Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 21-10-2024] Dù là chúng ta chép Pháp, học thuộc Pháp hay thông đọc Pháp, tuy hình thức học Pháp khác nhau nhưng mục đích cuối cùng đều như nhau; là chúng ta muốn thực sự đắc Pháp và đồng hóa với Pháp. Tuy nhiên, mức độ dụng tâm khác nhau, kết quả thu được sẽ khác nhau rất nhiều.
Chồng tôi qua đời vào năm 2012. Với sự dẫn dắt của Sư tôn và sự giúp đỡ của các bạn đồng tu, tôi bắt đầu chép Pháp, từng chữ từng chữ một. Khi mới bắt đầu chép Pháp, can nhiễu rất lớn, tâm chí tôi đầy những tạp niệm mà tôi không thể dừng được. Vì tôi không thể tập trung nên các chữ tôi viết bị ẩu, không cân đối và không đều, tôi còn thường thêm chữ, hoặc sót chữ, thỉnh thoảng tôi thậm chí còn chẳng thể nhận ra mình vừa viết gì. Hồi đó, tôi chép Pháp chỉ để tiêu tốn thời gian chứ chưa biết trân quý Đại Pháp, nói gì đến việc kính Sư kính Pháp.
Thời gian trôi qua, khi tôi tiếp tục chép Pháp, các niệm đầu của tôi trở nên thanh tịnh hơn; các chữ tôi viết nắn nót ngay ngắn hơn. Pháp của Sư phụ dần khai sáng cho tôi. Khi tôi ngộ ra rằng đằng sau mỗi chữ trong Pháp của Sư phụ là tầng tầng các Phật, Đạo, Thần, tôi đã tự hứa rằng từ giờ trở đi tôi phải chép Pháp với lòng thành kính, và tôi phải chép từng chữ từng nét một một cách dụng tâm, tuân theo format của cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Đại Pháp. Tôi mua các quyển vở 24 dòng, mỗi dòng có 22 ô; tôi nghiêm khắc yêu cầu bản thân tập trung khi viết từng nét, và các chữ trông rất gọn gàng.
Tôi nhận thấy tốc độ chép Pháp của tôi bị chậm lại rất nhiều; trước đây, chỉ nửa ngày tôi đã chép được bốn đến năm trang, nhưng giờ đây tôi chỉ có thể chép được hai trang và đôi khi chỉ chép được hơn một trang một chút. Mặc dù chậm đi rất nhiều, nhưng tôi cảm thấy tâm tính của mình đề cao nhanh chóng. Các cách nghĩ trước kia của tôi đã thay đổi, và thiện tâm của tôi tăng lên – tôi trở nên bao dung hơn và không còn tranh đấu với người khác nữa. Khi tôi nhìn thấy vấn đề ở đồng tu khác, tôi không còn phàn nàn nữa, mà thay vào đó tôi hướng nội để xem mình có thể đề cao ở đâu. Tôi nhận ra rằng khi tôi có thể thực sự làm điều này và cố gắng hết sức đề cao thì Pháp mà Sư phụ giảng “Tướng do tâm sinh” đã sớm triển hiện và những người khác cũng đề cao.
Tôi bắt đầu học thuộc Pháp
Năm 2016, các đồng tu trong khu vực của chúng tôi bắt đầu học thuộc Pháp, và tôi tham gia với họ. Tôi quyết định chép Pháp vào buổi sáng, làm các việc khác vào buổi chiều, đọc các bài chia sẻ trên Minh Huệ vào buổi tối, rồi sau đó học thuộc Pháp đến giờ phát chính niệm lúc nửa đêm.
Học thuộc Pháp nghe có vẻ dễ, nhưng để ghi nhớ được quả thực không dễ chút nào; tôi cảm thấy việc tập trung và giữ cho đầu óc thanh tĩnh khá khó, nhất là đối với người cao tuổi như tôi. Tôi sẽ chẳng thể làm được việc này nếu không có sự gia trì của Sư phụ.
Khi lần đầu học thuộc Pháp, tôi bị phân tâm và không thể tập trung. Tôi chỉ có thể học thuộc được hai đoạn Pháp trong một tối, và sang ngày hôm sau thì tôi hoàn toàn quên hết. Nhưng tôi vẫn kiên định: tôi cứ học thuộc rồi lại quên, và lại học thuộc lại. Bằng cách này đầu tôi được chứa đầy Pháp. Cuối cùng, tôi phải mất chín tháng để học thuộc lòng và nhẩm đọc được cuốn Chuyển Pháp Luân.
Đọc thuộc xong lượt đầu tiên, khi tôi gập sách lại, đầu óc tôi trống rỗng không có gì cả. Nhưng khi tôi bắt đầu đọc thuộc Pháp lần thứ hai thì tôi cảm thấy rất khác; ít bị phân tâm và cản trở hơn. Tôi càng nhẩm Pháp, tâm trí tôi càng trở nên tập trung và thanh tỉnh hơn. Tôi có thể học thuộc hai đến ba đoạn trong vòng một giờ. Càng học thuộc, tôi càng nhớ Pháp dễ hơn, và việc nhẩm Pháp của tôi trở nên trôi chảy hơn.
Sau khi hoàn thành việc học thuộc Pháp lần thứ ba, tôi lại tiếp tục lượt mới. Vì việc học thuộc Pháp đã dễ hơn nhiều nên tôi bắt đầu kết hợp chép Pháp với nhẩm thuộc. Nếu có thể đọc nhẩm, tôi sẽ không nhìn sách và cứ thế vừa nhẩm vừa chép Pháp từ trí nhớ của mình. Điều này giúp tôi rất nhiều trong việc ghi nhớ Pháp và hiệu quả rất tốt.
Trong quá trình chép Pháp và học thuộc Pháp, tôi cũng gặp nhiều khảo nghiệm tâm tính. Ví như một đồng tu nói với tôi rằng đồng tu nào đó đã qua đời. Một đồng tu khác bảo: “Chẳng phải bà ấy tu luyện tốt lắm sao? Bà ấy còn chép Pháp và đọc nhẩm Pháp nữa. Có đồng tu thậm chí còn ngưỡng mộ bà ấy”. Đột nhiên cô ấy hỏi tôi: “Em nghe nói chị đã học thuộc Pháp mấy lần rồi à. Chị nghĩ mình đã đồng hóa với Pháp chưa?“ Tôi cứng họng và cảm thấy xấu hổ. Tôi cảm thấy cô ấy cố tình châm biếm và miệt thị tôi nên tôi đã trả lời bằng giọng thiếu thiện cảm: “Chị không tu tốt, ngộ tính còn kém lắm. Đợi bao giờ nghĩ ra chị sẽ nói sau”.
Một đồng tu khác nói: “Sư phụ đã khẳng định việc học thuộc Pháp, nên việc này không thể sai được. Hơn nữa, bài chia sẻ về phương diện này cũng có rất nhiều”. Lời nói của cô ấy khiến tôi nghĩ về những thay đổi trong tôi. Tôi cảm thấy tích cực về việc học thuộc Pháp và đồng hóa với Pháp, và tôi cảm thấy mình được thọ ích rất nhiều. Sau đây tôi sẽ chia sẻ những gì đã đạt được gần đây nhờ việc chép Pháp và học thuộc Pháp.
Đề cao trong tu luyện
Sự thay đổi lớn nhất là tính khí của tôi được đề cao. Tôi không còn dễ xúc động, liều lĩnh và bốc đồng như trước nữa. Tôi trầm tĩnh khi đối mặt với những tình huống và tôi không còn nói to nữa. Không kể sự việc nghiêm trọng đến đâu, tôi vẫn nhớ mình là một đệ tử Đại Pháp; khi phát sinh mâu thuẫn, tôi kiểm soát được cảm xúc của mình và hướng nội xem tại sao mâu thuẫn lại xảy ra. Đây là điều mà trước kia tôi không thể làm được.
Trước khi tu luyện, tôi có thói quen tranh cãi với mọi người ở nơi làm việc. Ngay cả khi đã bước vào tu luyện, tôi không những không bỏ được thói xấu này mà còn trở nên hùng hồn, ngạo mạn, hiển thị bản thân và hay nói xấu sau lưng người khác.
Tôi đã cố gắng tu bỏ thói xấu này nhưng không thành công. Tôi thường không kiểm soát được lời nói của mình khi có điều gì đó xảy ra, và lời lẽ của tôi gây ra nhiều hiểu lầm trong các đồng tu. Tôi đã tạo rất nhiều khẩu nghiệp cho bản thân. Khi tôi nghe thấy mọi người nói về sự kiện nào đó trong xã hội, tôi thường lớn tiếng ngắt lời họ để thể hiện là tôi biết nhiều đến thế nào.
Qua việc chép và học thuộc Pháp, tôi không còn tranh đấu và ngạo mạn nữa, và tôi có thể lắng nghe người khác. Khi tôi nghe thấy mọi người nói về những vụ xì căng đan hay những hiện thượng xã hội, tâm tôi bất động, như thể tôi không nghe thấy và chúng không liên quan gì đến tôi.
Một đề cao lớn khác là tôi coi nhẹ tiền tài và lợi ích cá nhân hơn trước. Trước kia, tôi rất cẩn thận trong việc chi tiêu và tôi thậm chí còn mặc cả với mọi người để được 10 hay 20 xu; tôi rất so đo. Giờ đây, tôi là một người hoàn toàn khác.
Ví dụ, có lần tôi mua một hộp sữa giá 60 Tệ; tôi đưa cho người bán hàng tờ tiền 100 Tệ và cô ấy trả lại cho tôi tờ 60 Tệ. Sau khi nhận ra cô ấy đưa tôi thừa 20 Tệ, tôi đã quay lại ngay lập tức. Tôi giải thích tình huống và trả lại cô ấy 20 Tệ. Tôi nói: “Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ chúng tôi dạy chúng tôi nghĩ cho người khác. Mong cô hãy nhớ Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo!” Cô ấy cảm động sâu sắc và chân thành cảm ơn tôi.
Một lần khác, trên đường về quê tôi thấy lốp xe đạp điện hơi non, bèn dừng lại ở một tiệm sửa xe ở một làng lân cận để bơm xe. Ở tiệm có tấm bảng đen ghi rõ phí bơm xe là 3 Tệ (khoảng 10.000 VND). Vô tình thế nào tôi không có tiền lẻ, chỉ có tờ 100 Tệ trong túi. Người chủ cửa hàng biết tôi và cứ khăng khăng rằng tôi không cần trả tiền. Tôi đành rời đi mà không trả tiền cho ông ấy. Ngày hôm sau, vì 3 Tệ này mà tôi đã đi hơn 4 dặm (6 km) đến tiệm sửa xe và trả tiền cho ông ấy.
Những việc nhỏ này có thể không đáng là gì với các đồng tu tu tốt. Nhưng đối với tôi, một người có tâm tính thấp và ngộ tính kém, thì đây là những đề cao mà tôi cho là quan trọng. Nếu không có sự bảo hộ từ bi của Sư phụ, không có Sư phụ khai trí khai huệ cho tôi, giúp tôi đề cao tâm tính, thì tôi không thể tự mình làm được điều đó.
Tôi sẽ ghi nhớ lời dạy của Sư phụ và tinh tấn thực tu để tìm lại trạng thái tu luyện như thuở ban đầu. Tôi sẽ học Pháp thật nhiều, học Pháp thật tốt, chép Pháp, học thuộc Pháp nhiều hơn để đồng hóa với Đại Pháp, và để chứng thực huyền năng của Đại Pháp và sự vĩ đại của Sư phụ.
Trên đây là những trải nghiệm cá nhân, nếu có điều gì không phù hợp với Pháp, xin hãy từ bi chỉ chính.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/21/481099.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/24/221795.html
Đăng ngày 11-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.