Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-12-2024] Bà Vương Phượng Anh, một người phụ nữ 83 tuổi ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, đang đối mặt với xét xử vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Khổ nạn của bà Vương bắt nguồn từ vụ việc xảy ra vào khoảng 4 giờ chiều ngày 14 tháng 6 năm 2023. Khi bà Vương và bà Hồng Quế Phương (khoảng 63 tuổi) đang nói với mọi người về Pháp Luân Công, thì một số nhân viên bán hàng làm việc tại các dự án tòa nhà mới xây dựng gần đó đã nghe thấy. Những người này vây quanh hai học viên và một người trong số họ (một thanh niên) túm chặt cổ áo của bà Vương đến mức bà gần nghẹt thở. Những người chứng kiến đã lên án các nhân viên bán hàng này, nhưng người thanh viên kia vẫn gọi điện cho cảnh sát.

Xe cảnh sát đã đưa bà Vương và bà Hồng tới Đồn Công an Tân Thành ở huyện Nam Xương (huyện này thuộc quyền quản lý của thành phố Nam Xương). Họ đã thẩm vấn bà gần như xuyên đêm và sáng hôm sau, họ đưa bà tới Bệnh viện thị trấn Liên Đường để khám sức khỏe. Huyết áp tâm thu của bà Vương vượt quá 200 mmHg (mức trung bình là 120 hoặc thấp hơn), nên bà đã được trả tự do vào buổi chiều cùng ngày. Cảnh sát đã lục soát nhà bà trước khi bà rời đi. Họ đã tịch thu một cuốn sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công và xé bỏ nhưng câu đối mà bà treo để trang trí trên cửa nhà.

Ngày 30 tháng 6 năm 2023, bà Hồng đã được bảo lãnh tại ngoại sau 15 ngày trong Trại tạm giam Qua Sơn (Không có thông tin cụ thể về vụ việc).

Đầu tháng 12 năm 2024, ba người từ một cơ quan không xác định đã có mặt tại nhà bà Vương và thông báo cho bà rằng công tố viên Tống Hoàng Dương của Viện Kiểm sát quận Tây Hồ ở thành phố Nam Xương đã truy tố bà. Họ nỗ lực đưa bà trở lại nhà giam để đợi xét xử, nhưng bà từ chối và họ đã rời đi.

Sau đó, bà Vương đã nhận được bản sao cáo trạng từ Tòa án quận Tây Hồ. Bà đã thử liên hệ vài lần nhưng không thể gặp trực tiếp công tố viên Tống. Sau đó, bà đã gửi yêu cầu cho trợ lý của ông ta, đề nghị Tống huỷ bỏ bản cáo trạng của bà. Bà đã lập luận rằng ở Trung Quốc không có luật nào hình sự hóa Pháp Luân Công hay gán nhãn Pháp Luân Công là tà giáo và bản cáo trạng không chỉ ra được bà đã phá hoại điều luật nào và gây hại những gì cho những ai.

Ngay sau đó, Tống đã lên kế hoạch cho một cuộc họp với bà Vương. Ông ta yêu cầu bà liên hệ với đội trưởng Dương của Đội An ninh Nội địa huyện Nam Xương vì Dương là người ra lệnh truy tố. Bà Vương nói Tống vẫn phải chịu trách nhiệm cho việc buộc tội bà vì ông ta là người đã ký tên vào bản cáo trạng. Bà đã hối thúc ông ta trả lại vụ án cho Dương.

Vài ngày sau, một người phụ nữ gọi điện cho bà Vương và nói rằng mình là luật sư do tòa chỉ định. Bà Vương từ chối dùng cô ta nhưng vẫn tới văn phòng của cô ta để giải thích rằng việc truy tố bà là thiếu cơ sở pháp lý.

Thẩm phán Lưu Ngọc Phương của Tòa án quận Tây Hồ đã gọi điện cho con gái bà Vương để thông báo rằng ngày ra tòa đã được ấn định vào một ngày thứ 5 (chưa ấn định ngày chính xác). Ngày hôm sau, ba người đã có mặt tại nhà bà Vương và gọi điện cho thẩm phán Lưu, ông ấy vẫn nói rằng bà Vương phải hầu tòa vào ngày đã định. Ba người này đã chụp hình đơn yêu cầu bãi bỏ bản cáo trạng của bà mà bà đã nộp đơn này cho công tố viên Tống.

Giữa tháng 12 năm 2024, bà Vương đã chuyển hai bức thư tới công tố viên trưởng và phòng kháng nghị của Viện Kiểm sát quận Tây Hồ. Lễ tân đã mở cả hai bức thư này ra và nói chúng giống hệt nhau, nên chỉ lấy một bức thư mang cho công tố viên trưởng.

Bà Vương cũng chuyển ba lá đơn tới Tòa án quận Tây Hồ. Lá đơn đầu tiên yêu cầu một phiên xét xử công khai, lá đơn thứ hai yêu cầu hoãn ngày ra tòa của bà bởi công tố viên Tống không thông báo về bản cáo trạng cho bà trước khi chuyển vụ án tới tòa. Ngoài ra, bà vẫn đang đợi phản hồi đơn yêu cầu bãi bỏ bản bản cáo trạng. Lá thứ ba yêu cầu rằng thẩm phán Lưu phải từ chối tham gia phiên tòa bởi bà bị ấn định ngày ra tòa và việc truy tố bà Vương ngay từ đầu đã không hề có cơ sở pháp lý.

Vài giờ sau khi bà Vương nộp yêu cầu, thẩm phán Lưu đã gọi điện cho bà nói rằng bà ta muốn nói chuyện với bà Vương vào “thứ 5 tuần sau” (vẫn chưa biết ngày chính xác). Không lâu sau đó, bà Vương đã nhận được một cuộc gọi từ nhân viên tòa án nhắc nhở bà về cùng ngày ra tòa trên. Chưa rõ liệu bà có nhận được phản hồi từ ba yêu cầu của mình hay không.

Bài liên quan:

Người phụ nữ 79 tuổi góa chồng phải đối mặt với sự bức hại về tài chính sau thời gian thụ án vì đức tin của mình

Người phụ nữ 78 tuổi bị tước bỏ lương hưu sau ba năm tù giam

Một bà lão 76 tuổi ở Giang Tây bị kết án ba năm tù vì đức tin của bà vào Pháp Luân Công

Một phụ nữ cao niên 75 tuổi đã tự bào chữa cho mình tại tòa án

Phương pháp tra tấn được sử dụng ở Nhà tù Giang Tây nhằm buộc các học viên Pháp Luân Công phải từ bỏ đức tin của mình

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/25/486848.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/3/223405.html

Đăng ngày 08-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share