Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Ấn Độ

[MINH HUỆ 01-03-2025] Trong chuyến hành trình 70 ngày vào năm 2024, bà Christiane, một học viên phương Tây, đã vượt hàng ngàn dặm để mang phúc âm của Pháp Luân Đại Pháp tới một số ngôi làng và trường học ở vùng nông thôn hẻo lánh của Ấn Độ, và bà đã tổ chức được hơn 27 buổi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp tại Kalimpong, Sikkim, Takdah, Lamahatta và Darjeeling ở vùng Đông Bắc Ấn Độ.

Ấn Độ tự hào có dân số đông nhất thế giới, với hơn 1,4 tỷ người, trong đó gần 2/3 dân số sống ở các ngôi làng nằm rải rác trên các ngọn núi, thung lũng, cao nguyên, sa mạc và bờ biển khắp tiểu lục địa.

Bất chấp thời tiết khắc nghiệt và mưa lớn, tất cả các buổi giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp của bà đều thành công và hầu hết các nhà tổ chức đều bày tỏ lòng biết ơn và ủng hộ thông qua việc trao thư cảm ơn để tôn vinh Pháp Luân Đại Pháp và các giá trị cốt lõi Chân-Thiện-Nhẫn.

c7bbd694bec3054af450c6dabfc6eedb.jpg

Bà Christiane (ở giữa) cầm thư cảm ơn của một trường học.

Kalimpong: Chân – Thiện – Nhẫn để lại ấn tượng sâu sắc

Kalimpong là một thị trấn nằm trên một sườn núi phía trên sông Teesta, dưới chân dãy Hy Mã Lạp Sơn của vùng Tây Bengal, phía Đông Ấn Độ. Nằm ở độ cao 1.250 mét (4.101 feet) so với mực nước biển, nơi đây từng là một phần của Con đường Tơ lụa nổi tiếng, nối liền Ấn Độ với Tây Tạng và Trung Quốc.

Tại Kalimpong, bốn trường học và một câu lạc bộ thể thao đã tổ chức các buổi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp, qua đó các học sinh được học các bài công pháp cùng nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn và tìm hiểu về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp đang diễn ra ở Trung Quốc.

317ff1febeed427e11dde441bb65d3ea.jpg1e5acd06cbe02cb6d57be69a43774c3f.jpg36b6751d635b15707491bde2618a9d3f.jpg6b88db2acc6a78580cda095b0d7052b7.jpg

Học sinh tại bốn ngôi trường ở Kalimpong học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp.

Ba buổi giới thiệu đã được tổ chức thành công tại ngôi trường đầu tiên, một trường của người Tây Tạng. Mặc dù đang là mùa thi cử nhưng phần lớn học sinh và cán bộ nhân viên của trường đã tham dự. Các học sinh đã được biết đến ba giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn và các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. Ngoài ra, thư viện của trường còn được tặng sách, tạp chí và các tài liệu về pháp môn này.

Trong thư cảm ơn của trường có đoạn viết: “Các buổi giới thiệu đã nâng cao nhận thức về những vi phạm nhân quyền tàn bạo, sự đàn áp và bức hại vô nhân tính đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Không chỉ vậy, học sinh tham gia còn được phát tặng các thẻ đánh dấu trang, tờ rơi, tập sách nhỏ và các tạp chí [về Pháp Luân Đại Pháp]. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự đóng góp vô tư và hào phóng này”.

Bức thư cảm ơn của một ngôi trường khác viết rằng buổi giới thiệu đã dạy các em học sinh về các giá trị đạo đức theo cách “rất nhân văn và trang trọng. Ba từ kỳ diệu: ‘Chân-Thiện-Nhẫn’ được truyền thụ thông qua các bài công pháp và thiền định nhẹ nhàng [đã] để lại ấn tượng khó phai cho tất cả những người tham dự”.

Bà Christiane cũng đã đến thăm thư viện khu vực và tặng tài liệu thông tin cho độc giả ở đó. Người phụ nữ phụ trách thư viện nói với bà rằng ngày hôm sau, đại diện từ hơn 20 thư viện ở quận Kalimpong sẽ có buổi họp ở đó và bà ấy sẽ phân phát tài liệu về Pháp Luân Đại Pháp cho họ.

Tin tức về Pháp Luân Đại Pháp cũng được lan truyền trong cộng đồng địa phương. Bà Christiane kể: “Một hôm, khi tôi đang đi dạo thì có một cậu bé chạy đến và nói với tôi rằng cậu ấy đã kể cho mẹ mình nghe buổi giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp được tổ chức ở trường của cậu ấy. Sau đó, mẹ cậu ấy đã lên mạng và bắt đầu luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp mỗi sáng”.

Thăm các vùng hẻo lánh của Nam Sikkim

Sau hai tuần ở Kalimpong, các buổi giới thiệu tiếp tục được tổ chức ở Sikkim – một bang đa sắc tộc của Ấn Độ, phía Bắc giáp Tây Tạng, phía Đông giáp Bhutan, phía Tây giáp Nepal, và phía Nam giáp với bang Tây Bengal của Ấn Độ.

Theo đề xuất của một số người, bà Christiane đã đến trường học của người Tây Tạng ở thị trấn Ravangla của Sikkim. Họ nói với bà rằng thật tốt biết mấy nếu bà có thể tổ chức buổi giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp tại ngôi trường đó, và bà cảm thấy cuối cùng cơ duyên đã đến.

Sau khi tổ chức hai buổi giới thiệu tại trường học của người Tây Tạng vào ngày cuối cùng trước kỳ nghỉ hè, bà đã nhận được thư từ hiệu trưởng bày tỏ lòng biết ơn chân thành về những nỗ lực của bà trong việc chia sẻ Pháp Luân Đại Pháp.

a5b399d57f4527ec937c826ce6f81643.jpgfc62cd8a9711858e8d943f563ac88453.jpga39025384e3a5070812ce11b22a68db7.jpg6ab4945c3c41a90716187404428f6234.jpgbf8ae678607ef871bc2499911976d8c2.jpg2e0ed3321a44904762a4001923fca785.jpg

Học sinh tại trường học của người Tây Tạng ở Ravangla, Sikkim, học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp.

Bức thư cảm ơn viết: “Toàn thể cán bộ nhân viên và học sinh của trường chúng tôi rất vui khi được biết đến Pháp Luân Đại Pháp và các bài công pháp. Mọi người ai nấy đều rất thích. Mục tiêu chính của Pháp Luân Đại Pháp là phổ truyền Chân-Thiện-Nhẫn – các học sinh và giáo viên trường tôi rất trân trọng điều này”.

Trong thời gian 15 ngày ở Sikkim, bà Christiane cũng đã tổ chức một buổi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp tại một nhà trẻ dành cho các bé gái và đến thăm Thư viện Trung tâm của Viện Công nghệ Quốc gia (NIT) của Sikkim để tặng sách và tài liệu thông tin về Pháp Luân Đại Pháp. Nhiều người chia sẻ rằng họ cảm thấy vui vẻ và sảng khoái sau khi tập các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp. Sau buổi giới thiệu ở trường, người giáo iên hỗ trợ bà Christiane đã nói với bà rằng cơn đau đầu dữ dội của anh ấy đã hoàn toàn biến mất trong khi luyện công.

Sau Ravangla, bà Christiane đến thăm một ngôi làng nhỏ có tên Selep và trọ tại một nhà dân trong làng. Bà cho biết: “Ngay cả ở đây, ở ‘nơi xa xôi hẻo lánh’ này, nhờ sự khích lệ của người dân, chúng tôi đã tổ chức được các buổi giới thiệu ở hai trường học.”

Một hiệu trưởng đã bày tỏ sự cảm kích đối với “buổi giới thiệu tuyệt vời” về Pháp Luân Đại Pháp cho các em học sinh, và nói rằng buổi học đã có “tác động đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các em.” Ông còn cho biết buổi giới thiệu “đã cung cấp [cho học sinh] những phương tiện hữu ích giúp định hướng cho cả việc học tập và đời sống cá nhân cho các em.”

Một hiệu trưởng của trường học khác viết: “Thật vinh hạnh khi được thấy sự hào hứng và niềm vui mà các buổi giới thiệu [về Pháp Luân Đại Pháp] đã mang đến cho học sinh của chúng tôi. […] Các em không chỉ hiểu được tầm quan trọng của những giá trị này mà còn học được cách thực hành chúng trong cuộc sống hàng ngày.”

Takdah và Lamahatta: “Một cảm giác biết ơn sâu sắc”

Sau làng Selep, điểm dừng chân tiếp theo của bà Christiane là làng Takdah. Trong tiếng Lepcha, Takdah có nghĩa là “sương mù” hay “sương”, và bất kỳ ai đến thăm Takdah sẽ thấy cái tên này phù hợp như thế nào. Ngôi làng có địa thế thoáng đãng, trải dài và được bao quanh bởi những vườn chè tuyệt đẹp.

bd8190bb69ddffb3d7f6faade33f1444.jpg730e29d5e33edbe4d180ac51b17eb388.jpg81e4c0b5bd455988af3ea680f5f40d62.jpg4a96568b1052b408b3411fb159ed847b.jpg7fccfb31ae6a0273e072c5bd864f83b8.jpg81bd511ea5704ecd6f64cfe147ab7395.jpg

Học sinh tại làng Takdah học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp.

Bà Christiane kể lại một trải nghiệm “hết sức thú vị”: trong lúc bà đang đợi một giáo viên thì bà gặp một cô gái trẻ, hóa ra cô ấy là cựu học sinh của một trường học khác. Cô gái trẻ này đã nài nỉ bà đến gặp hiệu trưởng để tổ chức một buổi giới thiệu. Bà nói: “Mặc dù đường đi từ Takdah đến đó, rồi đến điểm đến tiếp theo của tôi là Lamahatta hơi lòng vòng, nhưng tôi vẫn đến gặp vị hiệu trưởng, và sau đó, ông ấy đã sắp xếp hai buổi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp tại trường”.

Các trường học ở Takdah và Lamahatta cũng gửi thư cảm ơn bà Christiane đã giúp học sinh của họ hiểu được tầm quan trọng của các giá trị đạo đức và “chân lý của cuộc sống.”

Một trường học ở Takdah đã bày tỏ “lòng biết ơn sâu sắc” trong thư cảm ơn, và đề cập thêm rằng họ “rất may mắn” khi có một buổi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp với sự tham dự của hơn 150 học sinh cùng 5 giáo viên.

Bức thư cũng viết: “Pháp Luân Đại Pháp là một pháp môn thượng thừa để chữa lành những tâm hồn bị tổn thương thông qua các bài tập và thiền định nhẹ nhàng. Môn tu luyện cũng phổ truyền nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Trong thời đại cạnh tranh ngày nay, một tâm hồn bị tổn thương cũng giống như một con ngựa bị thương bị buộc phải chạy đua với những con ngựa khác. Do vậy, Pháp Luân Đại Pháp là một cách tốt để hàn gắn những tâm hồn bị tổn thương, đặc biệt là đối với các em học sinh”.

Một trường học ở Lamahatta cho biết các buổi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp đã có tác động sâu sắc và nâng cao đáng kể sức khỏe tinh thần và cảm xúc của học sinh. Bức thư cũng đề cập rằng buổi giới thiệu “đã truyền cảm hứng cho nhiều người coi thiền định là một phần ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày của mình.”

Thị trấn Darjeeling

Darjeeling, thị trấn trên đồi đẹp như tranh vẽ, cũng đã tổ chức một số buổi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp.

Hiệu trưởng của một trường nữ sinh, nơi từng tổ chức các buổi giới thiệu vào năm 2022 và 2023, một lần nữa đồng ý tiếp tục tổ chức buổi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2024.

600d27d3b1876d94121a2c5b1b92d96f.jpg79ed527df1dc6879427ad8ea66daccfb.jpgc9d935399fa858b91d3d1a187bb0bf01.jpgc2e9de331ad4373d486d3c252d90d3f0.jpgff6a18c17dfed91719f071962fa475b2.jpg86b7eca18b3dae35484719af5f5dd968.jpg

Học sinh ở Darjeeling học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp.

Ngôi trường này cũng đã trao một bức thư cảm ơn, trong đó viết: “Chúng tôi rất vui khi được kết duyên với ‘Pháp Luân Đại Pháp’, điều này đã mang đến cho tất cả chúng tôi cơ hội hướng tới một nội tâm an hòa. Các buổi bồi dưỡng về Chân-Thiện-Nhẫn có vai trò rất quan trọng trong việc giúp chúng tôi thiết lập được sự kết nối giữa thân và tâm, cũng như khích lệ chúng tôi trở thành những người tốt hơn không chỉ ở lời nói mà còn trong hành động. Chúng tôi cảm ơn bà vì đã mang đến cho chúng tôi những buổi học rất hay và ý nghĩa trong ba năm qua, và chúng tôi mong được có thêm nhiều buổi học hơn nữa trong tương lai”.

Ở một trường tiểu học nữ sinh khác, buổi giới thiệu đã được tổ chức vào năm 2022 nhưng hiệu trưởng không thể tham dự do bận công việc. Lần này, cô đã tham dự toàn bộ buổi đầu tiên. Khi tất cả học sinh và giáo viên đã rời đi sau khi buổi giới thiệu kết thúc, cô hiệu trưởng vẫn nán lại. Thấy vậy, bà Christiane đã mời cô xem một đoạn phim ngắn “Tại sao họ lại giết cha tôi?”. Phim kể về câu chuyện một học viên Pháp Luân Đại Pháp tên là Pháp Độ (Fadu), người có cha bị giết trong cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Cô hiệu trưởng ngồi một mình trong hội trường rộng lớn, chăm chú xem phim và sau đó đã viết một bức thư rất cảm động. Một phần nội dung như sau: “Chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với buổi nói chuyện sâu sắc của bà về Pháp Luân Đại Pháp. … Cảm ơn bà đã giúp chúng tôi hiểu được các nguyên tắc và lợi ích của Pháp Luân Đại Pháp. … Chúng tôi rất biết ơn vì cơ duyên này.”

Chuyến đi đến Sonada và Kurseong

Sau Darjeeling, bà Christiane đã ở lại hai ngày ở Sonada trên đường đến Kurseong, trong thời gian đó, bà đã đến thăm hai trường học và một trường cao đẳng để sắp xếp cho các buổi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp trong tương lai.

Điểm dừng chân cuối cùng của bà Christiane ở khu vực này là Kurseong, đây cũng là lần đầu tiên bà đến thăm nơi này. Theo bà mô tả, con đường nhỏ đi bộ từ đường chính đến nhà trọ của bà là một trong những đoạn đường khó đi nhất mà bà từng đi từ trước đến nay, vì nó rất trơn trượt. Ban đầu, bà chỉ định gặp gỡ để liên hệ cho các chuyến thăm trong tương lai, nhưng một lần nữa, cơ duyên lại được an bài theo một cách khác.

“Mẹ của chủ nhà trọ là một giáo viên đã nghỉ hưu và bà ấy đã nhiệt tình liên hệ với một số trường học. Chúng tôi đã tổ chức các buổi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ở hai trong số đó. Đáng tiếc là, ngôi trường thứ ba nằm ở khu vực trũng thấp và phải đóng cửa trong vài ngày vì mưa lớn liên tục”, bà nhớ lại.

Những giá trị siêu việt văn hóa truyền thống

Bà Christiane năm nay 73 tuổi, là một học viên người Đức gốc Tây Ban Nha đã sống tại Ấn Độ hơn 10 năm. Bà cho hay bà được khích lệ khi nhìn thấy người dân Ấn Độ ở các ngôi làng hưởng ứng Pháp Luân Đại Pháp và các giá trị phổ quát của môn tu luyện, và đó cũng là động lực để bà tiếp tục đến thăm các ngôi làng hẻo lánh năm này qua năm khác.

Tổng kết chuyến đi kéo dài chín tuần của mình, bà nói: “Đó quả là một trải nghiệm đầy cảm hứng khi được thấy những người đến từ các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau có thể sống hòa bình và bao dung lẫn nhau. Trong chuyến đi này, mọi người ở mọi tầng lớp đã giúp đỡ tôi một cách vô tư theo cách riêng của họ, làm cho tất cả các buổi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp này có thể được tổ chức thành công”.

Trong suốt hành trình này, bà Christiane đã vượt qua rất nhiều trở ngại và việc đến được mỗi vùng hẻo lánh thường rất khó khăn. Tuy nhiên, sự trân trọng của người dân và học sinh đối với Pháp Luân Đại Pháp, và niềm tin của họ rằng Chân-Thiện-Nhẫn có thể dẫn dắt họ đến một tương lai tươi sáng đã mang lại cho bà hy vọng.

“Các hiệu trưởng có một mối đồng cảm tự nhiên với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Họ tin chắc rằng những giá trị này sẽ mang lại lợi ích cho con em của họ”, bà Christiane cho biết.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/3/1/491232.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/3/2/225693.html

Đăng ngày 07-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share