—Chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới năm 2012
Bài của Đức Nguyên
[MINH HUỆ 12-05-2012]
Văn hóa Thần truyền 5.000 năm huy hoàng
Văn hóa Trung Quốc 5.000 năm huy hoàng là nền văn hóa Thần truyền. Tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất” là cốt lõi của văn hóa truyền thống Trung Quốc, và có một ảnh hưởng sâu sắc trên nhiều khía cạnh khác nhau của nhân loại, trong đó có đạo đức, giá trị quan và ý thức thẩm mỹ. Chẳng hạn quan niệm truyền thống của Trung Quốc về “Thiên nhân hợp nhất” là lấy quan hệ giữa người và Trời làm trung tâm để suy xét về vũ trụ và nhân sinh. Nó là một chủng thế giới quan và vũ trụ quan, là con người mong muốn đề cao cảnh giới, là quan niệm truyền thống của cội nguồn tư tưởng và sự trở về.
“Thiên nhân hợp nhất” có nội hàm rất sâu sắc, được ghi lại trong các tài liệu lịch sử bao hàm các nội dung như: Bàn Cổ khai thiên tịch địa, Nữ Oa dùng đất sét tạo ra con người, Tam Hoàng trị thế, Ngũ Đế đặt ra luật pháp, người và Thần cùng tồn tại, văn hóa Thần truyền, thời kỳ trời đất phân ly, Nữ Oa vá trời, cứu nhân loại khỏi sự sụp đổ; kể từ đó, con người và Thần, con người tự nhiên xác lập quan hệ, người xưa bắt đầu kính Trời bái Thần. Trung Quốc thời cổ đại xưng là Thần Châu.
Hoàng Đế ra đời, mở màn 5.000 năm văn hóa bán Thần. Có ghi chép lại rằng Hoàng Đế đã đắc Đạo viên mãn trong một cảnh tượng huy hoàng khi một con người trở thành Thần lại được triển hiện trước thần dân. Thần đã tạo ra con người, và con người cũng có thể đắc Đạo và trở thành Thần thông qua tu luyện.
Văn hóa tu luyện có một lịch sử lâu dài. Vào thời Xuân Thu (khoảng năm 520 trước Công nguyên), trong thời loạn thế có Thánh nhân hạ thế, tại cửa ải Hàm Cốc, Lão Tử đã để lại “Đạo Đức Kinh”, gồm 5.000 chữ nói về những bí ẩn của tu Đạo và đã cho phép nhận thức một cách có hệ thống về sinh mệnh, nhân thể và vũ trụ: Con người đến từ Thiên thượng, trở về Thiên thượng – “Thiên nhân hợp nhất”.
Cùng thời, một thời gian ngắn sau đó, đại vĩ nhân Khổng Tử đã dạy về “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”, đặt ra mối quan hệ đạo đức giữa con người với con người, và con người với xã hội; văn hóa Nho giáo đã trở thành văn hóa Trung Quốc chính thống. Sau đó, Phật giáo được truyền từ Tây Vực vào Trung Nguyên, Phật quang chiếu sáng, chúng sinh được phổ độ, tin Thần kính Phật, Phật giáo trở thành môn tu luyện phổ biến. Phật giáo tại Ấn Độ bị thất truyền, nhưng niềm tin vào Thần, kính trọng Trời tại Trung Thổ lại bén rễ và phát triển.
Đỉnh cao của văn hóa Trung Quốc là nền văn hóa của triều đại nhà Đường, thời kỳ mà Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều phát triển đến đỉnh; tư tưởng tam giáo đã thiết lập tư duy và hành vi của con người, thâm nhập vào các lĩnh vực của xã hội, khiến xã hội duy trì các tiêu chuẩn đạo đức cao, và triều đại nhà Đường huy hoàng đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Đường Thái Tông không chỉ tôn trọng Nho giáo, mà còn hỗ trợ Đạo giáo và Phật giáo. Triều đại nhà Đường đã hoàn thiện việc thờ cúng trời đất, các vị Thần và chế độ tế lễ tổ tiên hoàng tộc, mọi người kính Trời, tin Thần, tôn sùng đạo đức, đọc sách Thánh hiền, lấy việc đem lại lợi ích cho người dân là trách nhiệm của mình. Nho gia giảng “nhân giả ái nhân”, Đạo gia giảng “ngộ Đạo chứng chân”, Phật gia giảng “từ bi phổ độ”. Dưới ảnh hưởng của những tín ngưỡng chính thống, người ta hiểu được lý niệm làm người, bảo trì sự chất phác thiện lương, bản tính thuần chân, tìm kiếm chân lý, và kiên định hành thiện.
Đường Thái Tông hạ chiếu tổ chức các học giả biên soạn “Ngũ Kinh chính nghĩa”, các kinh điển của Nho gia trở thành tiêu chuẩn giảng dạy khoa cử trong triều đại nhà Đường, và các thế hệ sau vẫn tiếp tục dùng; tư tưởng của Nho gia trở thành chuẩn tắc cơ bản để điều chỉnh tư tưởng, hành vi của con người. Tư tưởng Đạo gia trong triều đại nhà Đường đã được phát huy rộng rãi, các học giả cầu Đạo tìm Đạo nhiều phi thường: chân thành khoáng đạt như Hạ Tri Chương, phiêu diêu thoát tục như Lý Bạch; trong hội họa có tranh vẽ tôn giáo, nghệ thuật của các họa sỹ được biết đến như là sự trợ giúp của Thần về nghệ thuật; âm nhạc có “Huyền chân đạo khúc”, “Đại la thiên khúc” rất thịnh hành; thư pháp tìm kiếm sự chân thành tự nhiên…
Nho, Phật, Đạo không chỉ là ba hệ thống chính giáo quan trọng, mà còn là cái trục của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Cho dù mỗi triều đại cuối cùng cũng đi đến hồi kết, bản chất của nền văn hóa mạnh mẽ và quan trọng này đã được truyền lại qua các thời đại.
Cốt lõi của văn hóa Thần truyền là tu luyện
Trong mắt người xưa, vũ trụ là vũ trụ của sinh mệnh, và “Đạo” là nguồn gốc của vạn vật, nguồn gốc của sinh mệnh. Vạn vật trên thế gian đều thay đổi, duy chỉ có Thiên Đạo là vĩnh hằng bất biến. Lão Tử giảng “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên” (Người thuận theo đất, đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên), mô tả mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, tiết lộ quy luật vận hành của vũ trụ là vạn sự vạn vật đều tuân theo đặc tính của vũ trụ và sinh sôi nảy nở không ngừng. “Quan thiên chi Đạo, chấp thiên chi hành” (quan sát Đạo của Trời, hành sự thuận theo Trời), đặt ra nguyên tắc ứng xử, là hành vi của mọi người nên chiểu theo Thiên Đạo, như vậy toàn bộ thể chất và tinh thần của bản thân sẽ thống nhất theo Thiên Đạo, có thể bao dung mọi thứ, thiên hạ đều quy theo, cũng có thể trường thọ.
Lấy cả Đạo gia và Phật gia xem xét, niềm tin vào Thần là hiển nhiên, học thuyết của họ đều chỉ đạo mọi người thông qua tu luyện để bước trên con đường trở thành Thần. Kỳ thực nói một cách nghiêm túc, cả Phật gia và Đạo gia đều là những tri thức về văn hóa “xuất thế”, không nhập thế gian. Phật gia tu luyện tại chùa, cách ly với xã hội, các tăng nhân đến thế gian chỉ là để hóa duyên (khất thực), đều hàm chứa những yếu tố tu hành trong đó. Thậm chí một khi xuất gia đều thay đổi danh tính, đoạn tuyệt với thế tục. Người tu Đạo rất nhiều đều là tự mình tu luyện, xa rời thế gian, có khi thân ở thế gian mà tâm lại ở ngoài thế gian. Trong lịch sử có rất nhiều kẻ sĩ đại đức tu Phật hướng Đạo trong quá trình tu luyện và viên mãn; bản thân họ cuối cùng đã lưu lại hai nền văn hóa phong phú của Phật và Đạo.
Nho gia là những tri thức về “nhập thế”, cũng là văn hóa chính thống của Trung Quốc. Tuy nhiên, cốt lõi của văn hóa Nho gia là lấy Đạo làm căn bản. Khổng Tử có tâm ngôn “Triêu văn Đạo, tịch khả tử” (sáng nghe Đạo, chiều chết cũng an lòng), cuốn “Kinh Dịch” của Nho gia được xếp vào vị trí tác phẩm kinh điển đứng đầu tất cả các kinh điển Trung Quốc. Khổng Tử vào cuối đời thích Kinh Dịch, đọc Dịch nhiều đến nỗi làm cho dây bện thẻ đứt ba lần (Khổng Tử vãn hỉ Dịch, độc Dịch vi tam tuyệt). Kinh Dịch mô tả Âm-Dương bát quái chính là bộ phận trí tuệ tinh hoa nhất của văn hóa cổ đại Trung Quốc, bản thân nó là một bộ phận của văn hóa Thần truyền. Đạo gia và Nho gia là tương đồng, Nho gia tu luyện đến tầng thứ cao thì thuộc về Đạo gia. Khổng Tử lấy một phần trong “Đạo” phù hợp với con người để truyền xuất ra. Vì vậy trong lịch sử có rất nhiều nhà Nho lớn là những đại ẩn sĩ, họ không những đầy đủ tài năng “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, mà đồng thời còn có tính cách khoáng đạt, kính Trời hiểu mệnh, sẵn có phẩm cách của “Đạo”.
Lịch sử Trung Quốc có rất nhiều an bài đặc thù: Ngay từ thời Võ Vương phạt Trụ, tại mỗi triều đại những vị mưu thần phò trợ và bảo vệ cho các Vua Chúa (chân mệnh Đế Vương) gây dựng giang sơn đều là các đạo sĩ. Triều đại nhà Chu là Khương Tử Nha; triều Hán là Trương Lương; triều Đường là Ngụy Trưng, Từ Mậu Công, Lý Tịnh, Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong; triều Tống là Miêu Quang Nghĩa; triều Minh là Lưu Bá Ôn. Trong bộ “Nhị thập tứ sử” có ghi chép đối với những người này, nói rõ rằng họ đều thuộc về Đạo gia, trong đó có nhiều người thậm chí là những nhà tiên tri nổi tiếng, như Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong với “Thôi Bối Đồ”, Lưu Bá Ôn với “Thiêu Bính Ca”, v.v.
Đạt Ma quay mặt vào vách chín năm, quá trình “diện bích” thực sự đã lưu lại một hình tượng Bồ Đề Đạt Ma… Cố sự Hòa thượng Tế Công thời Nam Tống thần thông quảng đại, dùng Phật Pháp thần thông trừng trị kẻ ác, biểu dương cái thiện vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.
Tu luyện thực sự không phải là người bất đắc chí đi tìm kiếm sự giải thoát, mà trong lịch sử các triều đại, ngay cả khi Hoàng đế đương triều được tận hưởng mọi sự giàu có và quyền quý trên thế gian, họ vẫn hướng Đạo tu luyện. Hoàng Đế [Hiên Viên] cầu Đạo [tiên ông] Quảng Thành Tử, tĩnh tu dưỡng thân, ở tuổi 120, Hoàng Đế cưỡi rồng giữa ban ngày bay lên trời (bạch nhật thăng thiên); Hán Văn Đế thích thú nghiên cứu “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử nhưng có chỗ không thông hiểu, do đó thiên thượng đã đặc phái Hà Thượng Công hạ thế đến truyền thụ, nhưng sợ Hán Văn Đế không kiên định tin tưởng, nên đã hiển thần tích biến hóa bảo cho Văn Đế; Đường Thái Tông tiễn Đường Huyền Trang sang Tây Thiên lấy kinh để truyền rộng tại Đông Thổ; Đường Huyền Tông đón xá lợi xương ngón tay Phật Thích Ca Mâu Ni tại chùa Pháp Môn vào trong cung để thờ cúng; “Thâm sơn tàng cổ tự”, Tống Huy Tông ra đề vẽ tranh lấy ngôi chùa Phật giáo làm đề mục; Thành Cát Tư Hãn ba lần triệu kiến đạo sĩ Khưu Xứ Cơ, hỏi việc trị quốc và phương pháp dưỡng sinh; thời vương triều nhà Thanh, Thuận Trị xuất gia, Hiếu Trang niệm Phật, những Hoàng đế khác đều lễ Phật, kính Trời.
Tây Du Ký đã tả một cách hoàn chỉnh các cố sự về tu luyện, gắn với một câu thoại rất có ý nghĩa: “Nhân thân nan đắc, Trung Thổ nan sinh, Chính Pháp nan ngộ, Toàn thử tam giả, Hạnh mạc đại yên” (Thân người khó được, Trung Thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp, Được cả ba điều, May mắn lắm thay!)
Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp tu luyện
Trong hàng nghìn năm, Trung Quốc đã có một nền văn hóa tu luyện với lịch sử lâu dài, các hiện tượng siêu thường, học thuyết, kỹ năng nhiều vô số kể. Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, tu luyện là gì, bản chất của tu luyện thực sự là gì, mục đích của nó, làm thế nào để đề cao trong tu luyện, làm sao để giải thích được tất cả các hiện tượng kỳ lạ trong khi luyện công, v.v. vẫn là chỗ mê khó giải.
Sư Phụ Lý Hồng Chí truyền xuất Pháp Luân Đại Pháp vào thời điểm khi mà người dân ngày càng lãng quên tinh hoa văn hóa [tu luyện ấy], nói với mọi người về nguyên lý của vũ trụ “Chân–Thiện–Nhẫn”, và tiết lộ bí mật mà những người tu luyện đã khổ công kiếm tìm hàng nghìn năm qua mà vẫn không biết được chân cơ.
Pháp Luân Đại Pháp còn gọi là Pháp Luân Công, là Đại Pháp tu luyện của Phật gia do Sư phụ Lý Hồng Chí truyền xuất năm 1992, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ là “Chân–Thiện–Nhẫn” làm chỉ đạo căn bản, tu luyện chiểu theo diễn hóa của vũ trụ. Hàng trăm triệu học viên đã chứng minh thông qua tu luyện rằng Pháp Luân Đại Pháp là một phương pháp tu luyện tuyệt vời, trong khi giúp người tu luyện đề cao tầng thứ, Pháp Luân Đại Pháp cũng có tác dụng tích cực trong việc ổn định xã hội, cải thiện sức khỏe thể chất của người dân, và nâng cao tiêu chuẩn đạo đức của họ.
Pháp Luân Đại Pháp trực chỉ nhân tâm, chỉ ra rằng tu luyện chân chính cần chiểu theo tiêu chuẩn “Chân–Thiện–Nhẫn” để tu luyện tâm mình, gọi là “tu tâm tính”. Tâm tính đề cao lên rồi, công (năng lượng) sẽ tăng, thân thể sẽ phát sinh những thay đổi to lớn.
Pháp Luân Đại Pháp còn có một phần để tu mệnh, là thông qua việc luyện các bài công pháp. Vì vậy, nói cách khác, Pháp Luân Đại Pháp yêu cầu cả tu và cả luyện, tu trước, luyện sau (tu tại tiên, luyện tại hậu).
Sư phụ Lý giảng trong Đại Viên Mãn Pháp như sau:
“Đại Pháp này cần phải vừa tu vừa luyện, ‘tu tại tiên luyện tại hậu’. Không tu tâm tính, chỉ luyện động tác thì không thể tăng công; chỉ tu tâm mà không luyện Đại Viên Mãn Pháp, thì công lực bị [ngăn] trở, và không cách nào cải biến được bản thể.”
Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp lấy Pháp Luân làm trung tâm. Pháp Luân có linh tính, [Nó] xoay chuyển, là thực thể vật chất cao năng lượng, tồn tại ở không gian khác. Pháp Luân mà Sư phụ Lý Hồng Chí cấp cho người tu luyện xoay chuyển không ngừng 24 giờ một ngày (người chân tu đọc Đại Pháp, hoặc xem video giảng Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí, hoặc nghe Sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp, hoặc theo học viên Đại Pháp học Pháp luyện công cũng có thể đắc Pháp Luân), giúp các học viên luyện công một cách tự động. Nói cách khác, người tu luyện dù chỉ luyện công một thời gian, còn Pháp Luân liên tục luyện người, không bao giờ dừng lại. Đây là phương pháp tu luyện duy nhất trong tất cả các pháp môn tu luyện được truyền xuất trên thế giới hiện nay đạt được “Pháp luyện người” .
Sư phụ Lý giảng:
“Pháp Luân xoay chuyển ấy có đầy đủ đặc tính giống như vũ trụ, nó là [hình] ảnh thu nhỏ của vũ trụ. Pháp Luân trong Phật gia, Âm Dương trong Đạo gia, hết thảy những gì của thế giới mười phương, không gì là không phản ánh tại Pháp Luân. Pháp Luân xoáy vào (thuận chiều kim đồng hồ1) độ bản thân, hấp thụ một lượng lớn năng lượng của vũ trụ, diễn hoá trở thành “công”; Pháp Luân xoáy ra (ngược chiều kim đồng hồ) độ nhân, phát phóng năng lượng, phổ độ chúng sinh, chỉnh lại cho đúng hết thảy các trạng thái không đúng; người ở gần chỗ người tu luyện đều nhận được lợi ích.” (Đại Viên Mãn Pháp)
“Pháp Luân Đại Pháp cho phép người tu luyện đồng hoá với đặc tính Chân Thiện Nhẫn của vũ trụ; [nó] hoàn toàn khác với bất kể các công pháp nào khác” (Đại Viên Mãn Pháp)
“Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp; chỉ cần người tu luyện chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp mà giữ vững tâm tính, vứt bỏ các tâm chấp trước, trong tu luyện mà vứt bỏ tất cả các truy cầu không thích đáng, thì sẽ ‘nhất chính áp bách tà’, tà ma nào cũng đều phải sợ chư vị, ai không liên quan đến việc đề cao của chư vị cũng không dám xâm nhiễu chư vị.” (Đại Viên Mãn Pháp)
Cuộc đàn áp của Đảng cộng sản Trung Quốc đã diễn ra 13 năm, trong thời gian này Pháp Luân Đại Pháp truyền rộng khắp nơi trên thế giới. Tại sao Pháp Luân Đại Pháp lại có một sức sống mạnh mẽ như vậy? Những người tu luyện Đại Pháp đều hiểu rất rõ ràng, họ đã thực sự tìm kiếm “chính Pháp” đời này tiếp đời kia – Pháp Luân Đại Pháp. Pháp Luân Đại Pháp lấy đặc tính vũ trụ để chỉ đạo người tu luyện, người tu luyện chiểu theo nguyên lý diễn hóa của vũ trụ. Pháp Luân Đại Pháp hé mở cũng như giải thích nguồn gốc và bản chất của toàn bộ lịch sử nhân loại. Nó bao hàm vạn sự vạn vật, và bao gồm những nguyên lý uyên thâm, mà đã được thực hành bởi các học viên.
(còn tiếp…)
___________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/5/12/五千文明做铺垫-正法大道行世间-1–257076.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/6/3/133767.html
Đăng ngày 27-6-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.