Bài viết được công bố lần đầu vào tháng 07 năm 2009
[MINH HUỆ 05-07-2009] Bạc Hy Lai, bí thư thành ủy Trùng Khánh, cũng là từng là phó bí thư tỉnh ủy Liêu Ninh và cựu Thị trưởng Liêu Ninh, cựu Bí thư thành ủy Đại Liên. Từ ngày 20 tháng 07 năm 1999, khi chính quyền Giang bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, Bạc Hy Lai đã trực tiếp chỉ huy và ra lệnh bức hại các học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đại Liên, cũng như ở tỉnh Liêu Ninh. Các học viên ở địa khu này đã bị bức hại một cách tàn bạo và mất nhân tính, và thảm khốc hơn nhiều khu vực khác ở Trung Quốc. Bạc Hy Lai là một trong những kẻ chủ mưu chính của cuộc bức hại.
Trong nhiệm kỳ của ông ta tại thành phố Đại Liên, dưới sự chỉ đạo và ra lệnh của ông ta, Đại Liên là một trong những thành phố có học viên Pháp Luân Công bị bức hại nhiều nhất. Có ít nhất 15 học viên đã bị bức hại đến chết. Trong nhiệm kỳ làm phó bí thư tỉnh ủy Liêu Ninh và cựu Thị trưởng Liêu Ninh, tỉnh Liêu Ninh đã trở thành một trong những tỉnh có học viên Pháp Luân Công bị bức hại nhiều nhất.
Lúc bắt đầu cuộc bức hại, Bạc Hy Lai, sau đó là Thị trưởng thành phố Đại Liên, đã trực tiếp chỉ đạo bức hại. Chi tiết như sau:
Tối ngày 19 tháng 07 năm 1999, nhiều nam công an đã có âm mưu trong thời gian dài, đột nhiên xông vào nhiều nhà của học viên Pháp Luân Công tại thành phố Đại Liên và nhiều quận huyện khác, họ thực hiện một cuộc vây bắt các học viên trên diện rộng. Sáng ngày 20 tháng 07 năm 1999, có vài nghìn học viên đã cùng nhau đứng ở trước cửa Văn phòng Thỉnh nguyện, yêu cầu họ thả các học viên bị bắt giữ. Cuộc thỉnh nguyện của họ rất hòa bình, và phần lớn các học viên đều là những phụ nữ trung và cao tuổi. Họ không có bất kỳ biểu ngữ nào, và họ đều đứng ở bên đường, tạo chỗ cho người đi đường, đứng đợi trong yên lặng và hòa bình trong lúc đợi yêu cầu được giải quyết. Các học viên thậm chí còn nhặt rác và đầu thuốc lá bị công an bỏ lại. Họ hy vọng thị trưởng Bạc Hy Lai sẽ lắng nghe lời đề nghị của họ và trả tự do cho các học viên bị bắt. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, Bạc Hy Lai đã ra lệnh cho Cục công an bức hại họ dã man “đến chết”. Ông ta đã gọi nhiều công an đến hỗ trợ.
Theo lệnh của Bạc Hy Lai, vào khoảng 10 giờ, có nhiều công an đã ra ngoài Cục công an, đánh đập những học viên Pháp Luân Công không có vũ khí. Nhiều thanh niên trẻ bị đánh đến mức họ bị chảy máu ở mũi và miệng, vài người còn bị chấn thương, quần áo của họ bị xé rách, và giầy của họ bị ném đi. Một học viên nữ, khoảng 30 tuổi, muốn chấm dứt hành vi bạo lực phi pháp này, nhưng công an đã đánh vào cổ của cô từ đằng sau, khiến cho cô ngã bất tỉnh trên mặt đất ngay lập tức. Một nhân sỹ chính nghĩa khác đơn giản chỉ muốn giải thích sự thật cho công an, nhưng bất ngờ bị một nhóm công an đánh ngã xuống đất, và máy ảnh của ông bị dẫm qua. Thậm chí họ còn không tha cho những người lớn tuổi. Những học viên lớn tuổi còn bị xô đẩy, nhiều người đã bị ngã xuống đất.
Lúc 11 giờ 40 sáng, dưới sự giám sát của công an, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt và bị đưa đi trong một xe công an. Khoảng 500 học viên đã bị bao vây trong một khoảng không nhỏ đối diện với tòa thị chính thành phố. Bên cạnh đó là một đồng cỏ. Vài học viên Pháp Luân Công đã ngồi đó để tập các bài công, đối diện với bạo lực một cách hòa ái và lý trí. Có vài phụ nữ khoảng 40 tuổi trong số đó đang cầm sách Chuyển Pháp Luân và đọc với giọng nhỏ. Những hành xử đó đã kích thích dây thần kinh bạo lực của công an. Một phó Cục trưởng Cục công an có họ là Vương, đã lái một chiếc xe Audi 100 màu đen, có biển số B-00051, đó là xe của Bạc Hy Lai. Bạc Hy Lai đã nói với ông ta rằng các học viên đều đoàn kết, có năng lực và hỏi nên làm gì. “Các ông chỉ cần đánh họ dữ dội,” Bạc trả lời ”Không có vấn đề gì nếu nhiều người họ chết,” ông ta nói “Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm về việc này.” Sau sự kiện này, lái xe của Bạc Hy Lai nói rằng ông ta rất quan tâm tới những gì đã xảy ra. Ông ta ngồi trên xe và chỉ đạo công an bức hại người vô tội. Lúc hai hay ba giờ chiều, nhiều học viên Pháp Luân Công bị đẩy vào xe buýt và bị đưa đến nhiều đồn công an và trường học. Vài người còn bị đưa đến một ngọn núi hoang vắng ở thị trấn Hồng Kỳ, và bị bỏ lại ở đây.
Những tiết lộ này chỉ là một trong nhiều tội ác được gây ra bởi Bạc Hy Lai vào thời gian đầu ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công. Nhiều sự thật nữa sẽ được phơi bày trong tương lai.
Bạc Hy Lai đã bị nhiều học viên Pháp Luân Công kiện tại tòa án trên 10 nước gồm Mỹ, Anh, Đức, Ireland, New Zealand, Nga, Úc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Thụy Điển về tội mưu sát, phạm tội chống lại loài người và tra tấn. Năm 2007, một tòa án ở Úc tuyên phán thành lập tội danh đối với Bạc Hy Lai, khiến ông ta trở thành viên chức ĐCSTQ cấp cao nhất bị một tòa án bên ngoài Trung Quốc kết tội.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/5/203991.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/4/26/132920.html#.T5zbT-Wumc5
Đăng ngày 9-5-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.