Bài viết của một học viên Đại Pháp tại Pháp, được đọc tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm Pháp Luân Đại Pháp lần thứ 10 tại Israel năm 2012
[MINH HUỆ 06 – 11 – 2012] Trong nhiều năm, tôi cùng với các học viên khác đã cố gắng để tạo ra một môi trường tu luyện cho các đệ tử Đại Pháp nhỏ tuổi, giống như trường học mùa hè của Minh Huệ. Chúng tôi đã cố gắng để thiết lập một cơ cấu như vậy đã lâu trước khi chúng tôi có con của riêng của mình, bởi vì chúng tôi đang nghĩ đến những đứa trẻ quanh chúng tôi, và chồng tôi đã có con. Bản thân tôi là một giáo viên và chồng tôi diễn kịch trong rạp hát cho những đứa trẻ. Trong nhiều năm, các đồng tu và tôi đã thu thập thông tin về các trường học Minh Huệ trên thế giới và thu thập tài liệu như sách, DVD, và âm nhạc.
Sau đó, tôi có một đứa con riêng của mình và nhu cầu trở tìm kiếm một cơ cấu thay thế hay bổ xung để cung cấp một môi trường tu luyện trở nên cấp bách hơn. Khi con trai tôi lớn lên, nó càng ngày càng tiếp xúc với các thứ trò chơi, tranh ảnh, và các giá trị của xã hội người thường nhiều hơn.
Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2010” một đệ tử hỏi câu hỏi:
“Đệ tử: Hiện nay con của rất nhiều đệ tử Đại Pháp đều mê đắm trong những thứ của người thường, nên làm như thế nào?
Sư phụ: Đúng rồi, xã hội này là thùng thuốc nhuộm lớn. Xã hội hiện nay chính là đang giành lôi kéo người với đệ tử Đại Pháp, thậm chí với con của đệ tử Đại Pháp cũng là trong hoàn cảnh ấy, những thứ bất hảo đang túm lấy người ta. Nếu con trẻ không thể tu luyện, hoặc không có hoàn cảnh tốt, thì thật sự không trụ vững được. Nhưng mà trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp lại lớn như thế, chúng ta không chỉ cứ độ con người thế gian, mà những người ở bên mình cũng phải cứu chứ.”
Ở Pháp, dường như thời gian dành cho những đứa trẻ thường bị coi nhẹ vì nhiều hạng mục giảng chân tướng, khiến tất cả chúng tôi phải bận rộn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều học viên trong vùng của chúng tôi có con, và nhu cầu thiết lập một cơ cấu thích hợp đang trở nên cấp thiết hơn.
Lần này sự chủ động đến từ một trong số các bà mẹ – người mà cảm thấy bất lực khi những đứa con của bà không chịu nghe lời và phải dùng đến cách để cho chúng xem TV trong khi bà đang làm việc Đại Pháp. Bà quyết định tổ chức một buổi học Pháp vào cuối tuần cho những bậc cha mẹ và con cái của họ ở nhà mình. Ý tưởng là người lớn thì học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm, trong khi những đứa trẻ luyện công, vui chơi và ở trong trường của Đại Pháp. Tôi cảm thấy điều đó rất quan trọng vì mỗi tiểu đệ tử Đại Pháp sẽ thấy rằng có những đứa trẻ khác cũng giống như chúng, luyện công, học Pháp và phát chính niệm. Chúng phải thấy rằng việc tu luyện không phải chỉ là của riêng những người lớn – những người mà thúc đẩy chúng tham gia.
Đó là một cuộc họp mặt thí điểm và chúng tôi không biết chính xác cần thêm vào nội dung gì, hay phải tổ chức như thế nào. Chúng tôi thuê một học viên người Trung Quốc, đã từng là một người giữ trẻ và nhiệm vụ của cô là chăm sóc cho khoảng 10 đứa trẻ ở các độ tuổi khác nhau, nhưng không đưa cho cô bất kỳ hướng dẫn nào. Cô nhanh chóng bỏ cuộc, vì vậy tôi mời cô ấy học Pháp chung với chúng tôi trong khi những đứa trẻ chạy nhảy quanh sân. Vấn đề xảy đến không chỉ vì thiếu sự tổ chức, mà chính xác là vì chúng tôi không có sự thấu hiểu lẫn nhau với người giữ trẻ, và vì một số bậc cha mẹ coi thời gian đó là thời gian riêng để học Pháp.
Người giữ trẻ sau đó nói với chúng tôi rằng cô ấy sẽ không thể có mặt vào ngày hôm sau. Vậy nếu chúng tôi dành ra một phút để suy nghĩ thì chúng tôi sẽ có “sự trợ giúp bên ngoài”, chúng tôi nhanh chóng nhận ra rằng cả người giữ trẻ và các học viên từng dạy học trước đây đã không thể đến. Sự hiểu biết của tôi là nhiệm vụ giáo dục những đứa trẻ này và tìm kiếm một cơ cấu thích hợp của chúng tôi, các bậc cha mẹ, chúng tôi là những người phải nỗ lực và hợp tác để tạo ra một cơ cấu thích hợp.
Ngày hôm sau, chúng tôi đã tổ chức được tốt hơn. Chúng tôi học Pháp và luyện công cùng các em. Sau đó một số cha mẹ dẫn con họ đến công viên, trong khi gia đình khác luyện công và chuẩn bị bữa ăn trưa. Sau khi ăn trưa, hai nhóm học Pháp với các em đã biết đọc, và những em nhỏ ngủ thiếp đi bên cạnh chúng tôi. Mặc dù cuộc họp mặt chưa có tổ chức và không có hệ thống, chúng tôi cảm thấy rằng đó là một kinh nghiệm rất tốt và chúng tôi muốn tiếp tục buổi gặp mặt. Vì chúng tôi sống gần bãi biển và có không gian, chúng tôi ngay lập tức đề nghị tổ chức cuộc gặp mặt tiếp theo vào mùa hè.
Hiển nhiên lần này cuộc họp mặt phải được tổ chức tốt đẹp đến chi tiết cuối cùng. Chúng tôi lên kế hoạch tổ chức cho 20 trẻ em và 10 người lớn trong một tuần. Những đứa trẻ ở các độ tuổi khác nhau, và áp lực đến từ các phương diện khác nhau – một nhu cầu cơ bản là các em sẽ vừa luyện công và học Pháp vừa có các hoạt động vui chơi.
Tôi có gần ba tháng để chuẩn bị cho trại hè. Để tổ chức được quả là một sự cố gắng lớn đối với tôi. Tôi thường thực hiện mọi việc ở những phút cuối cùng và trì hoãn công việc càng nhiều càng tốt. Trong tình huống tôi đang chịu áp lực như thế, tôi có cảm giác cay đắng, cảm thấy cô độc và là một nạn nhân – nghĩ rằng tất cả những người khác là có tội, tất cả mọi người là chống đối lại tôi và không ai giúp đỡ… Tôi thường trở nên tức giận và khó chịu, và cuối cùng, tôi sẽ trút lên chồng tôi. Nhưng lần này, giống như một phép lạ, bất cứ khi nào cảm giác như vậy xuất hiện, tôi chế ngự để loại bỏ chúng một cách hợp lý và hài hòa để tôi có thể tiếp tục hạng mục.
Tôi cũng quan tâm đến những lời đề nghị khác và các câu hỏi như: “Bạn tổ chức các bữa ăn thế nào và chúng tôi sẽ ngủ ở đâu? Bạn có chắc chắn về điều này hay điều kia hay không?” không giống như yêu cầu, nhưng giống như lời khuyên để giúp tôi lập kế hoạch. Tôi chắc chắn rằng mình có đủ điều kiện để thực hiện điều đó và tôi quyết định chuẩn bị chúng với một tâm thái bình tĩnh. Và do đó, nó rất đơn giản! Tôi thực hiện từng bước, chuẩn bị thức ăn, sắp xếp chỗ ngủ, và một danh sách dài các hoạt động và các cuộc dã ngoại sẽ thu hút sự quan tâm của những đứa trẻ. Tôi biết rằng mọi người đều muốn kỳ nghỉ này lưu lại trong tim của những đứa trẻ như là một “chặng đường tuyệt vời” trong tu luyện.
Tôi thậm chí còn lên kế hoạch cho các lớp học, bao gồm cả thời gian để luyện công, thời gian để học thuộc các bài thơ, và thời gian cho các bài hát của trẻ em Trung Quốc. Tuy nhiên, ba tuần trước khi bắt đầu, tôi vẫn chưa có giáo viên. Một vài tuần trước đó chúng tôi đã gặp măt một gia đình học viên Trung Quốc. Vì vậy, tôi tiến cử công việc giảng dạy tiếng Trung cho những đứa trẻ với một bà mẹ trẻ. Cô mỉm cười hạnh phúc, và mặc dù cô nói rằng cô không biết làm thế nào để viết chữ Trung Quốc truyền thống, tôi thấy rằng cô rất thích ý tưởng này, và tôi không phải thuyết phục cô ấy vì Sư phụ đã lo điều đó. Vì vậy, chúng tôi đã tìm thấy giáo viên tiếng Trung, nhưng không phải là không có khó khăn và thử thách tâm tính.
Từ đó về sau, mỗi lần một vấn đề được xuất hiện, sẽ có một giải pháp tuyệt vời nhờ sự hợp tác, đưa nhiều học viên và trẻ em hơn đến với trại hè. Ví dụ, khi người giáo viên này nói với tôi rằng cô không có khả năng về tài chính, chúng tôi tìm thấy một học viên khác muốn gửi con gái của bà, vì vậy chúng tôi liên hệ với hai người và thậm chí còn thay nhau lái xe đưa con của họ. Vì vậy, những thứ tưởng như là xấu lại hóa ra là tốt, và nhờ những khó khăn này, một học viên khác cũng tìm ra được giải pháp. Có nhiều trường hợp giống như vậy.
Ngày càng nhiều bậc cha mẹ trên khắp nước Pháp thông báo rằng họ hoặc con cái của họ sẽ tới, cả học viên người Trung Quốc và Tây phương, học viên cũ cũng như học viên mới. Ngày 20 tháng 07, khoảng ba tuần trước khi khai mạc trại hè của chúng tôi, tôi đã gặp một học viên mới ở phía trước Đại sứ quán Trung Quốc. Cô nói rằng cô và chồng cô đã tu luyện được một năm rưỡi, và họ sống cách xa các học viên khác. Họ có hai đứa con. Khi tôi nói với cô về trại hè của chúng tôi, cô ấy đã rất hạnh phúc và nói với tôi rằng con gái cô cảm thấy như cô bé là đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi duy nhất trên thế giới. Thật vậy, học viên này sau đó đến với hai con của cô tại trại hè của chúng tôi.
Vào ngày hẹn, tất cả các học viên đã đến và trại hè dành cho các tiểu đệ tử Đại Pháp được khai trương rất hoành tráng.
Trong một chuyến dã ngoại, tôi gặp một nhà báo trước đây đã viết bài về nhóm luyện Pháp Luân Công trong vùng chúng tôi, và tôi đã mời ông viết về trại hè của chúng tôi. Ông đã rất vui mừng khi nhìn thấy những em nhỏ ngồi thiền, và đã phỏng vấn rất nhiều học viên. Một tuần sau bài báo được đăng trên tờ báo của địa phương
Tôi có thể cảm thấy năng lượng tăng trưởng mạnh mẽ hơn mỗi ngày. Mặc dù khó khăn lúc đầu, dần dần các em trở nên hài hòa, các tiết học tiếng Trung cũng thế. Thật tuyệt vời khi quan sát những học viên gia sư này truyền đạt các bài học với sự dịu dàng và kiên nhẫn cho dù lúc đầu cô chắc chắn như vậy. Cô dần dần trở nên tự tin vào bản thân hơn khi chúng tôi khuyến khích cô ấy. Nhiệm vụ của cô quả là không dễ dàng chút nào, vì cô phải dạy cho 14 đứa trẻ từ 3 đến 15 tuổi. “Nhiệm vụ bất khả thi” ư? Họ đã làm được! Những em nhỏ ngồi phía trước và những em khác sau lưng chúng. Lúc đầu, các bậc cha mẹ luyện công chung với các em. Các em lớn tuổi có kết quả tốt hơn so với những em nhỏ. Khi chúng tôi thử chia người lớn và trẻ em ra luyện công riêng, chúng tôi nhận thấy rằng trong khi những em lớn tuổi hơn vẫn có thể tập trung, những em nhỏ hơn đã không hợp tác. Sau đó chúng tôi quyết định mang chúng trở lại trường năng lượng của toàn bộ nhóm luyện công.
Mỗi ngày, chúng tôi luyện trọn một bộ các bài công pháp trong một giờ và thỉnh thoảng ngừng lại và tập một bài đặc biệt trong 10 phút hoặc lâu hơn. Sau đó chúng tôi học thuộc lòng một bài thơ của Sư phụ và dạy một bài hát thiếu nhi tiếng Trung Quốc cho các em hoặc xem một đoạn video liên quan đến nguyên lý tu luyện. Sau khi ăn trưa, chúng tôi ngồi với những đứa trẻ trong sân và chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. Chúng tôi khuyến khích chúng chia sẻ những cái chúng đã có thể làm như một người tu luyện và làm một người tu luyện là như thế nào. Sau ngày đầu tiên chia sẻ không thành công, chúng tôi nhận ra rằng đây là một quá trình chuyển tiếp rất cần thiết giữa các hoạt động tu luyện và giải trí. Vào buổi tối, trước khi đi ngủ, chúng tôi học Pháp với các em.
Tất cả chúng tôi đều nhận thấy sự sôi nổi tỏa ra từ những đứa trẻ, và tôi cảm thấy rào cản thường hạn chế chúng tôi là các bậc cha mẹ – “con tôi, con bạn”- đã quá mạnh mẽ trong tôi khiến tôi cảm thấy xấu hổ – những phân cách này phải bị loại bỏ. Đột nhiên mỗi em nhỏ là phần tử của Đại Pháp và tôi có thể thấy sự thuần khiết và vẻ đẹp của mỗi người trong số các em. Dù trên bề mặt mỗi đứa trẻ đều có tính cách thế này hay thế khác… Đứa thì gây phiền phức, đứa thì khóc rất nhiều, đứa thì hay khó chịu với những đứa trẻ khác, đứa không may mắn, v.v. Đột nhiên tôi có thể thấy rằng những đặc điểm này chỉ như một chiếc áo choàng mỏng có thể dễ dàng lột bỏ đi. Khi tôi chia sẻ điều này với một học viên, ông nói rằng cái tình mà đánh giá tính cách dựa trên bề mặt này phải được thay thế bởi từ bi. Trong bài giảng thứ sáu của Chuyển Pháp Luân, Sư phụ giảng:
“Tất nhiên, chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, [thì] hiếu kính cha mẹ, dạy dỗ con cái đều cần phải [làm]; tại các hoàn cảnh đều đối xử tốt với người khác, lấy Thiện đãi người, huống là thân nhân chư vị. Đối với ai cũng vậy, đối với cha mẹ, đối với con cái đều tốt, ở đâu cũng cân nhắc đến người khác; cái tâm ấy không phải là tự tư, mà là tâm từ thiện, là từ bi. ‘Tình’ là việc của người thường; người thường là vì ‘tình’ mà sống.
Và cũng trong bài giảng đó,
“Chư vị trong lục đạo luân hồi, mẹ của chư vị là người, không là người, [số ấy] không đếm được. Con cái của bao đời chư vị hỏi có bao nhiêu; cũng không đếm được. Ai là mẹ chư vị, ai là con chư vị,”
Một số điều tuyệt vời đã xuất hiện như là kết quả của trại hè. Đứa con của vị gia sư của chúng tôi trước đây gặp khó khăn trong việc nói chuyện và chưa bao giờ muốn luyện công. Lần đầu cậu bé đến thăm nhà chúng tôi, cậu không muốn cưỡi ngựa và thậm chí không dám đến gần chúng. Trái lại, tại trại hè của chúng tôi lần này, cậu đã cưỡi ngựa, trở nên can đảm hơn, chơi đùa và nói chuyện với những đứa trẻ khác. Cậu cũng luyện công và học thuộc những bài thơ, và tiếp tục luyện công với cha mẹ khi cậu trở về nhà từ trại hè.
Một người mẹ mang hai đứa con từ xa tới đã nói với tôi rằng con trai bà đã từng chưa bao giờ luyện công. Bây giờ nó đã luyện công và phát chính niệm. Một học viên khác đến từ xa với hai đứa con nhỏ của mình nói với tôi rằng trước khi đến trại hè, chúng thường khóc lóc và quấy nhiễu khiến cô thất vọng. Cô kể rằng khi chúng trở về nhà, bé gái một tuổi đã luyện bài công pháp thứ hai với cô, và đứa con trai ba tuổi đọc thuộc bài thơ của Sư phụ. Một học viên khác kể lại rằng từ khi họ ở trại hè trở về nhà, đứa con gái đã luyện công và phát chính niệm cùng với cô ấy. Tôi và một học viên khác đã quyết định đánh thức con của chúng tôi sớm hơn 15 phút để luyện một hoặc nhiều các bài công pháp trước khi đi học.
Vì vậy, hôm nay các em đã học thuộc lòng hai bài thơ của Sư phụ trong Hồng Ngâm -“Pháp Luân Đại Pháp” và “Chân tu”. Mọi đứa trẻ đều nói rằng trại hè này là kỳ nghỉ tốt nhất mà chúng từng có.
Đột nhiên, nơi chúng tôi sinh sống dường như thú vị và có ý nghĩa hơn. Bốn năm trước, chúng tôi chuyển tới Normandy, bên bờ biển, tu sửa một ngôi nhà lớn và mở một quán cà phê-nhà hàng. Cả tôi lẫn chồng không có bất cứ kinh nghiệm nào trong lĩnh vực ẩm thực hay quản lý nhà hàng. Chúng tôi sống trong thành phố và luôn rất tích cực trong các hoạt động Đại Pháp và công việc. Đột nhiên tiến trình của chúng tôi bị thay đổi. Chúng tôi sống xa các học viên khác, nó thật khó cho chúng tôi để được tham gia vào nhiều hoạt động. Nhưng một lần nữa, chúng tôi đã chứng kiến những bằng chứng chắc chắn rằng khi tâm của chúng tôi thuần tịnh và chúng tôi kiên định vào Đại Pháp, Sư phụ có thể biến bất kỳ khó khăn nào thành những việc tốt đẹp. Sư phụ đã đưa nhiều học viên đến cho chúng tôi để khuyến khích chúng tôi tiếp tục tinh tấn làm ba việc của đệ tử Đại Pháp.
Cảm ơn Sư phụ.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/11/6/136173.html
Đăng ngày: 6- 2 – 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.