[MINH HUỆ 06-06-2012]
Part I: https://vn.minghui.org/news/28471-phap-luan-dai-phap-tai-truong-xuan.html
Part II: https://vn.minghui.org/news/28527-phap-luan-dai-phap-tai-truong-xuan-2.html
Phần III. Đại Pháp phổ truyền rộng rãi
1. Đại Pháp được khẩu truyền
Sự phổ truyền của Pháp Luân Đại Pháp không phải thông qua bất kỳ hình thức quảng cáo thương mại nào. Thay vào đó, nó được lan truyền rộng rãi chủ yếu nhờ khẩu truyền. Thường thì, mọi người nhận được ích lợi to lớn từ môn tập này và họ sốt sắng giới thiệu cho các thành viên trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Đại Pháp được truyền trong các gia đình
Trang web Minh Huệ tiếng Anh đã đăng bài: “Lợi ích thực tế mà Pháp Luân Công mang tới cho con người” của một học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân vào ngày 25 tháng 01 năm 2011. Người học viên viết: “Tôi có nhiều họ hàng, có khá nhiều người trong số họ tập Pháp Luân Công. Những học viên này trải dài bốn thế hệ, từ trẻ nhỏ cho tới cụ già 90 tuổi. Chứng kiến lợi ích mà môn tập mang tới cho gia đình chúng tôi, những người họ hàng không tu luyện cũng rất ủng hộ môn tập. Dưới đây là một vài câu chuyện về các học viên này và họ hàng của họ.” (Trích từ bài chia sẻ: https://en.minghui.org/html/articles/2011/1/25/122857.html#.UC9Lf5ZS0l1)
Đại Pháp hồng truyền ở các vùng và các công sở
Sư phụ đã nêu một vài ví dụ về những ảnh hưởng tích cực của Đại Pháp ở Trung Quốc trong cuốn‘Chuyển Pháp Luân‘:
“Có một học viên ở nhà máy dệt kim tại một thành phố của tỉnh Sơn Đông, sau khi học Pháp Luân Đại Pháp đã dạy các công nhân khác luyện; kết quả làm cho diện mạo tinh thần của nhà máy hưng khởi hẳn lên. Trước đây các đầu [mẩu] khăn tắm của nhà máy dệt kim thường bị cất đi mang về nhà, các công nhân đều lấy [như thế]. Sau khi học công rồi thì anh ta không những không lấy nữa, mà còn mang những thứ đã lấy về nhà trả lại [nhà máy]. Người khác thấy anh ta làm thế, thì không ai lấy nữa; có công nhân còn mang hết những gì đã lấy trả lại nhà máy; trong toàn nhà máy xuất hiện tình huống như vậy.
Trạm trưởng một trạm phụ đạo ở thành phố đó đã tới nhà máy để xem [tình hình] các học viên luyện Pháp Luân Đại Pháp ở đó [tu] luyện thế nào; giám đốc nhà máy ấy đã đích thân gặp mặt nói: ‘Những công nhân sau khi học Pháp Luân Đại Pháp của các ông, đến sớm về muộn, làm việc hết sức cẩn thận, lãnh đạo phân công việc gì cũng [thực hiện] không nề hà; [họ] cũng không tranh [giành] lợi ích. Họ đều làm việc như thế cả, làm cho diện mạo tinh thần toàn bộ nhà máy khởi sắc [hơn lên], hiệu quả kinh tế của nhà máy cũng tốt. Công của các ông thật là lợi hại; khi nào Sư phụ các ông qua đây, tôi cũng tham gia.’”
Ở nhiều cơ quan chính phủ và các học viện có các học viên đang cố gắng sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Thậm chí cả các lính canh và cảnh sát ở các nhà tù, trại lao động, trại tạm giam cũng đang tập luyện Pháp Luân Công. Một số phạm nhân đã thay đổi hoàn toàn thành con người khác sau đó, điều vốn là không thể dù đã sử dụng bất kể hình thức cải tạo hay kỷ luật nào. Đại Pháp đã thay đổi con người từ tận sâu bên trong.
Công nhân và trẻ em mẫu giáo ở Trường Xuân luyện các bài công pháp Pháp Luân Công trong giờ nghỉ giải lao
Sau khi chính thức kết thúc khóa giảng Pháp của mình ở Trung Quốc, Sư phụ đã hướng dẫn các trung tâm phụ đạo trên toàn quốc bắt đầu tổ chức các khóa giảng chín ngày để bật các băng hình giảng Pháp và dạy các học viên mới các bài công pháp. Những khóa giảng này do các học viên tình nguyện tổ chức, và mỗi khóa giảng thường thu hút được khoảng từ 20 tới 100 người tham dự. Lãnh đạo của các học viên tình nguyện này thường rất ủng hộ việc này sau khi đã chứng kiến những thay đổi tích cực ở nhân viên của họ, vì vậy họ thường cho các học viên mượn văn phòng, phòng họp hoặc hội trường để tổ chức lớp học. Mặc dù các lớp học này miễn phí, những người học viên vẫn tổ chức chúng với một thái độ rất trang trọng. Họ thấy ngày càng có nhiều người tới tham gia lớp học và vui vẻ khi thấy nhiều học viên mới tham gia nhóm luyện công gần nhà mình.
2. Các điểm luyện công nở rộ khắp nơi
Cờ Pháp Luân Sư phụ tặng Đại học Cát Lâm (ảnh trái)
Khi Sư phụ trở lại Trường Xuân từ Bắc Kinh vào mùa đông năm 1992, Ngài đã mang về hai lá cờ Pháp Luân Đại Pháp và tặng chúng cho điểm luyện công ở công viên Thắng Lợi (một trong những điểm luyện công đầu tiên Sư phụ lập tại Trường Xuân) và điểm luyện công ở Đại học Cát Lâm. Ngoài ra, Sư phụ cũng lập thêm nhiều điểm luyện công ở Trường Xuân. Sư phụ đích thân chọn từng địa điểm, và trước khi điểm luyện công được chọn và hoạt động, Ngài đã thanh lý các nhân tố can nhiễu từ các khu vực xung quanh và dựng lên một tấm màn bảo vệ khu vực này. Khi điểm luyện công ở Sở thú Trường Xuân mới được lập lên, chỉ có một nhóm người đến tập. Sư phụ bảo các học viên đừng lo lắng, bởi địa điểm này sẽ sớm không thể chứa được hết những người mới đến. Chúng tôi thật sự thấy rằng, sau khóa giảng Pháp thứ sáu và thứ bảy của Sư phụ, có quá nhiều người bắt đầu gia nhập các điểm luyện công. Khi các điểm luyện công quá đông vào năm 1995, chúng tôi mở thêm một vài điểm luyện công ở bên ngoài các cửa của sở thú.
Một học viên lâu năm luyện công tại công viên Thắng Lợi hồi tưởng: “Mỗi sáng, tôi thường là người đầu tiên đến điểm luyện công ở công viên Thắng Lợi. Tôi thường ra khỏi nhà khoảng giữa 2-3 giờ sáng, mang theo một cái chổi và một cái xẻng. Tôi không hề do dự chút nào. Tôi bắt đầu luyện công ngay khi đến nơi và luyện xong lúc bình minh. Sau đó, tôi cùng những người khác trong nhóm quét dọn điểm luyện công. Rất nhiều học viên đều như vậy. Một cụ bà sống ở quận Thiết Bắc, hàng ngày bà thức dậy lúc nửa đêm và đi bộ đến công viên (vào lúc sáng sớm như vậy thì chưa có xe buýt). Một cụ bà khác sống ở khu Kim Tiễn Bảo, khu ngoại ô phía Bắc rất xa Trường Xuân. Hàng ngày, bà cụ bắt đầu đi tới điểm luyện công lúc 3 giờ sáng. Lúc đó chúng tôi rất nghèo và không có áo khoác nhồi bông. Chúng tôi chỉ mặc quần áo cotton dày. Chúng tôi rất tận tâm! Sư phụ hướng dẫn luyện công ở bậc thềm của Đồi Khỉ, chúng tôi các đệ tử luyện công ở rừng phía Nam.” (Trích từ bài chia sẻ: https://vn.minghui.org/news/17333-Chung-kien-Su-Phu-giang-Phap-trong-nhung-nam-dau-o-Truong-Xuan–Ong-sat-roi-vao-dau-toi.html)
Chỉ trong vài năm, có hơn 600 người thường xuyên luyện công ở các điểm luyện công, thậm chí ngay cả khi nhiệt độ xuống thấp tới -30 độ C. Thời tiết lạnh giá đã cường kiện cơ thể và ma luyện ý chí của các học viên.
Điểm luyện công ở công viên Thắng Lợi và trước rạp chiếu phim Trường Xuân
Từ khi Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ở Trường Xuân vào năm 1992, chỉ trong vòng 05 năm, các điểm luyện công đã nở rộ ở nhiều công viên, nhiều khu vực, cơ quan và các vùng nông thôn. Một học viên đã vẽ lại bản đồ của các điểm luyện công vào năm 1994, và khi ông ấy vẽ xong, Sư phụ nói: “Chư vị có thấy rằng mỗi vòng tròn đỏ đánh dấu điểm luyện công là Pháp thân của tôi không? Ở giữa bản đồ, cũng có một Pháp thân lớn.” Lúc đó, có hơn 30 điểm luyện công ở Trường Xuân; chưa có quá nhiều người ở mỗi điểm luyện công.
Sơ đồ các điểm luyện công ở Trường Xuân năm 1994 và năm 1997
Trước năm 1997, năm năm kỷ niệm ngày Đại Pháp hồng truyền, tại Trường Xuân, các điểm luyện công đã có ở khắp nơi. Khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, Bộ Công an đã ước tính có hơn 80.000 học viên ở Trường Xuân. Thực ra, số người luyện tập còn nhiều hơn vậy, chỉ là họ không thể đếm được hết.
Các học viên làm các tấm biểu ngữ “Dạy các bài công pháp miễn phí”
3. Biểu diễn công pháp trên diện rộng và các hoạt động hồng Pháp
Luyện công buổi sáng ở Cung Địa chất Trường Xuân
Cung Văn hóa Trường Xuân, tên gọi cũ là Cung Địa chất, nằm ở trung tâm thành phố Trường Xuân, và là quảng trường lớn nhất thành phố. Quảng trường này đã chứng kiến lịch sử hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp ở Trường Xuân. Nhà của Sư phụ cách quảng trường khoảng 500 mét về phía Tây. Là điểm luyện công lớn nhất ở Trường Xuân, mỗi sáng nơi đây có 600 – 700 người luyện tập.
Vào ngày 15 tháng 05 năm 1998, kỷ niệm 06 năm ngày Sư phụ truyền Pháp, Cục trưởng Tổng cục Thể thao quốc gia đương thời đã tới Trường Xuân để điều tra thói quen tập thể dục của người dân thành phố Trường Xuân. Hôm đó, trong số hàng vạn người tập thể dục buổi sáng ở Cung Văn hóa Trường Xuân, có tới 6.000 – 7.000 học viên Pháp Luân Công luyện công, được chia thành 5 nhóm. Khi nhìn thấy cảnh tượng các học viên biểu diễn các động tác chậm rãi và ôn hòa, vị Cục trưởng rất phấn khích và nói với các thuộc cấp: “Đây là Pháp Luân Công!”
Mỗi buổi sáng, có khoảng 6.000 – 7.000 người luyện công tại Cung Văn hóa Trường Xuân
Vào ngày 15 tháng 05 năm 1998, hơn 10.000 người luyện công tại Cung Văn hóa Trường Xuân
Đài Truyền hình Cát Lâm, Đài Truyền hình Trường Xuân, Nhật báo Trường Xuân, Báo Thương mại Trường Xuân và nhiều hãng thông tấn khác đã tường thuật về sự kiện luyện công nhóm ngày 15 tháng 05 năm 1998. CCTV (Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc) cũng tường thuật chi tiết về sự kiện này vào ngày 28 tháng 05 năm 1998.
Khi Thế vận hội Mùa đông Quốc gia lần thứ 9 khai mạc ở Trường Xuân vào ngày 10 tháng 01 năm 1999, khoảng 10.000 học viên đã tổ chức biểu diễn các bài công pháp để ủng hộ Đại Pháp ở Cung Văn hóa Trường Xuân vào ngày hôm sau. Hôm đó, Đài truyền hình Giáo dục Cát Lâm đã cử một phóng viên đến phỏng vấn các học viên tham gia. Những người được phỏng vấn bao gồm các giáo sư lâu năm, các quan chức, tiến sĩ và người thuộc các ban ngành. Họ đều chia sẻ trải nghiệm và việc đề cao tâm tính của mình khi tập luyện Pháp Luân Công. Cử chỉ hòa nhã và tử tế của họ đã gây ấn tượng sâu sắc cho người phóng viên. Sau đó, đài truyền hình đã phát sóng bài phỏng vấn, cũng như băng hình Sư phụ dạy các bài công pháp.
Các học viên biểu diễn luyện công trước Sân vận động Nam Lĩnh trong Thế Vận hội Mùa đông Quốc gia lần thứ 9
Để giúp các vận động viên của Thế vận hội Mùa đông Quốc gia lần thứ 9 biết về Pháp Luân Đại Pháp, các học viên đã tổ chức biểu diễn luyện công với quy mô lớn ở sân vận động Nam Lĩnh. Lúc đó, mọi người đã cảm nhận được bầu không khí áp lực. Thực ra, đó là buổi biểu diễn luyện công quy mô lớn lần cuối cùng trước khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc đàn áp.
Điểm luyện công ở quảng trường Chính Dương, Trường Xuân
Điểm luyện công ở khách sạn Khách Xa
Điểm luyện công ở Quảng trường Tây An (ảnh trái) và Quảng trường Nhân dân (ảnh phải)
4. Đại Pháp hồng truyền ra các địa phương bên ngoài Trường Xuân
Có một học viên sống sâu trong rừng Đại Hưng An. Vào tháng 09 năm 1994, ông ấy bất ngờ nhận được một bản fax nói rằng mẹ của ông đang ốm nặng và các bác sỹ nói bà không còn hy vọng gì nữa. Tuy nhiên, sau khi ông về thăm nhà, mẹ của ông đã dần dần bình phục. Một đêm, mẹ ông đánh thức ông dậy và nói: “Mẹ thấy có các bánh xe quay khắp nơi trên chăn. Màu sắc của chúng thật đẹp, nhưng mẹ không thể nắm lấy chúng. Con có biết điều gì đang diễn ra không?” Ngay lập tức, ông hiểu rằng đó là Pháp Luân đang điều chỉnh cơ thể của mẹ mình. Gia đình và những người dân làng đều muốn học Pháp Luân Công sau khi chứng kiến sự hồi phục kỳ diệu của mẹ ông. Mỗi gia đình trong làng đã cử một người đại diện đến nhà ông để học Pháp Luân Công, và họ quay trở về nhà và dạy cho những người khác. Cuối cùng, hơn 30 dân làng đã học được các bài công pháp. Người học viên này sau đó lại đến làng nơi anh trai mình sinh sống và dạy các bài công pháp cho hơn 40 người ở đó. Tất cả những người mới đến trải nghiệm được những thay đổi tích cực, và một vài người trong số họ thậm chí còn khỏi bệnh hoàn toàn nhờ môn tập này.
Đại Pháp truyền tới thị trấn Mễ Sa Tử, thành phố Đức Huệ
Công Chủ Lĩnh – Quê nhà của Sư phụ (ảnh trái) Đại Pháp hồng truyền tới Du Thụ (ảnh phải)
Thomas, một học viên người Pháp đến Trường Xuân để học tiếng Trung Quốc
Một học viên Pháp Luân Công người Pháp, anh Thomas Dobson đã tới thành phố Trường Xuân để học tiếng Trung Quốc trước khi cuộc bức hại năm 1999 bắt đầu. Lúc đó, anh chỉ mới 22 tuổi. Anh nói: “Tôi định học tiếng Trung Quốc vì tôi không thể đọc nhiều sách Pháp Luân Công và các thông tin liên quan, bởi chúng đều viết bằng tiếng Trung. Vì vậy, tôi đã quyết tâm học tiếng Trung Quốc.” (Trích từ bài chia sẻ: https://en.minghui.org/html/articles/2012/1/12/130656.html)
Thomas nói tiếp: “Khi tới Trường Xuân, điều thú vị nhất mà tôi thấy là mỗi gia đình đều có ít nhất một người tập Pháp Luân Công. Bất kể bạn ở đâu, chỉ 10 phút đi bộ là có thể đưa bạn đến một điểm luyện công. Điểm luyện công gần nơi tôi ở có khoảng 200 người luyện công mỗi sáng vào lúc gần 5 giờ. Sau đó, các nhóm học Pháp có ở khắp nơi. Thật đáng kinh ngạc! Cảm giác như cả thành phố này đang chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn để hướng nội và tìm kiếm thiếu sót của mình vậy. Quan sát tất cả những điều này đã đem lại cho tôi động lực rất lớn trong việc tu luyện và đề cao của mình. Thật đáng quý khi có nhiều người đến vậy đang cố gắng đề cao bản thân.”
5. Triển lãm Thư họa Pháp Luân Đại Pháp
Triển lãm Thư họa Pháp Luân Đại Pháp lần thứ nhất
Triển lãm thư họa lần thứ nhất được tổ chức để kỷ niệm ba năm Sư phụ giảng Pháp ra công chúng. Triển lãm diễn ra từ ngày 10 đến ngày 14 tháng 05 năm 1995 tại phòng trưng bày của tòa nhà Khoa học Trường Xuân.
“Hơn 655 bức thư pháp, quốc họa (tranh vẽ theo phong cách Trung Hoa), tranh sơn dầu, tranh in, điêu khắc gỗ, tranh màu nước, tranh vải, thêu, cắt giấy, cờ, ảnh và các tác phẩm thủ công được trưng bày. Trong vòng năm ngày, hơn 6.000 khách thăm quan từ khắp các địa phương của Trung Quốc đã tới thăm quan triển lãm, bao gồm cả một vài người Mỹ. Ban quản lý từ hội nghiên cứu khí công tỉnh và thành phố cũng tới buổi triển lãm. Sau khi ngắm nghía từng tác phẩm nghệ thuật, họ đã ca ngợi Pháp Luân Công và buổi triển lãm rất nhiều. Họ cũng đề tặng lưu bút cho Pháp Luân Công và buổi triển lãm, trong đó, họ ca ngợi Sư phụ đã dạy mọi người đạo đức và Pháp Luân Công có lợi cho công chúng, và họ cũng khuyến khích công chúng tập luyện Pháp Luân Công. Tất cả các bức ảnh chụp họ tham dự triển lãm và đề tặng lưu bút đều được công bố trong bài báo ‘Pháp Luân Đại Pháp ở Trường Xuân’”.
Triển lãm Thư họa Pháp Luân Đại Pháp lần thứ nhất
Tác phẩm “Tảo hồi gia viên đồ” trong Triển lãm Thư họa Pháp Luân Đại Pháp lần thứ nhất
“Pháp Luân Đại Pháp ở Trường Xuân”, phiên bản 4, ấn bản số 6, ngày 18 tháng 07 năm 1995
Bức họa “Tảo hồi gia viên đồ” được vẽ bởi một học viên có thiên mục khai mở. Trong bức họa này, ông đã mô tả một thiên đường trang nghiêm và tráng lệ cho chúng ta.
Triển lãm Thư họa Pháp Luân Đại Pháp lần thứ hai
Từ ngày 10 đến ngày 18 tháng 05 năm 1997, các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trường Xuân đã tổ chức buổi Triển lãm Thư họa lần thứ hai tại sân vận động Thể thao Nam Lĩnh ở Trường Xuân, để kỷ niệm 05 năm ngày Sư phụ Lý Hồng Chí giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng.
Pháp tượng của Sư phụ được đặt tại cửa ra vào của buổi Triển lãm Thư họa Pháp Luân Đại Pháp lần thứ hai
Triển lãm Thư họa Pháp Luân Đại Pháp lần thứ hai
Triển lãm này thu hút được hơn một nghìn tác phẩm nghệ thuật, bao gồm các tác phẩm thư pháp, ảnh, điêu khắc, cắt giấy, vẽ, tranh thêu, thảm thêu và các tác phẩm thủ công khác.
Trong lần triển lãm này, có hai hội thảo nghệ thuật khác do các học viên tổ chức. Hơn 30 nhà thư pháp nổi tiếng, các họa sĩ và thư pháp nghiệp dư cũng như các sinh viên đến từ Khoa Nghệ thuật của Trường Đại học Sư phạm Đông Bắc đã đến để thể hiện tài năng. Phần lớn họ là các đệ tử Đại Pháp. Cuối buổi triển lãm, các tác phẩm của họ đã được ghép lại thành một kiệt tác dài 35 mét.
Khi Sư phụ trở lại Trường Xuân, Ngài đã ca ngợi triển lãm nghệ thuật này và nói: “Đây là uy đức của chư vị!” (Trích từ bài chia sẻ: https://en.minghui.org/html/articles/2011/5/27/125562.html)
Hội thảo nghệ thuật (ảnh trái), chụp ảnh nhóm ở sân vận động vào cuối buổi triển lãm (ảnh phải)
6. Các báo và tạp chí phát hành về chủ đề Pháp Luân Công
Tiểu báo ‘Pháp Luân Đại Pháp ở Trường Xuân’
Tờ báo do các học viên ở Trường Xuân xuất bản – Ấn bản số 1 và số 2
Ấn bản số 6 và số 7
Các học viên Pháp Luân Công ở Trường Xuân đã phát hành một tờ báo nhằm cấp cho mọi người một nền tảng để biết đến Pháp Luân Công. Số đầu tiên giới thiệu ngắn gọn về Sư phụ và Pháp Luân Công, và đưa ra nhiều ví dụ có thật để minh họa tác dụng kỳ diệu của Pháp Luân Công.
Số thứ hai, đổi tên thành Pháp Luân Công ở Trường Xuân, xuất bản vào tháng 07 năm 1994. Trang đầu tiên nói về các lớp giảng Pháp của Sư phụ được tổ chức ở hội trường Minh Phóng Cung, đại học Cát Lâm đã thu hút hơn 3.000 người. Một tờ báo khí công phỏng vấn Sư phụ và hỏi về những đối tượng thích hợp nhất để tập Pháp Luân Công. Sư phụ trả lời:“Trong các lớp học của tôi, có những vị cao niên đã ở tuổi 90, và các cháu nhỏ mới sáu tuổi. Học viên của tôi là những trí thức, cũng như những nông dân và công nhân. Một vài học viên đã từng tập khí công trước đó, trong khi những người khác thì chưa. Tóm lại, môn tập này phù hợp với người thuộc tất cả các thành phần trong xã hội. Miễn là một người có tư duy, bạn có thể học các bài công pháp Pháp Luân Công và học các nguyên lý.”
Ấn bản số 6 được xuất bản vào tháng 07 năm 1995 và được đổi tên thành Pháp Luân Đại Pháp ở Trường Xuân.
Ấn bản số 7 của tờ báo công bố các tác phẩm nghệ thuật của buổi Triển lãm Nghệ thuật và Nhiếp Ảnh Pháp Luân Đại Pháp tại Trường Xuân lần thứ nhất, để kỷ niệm ba năm Sư phụ truyền Pháp.
Vào ngày 10 tháng 01 năm 1996, Sư phụ đã viết tặng tờ báo dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp ở Trường Xuân” để in trong các số tiếp theo, với hình một Pháp Luân nằm ở bên phải. Trang đầu tiên của ấn bản tiếp theo cũng công bố bức ảnh đề từ của Sư phụ “Pháp Luân Đại Pháp ở Trường Xuân”.
Báo cáo của tạp chí Lan Đài Nội Ngoại
Tạp chí Lan Đài Nội Ngoại (xuất bản cả trong và ngoài Trung Quốc) đã đưa tin về sự phổ truyền rộng rãi của Pháp Luân Công ở Trường Xuân ba lần kể từ tháng 03 năm 1998 cho tới khi cuộc bức hại bắt đầu vào ngày 20 tháng 07 năm 1999. Báo cáo bao gồm bài giới thiệu về Pháp Luân Công và các bức ảnh các học viên luyện công ngoài trời.
Các bức ảnh dưới đây xuất hiện trong bài báo: “Phương pháp tốt nhất để chữa bệnh khỏe người là tập Pháp Luân Công” xuất bản năm 1998 trong mục “Chúc bạn sức khỏe” của tạp chí. Các bức ảnh là hình các học viên ở thành phố Trường Xuân, Trung Quốc kỷ niệm sáu năm ngày Sư phụ truyền Pháp và dạy công, có cả ảnh của Cục trưởng Tổng cục Thể thao đương thời khi tới thăm quan các học viên luyện công buổi sáng.
7. Tổ nghiên cứu điều tra của Tổng cục Thể thao Trung Quốc tới thăm Trường Xuân
Từ 18 đến 20 tháng 10 năm 1998, có ba người thuộc Tổng cục Thể thao Trung Quốc đã tới Trường Xuân để điều tra về Pháp Luân Công. Sau khi điều tra, đội trưởng Khâu Ngọc Tài kết luận: “Qua điều tra, chúng tôi thấy có hơn 10.000 người đang tập Pháp Luân Công ở Trường Xuân, trong đó có các giáo sư đại học và các quan chức cấp cao. Từ các công nhân cho tới những người trí thức, tất cả mọi người đều có vẻ đã được hưởng nhiều lợi ích từ môn tập này. Chúng tôi cho rằng Pháp Luân Công thật sự hiệu quả trong việc đề cao sức khỏe, ổn định xã hội và giúp tăng cường đạo đức. Chúng ta nên nhận thức đầy đủ các tác dụng của Pháp Luân Công.”
(còn nữa…)
Từ Thông tri kêu gọi viết bài kỷ niệm 20 năm Đại Pháp hồng truyền
Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2012/6/6/258467.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/7/9/134354.html
Đăng ngày: 20 – 8– 2012; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.