ tiệm theo thông lệ đều đến trước tượng Thần Tài lạy vài lạy rồi đi ra. Nhưng kết quả là khi đứa con trai đổi tượng mấy ngày rồi mà ông cũng không biết, vẫn đến khấn vái như thường.

Đứa con đổi tượng, nhưng theo tôi nó chỉ là trẻ nhỏ, không hiểu chuyện. Sai lầm chủ yếu là ở ông chủ tiệm, ông ta cầu tài, thì nên phải dụng tâm nhìn cho rõ đúng là Thần Tài rồi hãy bái lạy.

Điều này làm tôi nghĩ đến chuyện người tu luyện bái Phật.

Khi người tu luyện bái Phật, là giống như lạy một bức tượng sao? Tất nhiên không phải vậy, mà là phải thành kính coi bức tượng như một thân thể Phật, lễ Phật, coi như Thần Phật đang có mặt ở đó. Khi bái Phật, nội tâm phải thanh tịnh, trang phục phải phù hợp, cử chỉ phải tôn nghiêm. Từ trong ra ngoài thể hiện tôn kính lễ độ, thành tâm thành ý. Chỉ khi thực sự có đức tin vào Phật thì vị Phật đó mới có thể bảo hộ và hóa độ người tu luyện.

Chúng ta có thấy tồn tại một vấn đề, đó là một số đồng tu sùng bái lẫn nhau. Có đồng tu sùng bái người có khả năng diễn giảng, có đồng tu sùng bái học viên vừa thoát ra khỏi trại lao động, có đồng tu sùng bái học viên làm được nhiều công tác. Thậm chí có người còn đi theo đồng tu, coi trọng hơn cả Sư phụ và Đại Pháp.

Những đồng tu như thế này chẳng phải có chút tương đồng với ông chủ tiệm đáng cười kia phải không? Các vị đang bái lạy ai đây? Học theo đồng tu chứ không học Pháp, có phải chính là đang bái lạy đồng tu chứ không phải là Sư phụ?

Nếu như kẻ được lạy chính là ma, vậy chính là nhận giặc làm cha, đốt lửa tự thiêu mình. Khi làm chuyện gì, chúng ta nhất định phải suy nghĩ thật thấu đáo rồi hãy làm, không thể nhắm mắt chạy theo dòng.

Sư phụ giảng:

“Chư vị tuỳ tiện nhận sư phụ, [rồi] chư vị phải theo ông ấy, hỏi ông ấy đưa chư vị lên đến đâu? Chính ông ta không đắc chính quả, chẳng phải chư vị có tu mà như không ư? Kết quả công của bản thân chư vị đã loạn cả rồi. Con người rất khó không động tâm. Tôi bảo mọi người, rằng vấn đề này rất nghiêm túc; tương lai [trong] chúng ta [có] rất nhiều người sẽ xuất hiện vấn đề này. Pháp tôi đã giảng cho chư vị rồi; chư vị có thể giữ vững nó hay không hoàn toàn dựa vào bản thân chư vị; điều tôi giảng là một tình huống. Gặp Giác Giả của bất kể môn phái nào khác cũng không động tâm, chính là tu ở một môn. ‘Phật nào, Đạo nào, Thần nào, ma nào, đều chớ có mong động được cái tâm của tôi’, như thế nhất định có [hy] vọng sẽ thành công.” (Bài giảng thứ Sáu, Chuyển Pháp Luân)

Chúng ta phải chú trọng đến những tiêu chuẩn của Pháp và đánh giá các tình huống dựa trên các Pháp lý. Nếu làm vậy chúng ta sẽ có thể chính niệm chính hành và giảng chân tướng được tốt.

Tu luyện không phải là hình thức bề ngoài, do đó chúng ta cần dụng tâm học Pháp và đồng hóa Pháp với mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta. Khi bái Phật, chúng ta cũng cần biết chính xác là đang bái lạy ai. Khi làm việc, chúng ta cần phải tuân theo tiêu chuẩn tâm tính của người tu luyện mà hành xử.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/13/拜谁-278015.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/25/142393.html

Đăng ngày 03-10-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share