Bài viết của Lý Giai và Thẩm Dung, các phóng viên Minh Huệ tại Đài Bắc, Đài Loan

[MINH HUỆ 13-05-2025] Chiều ngày 10 tháng 5 năm 2025, các hoạt động kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới đã được tổ chức tại Công viên Hòa bình 228 ở Đài Bắc. Sự kiện bao gồm các hoạt động luyện công tập thể, biểu diễn âm nhạc, múa cổ điển cùng nhiều hoạt động khác nhằm chia sẻ những lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như hy vọng mà Pháp Luân Đại Pháp mang lại cho mọi người. Không khí lễ hội thật rộn ràng và hân hoan.

2025-5-12-taipei-513-01.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Bắc đã tập trung tại Công viên Hòa bình 228 để chúc mừng sinh nhật Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, chiều ngày 10 tháng 5 năm 2025.

Công viên Hòa bình 228 được xây dựng vào năm 1899 và là công viên lâu đời nhất ở Đài Bắc. Nơi đây có những khu vườn theo phong cách cổ điển và được du khách từ khắp nơi trên thế giới yêu thích.

Mặc dù sáng hôm đó trời mưa to nhưng cơn mưa đã tạnh trước khi các hoạt động buổi chiều bắt đầu. Sau cơn mưa, không khí trong lành và mặt trời ló rạng. Đoàn Cờ trống Tân Đường Nhân, Đoàn nhạc Tian Guo, Đội trống lưng cùng các tiết mục biểu diễn múa cổ điển của các nữ học viên, đã thu hút nhiều người dân Đài Bắc cũng như du khách đến từ châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á. Cả người già và trẻ nhỏ đã ngồi kín khu vực chỗ ngồi ngoài trời hình tròn.

Nhiều đoàn du khách đã nán lại xem các màn biểu diễn. Nhiều người đã vui mừng đón nhận tài liệu giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp và những bông hoa sen giấy. Một số người chúc các học viên Pháp Luân Đại Pháp bình an, trong khi những người khác xin chụp ảnh cùng họ. Không khí lễ hội tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.

93cc9c85f95312e7c07839352ba59910.jpg

a03102839c76ecb7791937ca3e94f59b.jpg

8c32f1a01d57ae5aec6a260fd401cd3e.jpg

cc2b93d37c26a0d414243c6034e3c160.jpg

a0bb8aeb3febcd1bd049ca9bdbfd4643.jpg

Đoàn Cờ trống Tân Đường Nhân, Đoàn nhạc Tian Guo, Đội trống lưng và các nữ vũ công múa cổ điển đã biểu diễn tại Sân khấu Công viên Hòa bình 228 Đài Bắc, chiều ngày 10 tháng 5 năm 2025.

Sau khi biểu diễn, tất cả các học viên đã trình diễn bài công pháp thứ nhất, thứ ba và thứ tư. Cuối cùng, mọi người tập trung trước sân khấu và đồng thanh chúc mừng sinh nhật Sư phụ Lý Hồng Chí: “Chúc mừng sinh nhật Sư phụ! Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo!”

12b224ae356b8791286ad66539205a65.jpg

d1227b4a585d673e261aebe8fbf9bc6d.jpg

Các học viên ở Đài Bắc kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp và trình diễn luyện công tập thể tại Công viên Hòa bình 228.

Người dân Đài Bắc và du khách khắp thế giới vui mừng đón nhận tin tốt lành của Đại Pháp

d6f1ea77f0608357ba50b80c2511f550.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Đài Bắc tập trung tại Công viên Hòa bình 228 để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp. Người dân và du khách đổ nô nức tới xem.

Bà Khâu, một giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu ở Đài Bắc, trông thấy mọi người cùng nhau luyện Pháp Luân Công, bà nói: “Pháp Luân Công rất tốt. Luyện công trong công viên không khí trong lành, và mọi người đều rất thân thiện”. Bà cho hay bà hoàn toàn đồng tình với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, và còn nói thêm: “Đài Loan thực sự cần Pháp Luân Công và sức mạnh của đạo đức”.

Anh Jason, đến từ Canada, là một giáo viên dạy Thái Cực Quyền. Sau khi xem sự kiện, anh tỏ ra rất quan tâm tới Pháp Luân Công. Anh nói: “Buổi biểu diễn thật xuất sắc. Tôi rất thích các tiết mục này”. Anh muốn tìm hiểu thêm về môn tu luyện nên đã quyết định ở lại xem màn trình diễn các bài công pháp.

Anh Lý, một công chức đến từ Hàn Quốc, cùng vợ đang thăm Đài Loan và bị thu hút bởi màn biểu diễn các tiết mục múa cổ điển của các học viên. Họ chăm chú xem phần giới thiệu về Pháp Luân Công viết bằng tiếng Hàn và thảo luận với nhau. Hai vợ chồng mỉm cười và chia sẻ về trải nghiệm xem buổi biểu diễn: “Chúng tôi cảm thấy tràn đầy tình yêu thương”.

Học viên Pháp Luân Công chia sẻ về trải nghiệm tu luyện của bản thân

Nhiều học viên Pháp Luân Công đã đưa gia đình và bạn bè đến tham gia lễ kỷ niệm. Trong số đó có các em học sinh nhỏ tuổi, các cụ ông cụ bà cùng các học viên thuộc mọi tầng lớp xã hội.

Một số người đã tập Pháp Luân Công cùng cha mẹ từ khi còn nhỏ, một số người đã tu luyện tâm tính qua những thử thách của cuộc sống gia đình và nuôi dạy con cái trong khi những người khác đã trải qua những chuyển biến về sức khỏe và cuộc sống. Câu chuyện của họ dù thật giản dị nhưng tỏa sáng rực rỡ cùng với sự thăng hoa tinh thần.

Người nghỉ hưu: Bệnh tật lâu năm được chữa khỏi mà không cần dùng thuốc, tìm thấy con đường trở về với chân ngã của mình

Ở tuổi 74, bà Trần Nguyệt Bội nhận thấy sau khi tu luyện Pháp Luân Công, tính khí của chồng bà trở nên dịu hơn và tư duy của ông đã hoàn toàn đổi mới. Vì vậy, ở tuổi 65, bà đã quyết định tham gia lớp học 9 ngày.

13054b491db6994e1ac00bb3c2127057.jpg

Sau ba tháng tu luyện, bà Trần Nguyệt Bội vui mừng khi thấy những căn bệnh lâu năm của mình biến mất mà không cần dùng thuốc.

Bà nhớ lại cảnh tượng buổi học đầu tiên tại lớp học 9 ngày: “Vào ngày đầu tiên của lớp học, tôi đã ngủ suốt cả buổi, nhưng trên đường về nhà hôm đó, tôi cảm thấy nhẹ như lông hồng và cơ thể tôi cảm thấy hoàn toàn khác biệt”.

Sau ba tháng tu luyện, bà Trần vui mừng khi thấy những căn bệnh lâu năm của mình đã biến mất mà không cần dùng thuốc. “Ban đầu, tôi bị viêm gan B nhưng trong một lần kiểm tra theo dõi, bác sĩ nói rằng virus viêm gan B không còn nữa. Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe khác nhau của tôi như viêm da cơ địa và viêm cân gan chân đều biến mất”.

Nói về sự cải biến tâm tính của bản thân, bà mỉm cười hiền từ: “Thông qua học Pháp, tôi biết rằng hướng nội là Pháp bảo. Nhờ đó, vợ chồng tôi không còn xảy ra xung đột nữa, bởi vì cả hai chúng tôi đều đã lĩnh hội được Pháp lý về việc hướng nội”.

Vào ngày này, khi cả thế giới cùng kỷ niệm, bà kính cẩn và rưng rưng nước mắt nói: “Tôi vô cùng biết ơn lòng từ bi vô hạn và sự vất vả của Sư tôn. Lòng biết ơn này thực sự không thể diễn tả bằng ngôn ngữ của người thường”.

Người nội trợ: Hành xử theo tiêu chuẩn của người tu luyện và đề cao tâm tính trong quá trình nuôi dạy con cái

Cô Lý Úc Mai, 50 tuổi, đã tu luyện được hơn 20 năm. Ban đầu, cô được một đồng nghiệp giới thiệu Đại Pháp qua một tờ thông tin Pháp Luân Công.

f6a355068ce68ffe8904a485b7d1ccfc.jpg

Cô Úc Mai chiểu theo tiêu chuẩn của người tu luyện, đã vượt qua nhiều khảo nghiệm liên quan đến việc nuôi dạy con cái.

Một cuốn tài liệu nhỏ về Pháp Luân Đại Pháp có thể mở ra một thế giới và một lối sống hoàn toàn mới cho mọi người. Cô nói: “Trước đây tôi thường xuyên bị cảm lạnh và phải đến phòng khám, nhưng sau khi bắt đầu tu luyện, những bệnh tật và đau đớn của tôi gần như hoàn toàn biến mất. Tôi đã không phải sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của mình ngoại trừ việc sinh con”.

Cô Úc Mai có ba người con trai. Đối mặt với nhiều thử thách trong việc nuôi dạy con cái, cô nói: “Chúng chơi đùa và thường xuyên đánh nhau, [việc này] đôi khi trở thành khảo nghiệm sự kiên nhẫn của tôi. Nhưng bất cứ khi nào cảm thấy mình sắp mất bình tĩnh, tôi lại nhớ đến những lời giảng của Sư phụ và tự nhắc nhở mình phải bình tĩnh, hành xử như một người tu luyện và không để cảm xúc dẫn động”.

Nhìn lại quá khứ, đôi mắt cô ngấn lệ. Cô nói: “Trong hơn 20 năm tu luyện, tôi đã trải qua nhiều khổ nạn, một số trong đó có những khảo nghiệm sinh tử. Sư phụ luôn ở bên cạnh tôi, cứu tôi khỏi dòng nước đen. Tôi thực sự biết ơn Sư phụ và kính chúc Sư tôn sinh nhật vui vẻ!”

Nghiên cứu sinh: Trưởng thành mà không lạc lối, bước đi trên con đường của mình với Chân-Thiện-Nhẫn

Cô Hữu Hủy, 26 tuổi, hiện là một nghiên cứu sinh. Vì các thành viên trong gia đình đều là học viên Pháp Luân Công nên cô đã có cơ duyên tiếp xúc với Đại Pháp từ khi còn nhỏ và bước vào tu luyện một cách tự nhiên. “Nếu tính từ khi sinh ra, tôi đã tu luyện suốt 26 năm mà không gián đoạn”.

651fc18973132b774ddbad9733f4d885.jpg

Cô Hữu Hủy cảm tạ Sư phụ đã dẫn dắt, giúp cô luôn giữ được tâm trí sáng suốt và bình yên trong quá trình trưởng thành.

Đối mặt với nhiều giá trị quan khác nhau trên con đường trưởng thành, cô Hữu Hủy cho hay chính nhờ tu luyện mà cô đã có thể bảo trì được sự sáng suốt và bình yên trong nội tâm. “Đại Pháp đã dạy cho tôi một định hướng rõ ràng trong cách đối nhân xử thế. Tôi sẽ lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm nguyên tắc của mình để đối xử với mọi người và mọi việc”.

Chính sự khoan dung và thấu hiểu đã khiến bạn bè cảm nhận được ở cô sự ấm áp và trí huệ khác biệt so với những người khác. “Tôi không để bản thân bị cuốn theo cảm xúc, thay vào đó, tôi tìm cách để làm cho mọi việc tốt đẹp hơn. Bạn bè tôi thường nói rằng sau khi nói chuyện với tôi, họ cảm thấy có thể nhìn sự việc từ các góc độ khác nhau và không còn phiền muộn nữa”.

Nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, cô Hữu Hủy chân thành nói: “Tôi rất biết ơn vì có cơ duyên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi cũng rất biết ơn Sư phụ đã luôn coi sóc và bảo hộ, giúp tôi không ngừng hiểu được ý nghĩa thực sự của sinh mệnh và tiếp tục tiến bước với quyết tâm lớn hơn nữa”.

Kỹ sư: Thụ ích cả về thể chất lẫn tinh thần, đây là điều tôi hằng tìm kiếm

Anh Ngô Giai Tuấn, 39 tuổi, là một kỹ sư mạng đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 19 năm. Anh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sau khi được mẹ anh giới thiệu. Điều thực sự khiến anh cảm động đó là sự chấn động mạnh mẽ từ trong tâm. “Khi lần đầu tiên tiếp xúc với Pháp Luân Đại Pháp, tôi có một cảm giác sâu sắc rằng đây chính là điều mà tôi hằng tìm kiếm”.

f359e6d0a823f5ca61002a2d66efa7b5.jpg

Anh Gia Quân được thụ ích cả về thể chất lẫn tinh thần sau khi tu luyện và [hôm nay] anh đã đưa vợ cùng các con tới tham gia các hoạt động.

Những cải thiện về thể chất cũng cho phép anh trải nghiệm sự kỳ diệu của Pháp Luân Đại Pháp. “Khi còn nhỏ, tôi bị bệnh hen suyễn, vốn là căn bệnh mà y học hiện đại cho rằng không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, khi tôi dần dần buông bỏ những khúc mắc về tình cảm cùng nhiều chấp trước khác nhau, các triệu chứng hen suyễn này đã không bao giờ quay trở lại”.

Ngoài những thay đổi về thể chất, anh cho biết tâm tính của mình cũng đã thay đổi tích cực. “Trước đây tôi rất thiếu kiên nhẫn, hay lo lắng và luôn hấp tấp trong mọi việc. Nhưng sau khi tu luyện, tôi nhận ra rằng nhiều việc không thể vội vàng được và mọi thứ đều có thời điểm của nó”.

Anh đưa gia đình đến để gửi lời chúc tốt đẹp và lòng biết ơn chân thành nhất đến Sư phụ: “Trong suốt hành trình tu luyện của mình, tôi cảm thấy Sư phụ đã gánh chịu rất nhiều cho các đệ tử. Lòng biết ơn của tôi đối với Sư phụ không thể diễn tả bằng một vài lời nói được. Tôi chỉ có thể tinh tấn hơn nữa để không phụ lòng từ bi cứu độ của Ngài! Cảm tạ Sư phụ. Chúc mừng sinh nhật Sư phụ!”

Tất cả các học viên Đại Pháp đều cảm ân vẻ đẹp và huyền năng của Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại cho họ sức khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời nâng cao đạo đức. Mặc dù câu chuyện của mỗi người khác nhau nhưng tất cả đều nói về cùng một hành trình, đó là hành trình đi đến sự tươi sáng và hy vọng.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/5/13/494517.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/5/16/227830.html

Đăng ngày 20-05-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.