Bài viết của các phóng viên Minh Huệ tại Châu Âu
[MINH HUỆ 28-12-2024] Ngày 10 tháng 12 năm 2024, nhân Ngày Nhân quyền, bà Kaja Kallas, Đại diện Cấp cao của Liên minh Châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, đã thay mặt Liên minh Châu Âu (EU), ban hành một tuyên bố, trong đó có đoạn: “Nhân Ngày Nhân quyền, Liên minh Châu Âu tái khẳng định cam kết không lay chuyển đối với sự tôn trọng, bảo vệ, và thực thi các quyền con người cho mọi người, mọi nơi trên toàn cầu. Chủ đề của năm nay là “Quyền của chúng ta, Tương lai của chúng ta, Ngay bây giờ” (“Our Rights, Our Future, Right Now”), nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo vệ các quyền và tự do cho một tương lai công bằng, bền bỉ, và bền vững — không bỏ lại ai phía sau.
“EU sẽ tiếp tục thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người cho mọi người, ở mọi nơi — Quyền của bạn, Tương lai của bạn, Ngay bây giờ và Mãi mãi.”
Tuyên bố của bà Kaja Kallas, Đại diện Cấp cao của Liên minh Châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (Ảnh chụp màn hình trang web)
Kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trả tự do cho các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ
Ngoài ra, EU cũng đã đăng một thông cáo báo chí song ngữ bằng tiếng Trung và tiếng Anh từ Phái đoàn EU tại Trung Quốc trên trang web chính thức của mình, nhằm lên án cuộc bức hại nhân quyền trên diện rộng của ĐCSTQ và kêu gọi ĐCSTQ lập tức trả tự do vô điều kiện cho các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp.
Tuyên bố của Phái đoàn EU tại Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình trang web)
Tuyên bố có đoạn: “Tuy nhiên, vẫn còn những lo ngại nghiêm trọng về các quyền dân sự, văn hóa, kinh tế, xã hội và chính trị. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc tôn trọng, bảo vệ, và thực hiện các quyền con người cho mọi người, gồm cả người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số, tôn giáo và ngôn ngữ.
“EU đặc biệt quan ngại về những hạn chế nghiêm trọng và có hệ thống đối với việc thực hiện các quyền tự do cơ bản, trong đó có quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, …
“Chúng tôi kêu gọi điều tra toàn diện các trường hợp được báo cáo về việc tùy tiện giam giữ, tra tấn và các hình thức khác, cũng như hành vi quấy nhiễu nhắm vào những người bảo vệ nhân quyền cũng như người nhà của họ. Những cá nhân bị giam giữ nên được trao quyền lựa chọn đại diện pháp lý cho chính mình, được chăm sóc y tế, và duy trì liên lạc với gia đình.”
Tuyên bố của Phái đoàn EU tại Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình trang web)
“EU kêu gọi Trung Quốc bãi bỏ hoạt động Giám sát Nơi ở tại Địa điểm Chỉ định (Residential Surveillance at a Designated Location, RSDL), mà các Thủ tục Đặc biệt của Liên Hợp Quốc đã xác định là một hình thức mất tích cưỡng bức. Tra tấn cũng như các hình thức xúc phạm nhân phẩm khác, kể cả khi lấy được lời thú tội cưỡng chế và công khai, đều tương đương với tội hình sự và cần phải xóa bỏ hoàn toàn.”
EU tiếp tục quan ngại về, và kêu gọi lập tức trả tự do vô điều kiện cho các học viên Pháp Luân Công Hứa Na, ông Đinh Nguyên Đức và những người khác.
Đối thoại Nhân quyền EU-Trung Quốc về sự an toàn của các học viên Pháp Luân Công
Ngày 16 tháng 6 năm 2024, cuộc Đối thoại Nhân quyền EU-Trung Quốc lần thứ 39 đã diễn ra tại Trùng Khánh. Ngày 17 tháng 6, EU đã ban hành một tuyên bố nhắc lại rằng tình hình nhân quyền ở Trung Quốc rất nghiêm trọng và đáng lo ngại.
Tại cuộc họp, EU đã đề cập cụ thể đến các báo cáo về việc ĐCSTQ bức hại những người bảo vệ nhân quyền, luật sư và nhà báo, đồng thời kêu gọi ĐCSTQ điều tra và chấm dứt các hành vi vi phạm nhân quyền của mình.
EU cũng bày tỏ quan ngại về các trường hợp giam giữ bất hợp pháp, cưỡng chế mất tích, tra tấn, và ngược đãi. Ngoài ra, EU một lần nữa kêu gọi ĐCSTQ ngừng bức hại nhân quyền, đặc biệt đối với những cá nhân đã bị tước quyền tự do khi thực hiện quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, trong đó có các học viên Pháp Luân Công Hứa Na và Đinh Nguyên Đức.
Cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với nghệ sỹ Hứa Na
Cô Hứa Na, một học viên Pháp Luân Công tại Bắc Kinh, là họa sỹ và nhà thơ độc lập, đã bị ĐCSTQ bức hại vì đăng ảnh đường phố Bắc Kinh trong thời gian xảy ra đại dịch. Ngày 19 tháng 7 năm 2020, cô đã bị Đội An ninh Nội địa thuộc Cục Công an Thành phố Bắc Kinh, Đội An ninh Nội địa thuộc Cục Công an Quận Thuận Nghĩa và Đồn Cảnh sát Sân bay Quận Thuận Nghĩa bắt giữ tại nhà riêng. Ngày hôm sau, cảnh sát đã khám xét nhà cô bất hợp pháp và lấy đi đồ đạc cá nhân của cô, trong đó có máy tính, điện thoại di động, và máy ảnh. Cùng ngày, 13 người khác cũng bị bắt giữ, trong đó có các học viên Pháp Luân Công Lý Tông Trạch, Lý Lập Hâm, Trịnh Ngọc Khiết, Trịnh Diễm Mỹ, Đặng Tĩnh Tĩnh, Trương Nhâm Phi, Lưu Cường, Mạnh Khánh Hạ, Lý Giai Hiên, và Tiêu Mạnh Kiều.
Ngày 14 tháng 1 năm 2022, Tòa án Quận Đông Thành của Bắc Kinh đã tuyên án và tống tiền 11 học viên Pháp Luân Công, trong đó, cô Hứa Na đã bị kết án phi pháp 8 năm tù cùng khoản phạt 20.000 nhân dân tệ (2.740 đô la Mỹ); các học viên Lý Tông Trạch, Lý Lập Hâm, Trịnh Ngọc Khiết, và Trịnh Diễm Mỹ đều bị kết án 5 năm tù với khoản phạt 10.000 nhân dân tệ (1.370 đô la Mỹ). Các học viên Đặng Tĩnh Tĩnh, Trương Nhâm Phi, Lưu Cường, Mạnh Khánh Hạ đều bị kết án bốn năm tù với khoản phạt 8.000 nhân dân tệ (1.096 đô la Mỹ). Các học viên Lý Giai Hiên, và Tiêu Mạnh Kiều bị kết án hai năm tù với khoản phạt 4.000 nhân dân tệ (548 đô la Mỹ).
Cô Hứa Na, một nghệ sỹ độc lập tu luyện Pháp Luân Công
Các học viên, trong đó có cô Hứa Na, đã kháng cáo các phán quyết này. Ngày 18 tháng 5 năm 2023, Tòa án Trung cấp Số 2 Bắc Kinh, đã giữ nguyên các phán quyết ban đầu mà không tiến hành xét xử công khai.
Ngày 20 tháng 9 năm 2023, cô Hứa Na đã bị chuyển từ Trại giam Quận Đông Thành, Bắc Kinh đến Phòng Điều phối Trại giam Thiên Hà. Tháng 11, cô lại bị chuyển đến Khu 3 của Nhà tù Nữ Bắc Kinh. Sau đó, cô đột nhiên biến mất khỏi Khu 3 và hiện tại không rõ tung tích của cô.
Chồng cô, học viên Pháp Luân Công Vu Trụ, đã chết trong tù sau khi bị ĐCSTQ bắt giữ vào năm 2008 vì đức tin của mình. Đã 16 năm trôi qua, nhưng nguyên nhân cái chết của anh vẫn chưa được biết.
Nông dân lương thiện, ông Đinh Nguyên Đức và bà Mã Thụy Mai, bị bức hại
Học viên Pháp Luân Công Đinh Nguyên Đức ở thôn Diêm Gia Trang, trấn Khấu Quan, huyện Ngũ Liên, thành phố Nhật Chiếu, đã bị bắt cùng vợ là bà Mã Thụy Mai vào sáng sớm ngày 12 tháng 5 năm 2023. Cảnh sát từ Công an Quận Đông Cảng, Công an Huyện Ngũ Liên, Đồn Công an Trấn Khấu Quan, cùng các nhân viên an ninh công cộng, kiểm sát, và tư pháp khác, tổng cộng khoảng 12 người, đã đến bằng xe thường để tránh bị phát hiện trước khi bắt giữ. Ông Đinh Nguyên Đức đã bị giam giữ tại Trại tạm giam Thành phố Nhật Chiếu kể từ ngày 13 tháng 6.
Vợ chồng học viên Pháp Luân Công, ông Đinh Nguyên Đức và bà Mã Thụy Mai
Kể từ khi ông Đinh Nguyên Đức bị giam giữ phi pháp, con trai ông là Đinh Lạc Bân, hiện đang sống tại Đức, đã tích cực kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp giải cứu cha mẹ mình. Ngày 14 tháng 6, hai cảnh sát đã uy hiếp vợ ông Đinh Nguyên Đức là bà Mã Thụy Mai tại nhà riêng của bà, và dọa sẽ kết án chồng bà với lý do là vì công chúng và các chính trị gia nước ngoài kêu gọi thả ông Đinh qua thư gửi đến bà Trương Huệ, cựu Bí thư Thành ủy Nhật Chiếu và các thủ phạm khác trực tiếp tham gia bức hại.
Ngày 28 tháng 11 năm 2023, Tòa án Huyện Ngũ Liên đã xét xử ông Đinh, và ngày 15 tháng 12 đã tuyên án ông ba năm tù với khoản tiền phạt 15.000 nhân dân tệ (2.055 đô la Mỹ).
Bất chấp hành vi phi pháp của Tòa án Huyện Ngũ Liên và Viện kiểm sát Công an Nhật Chiếu, ngày 29 tháng 1 năm 2024, Tòa án Trung cấp Nhật Chiếu ở tỉnh Sơn Đông, đã bác đơn kháng cáo của ông Đinh Nguyên Đức trong khi không mở phiên tòa nào mà vẫn giữ nguyên phán quyết bất hợp pháp của Tòa án Huyện Ngũ Liên.
Từ khi người mẹ 82 tuổi của ông Đinh Nguyên Đức biết tin con trai bị bắt và bị bức hại, đặc biệt là sau khi ông bị kết án, bà đã đau buồn thống thiết và khóc suốt. Ngày 26 tháng 12 năm 2023, bà đột ngột qua đời.
Bà Mã Thụy Mai vẫn đang bị giám sát chặt chẽ và nghe lén tại nhà. Ngày 20 tháng 3 năm 2024, chính quyền thành phố Nhật Chiếu đã chuyển ông Đinh Nguyên Đức từ Trại giam Thành phố Nhật Chiếu đến Nhà tù Tỉnh Sơn Đông. Hiện ông vẫn bị giam giữ tại đây.
Con trai của ông Đinh Nguyên Đức là anh Đinh Lạc Bân đã lập tức kêu gọi cộng đồng quốc tế giải cứu cho cha mẹ mình sau khi biết tin họ bị bắt. Ngày 18 tháng 1 năm 2024, Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết khẩn cấp là “Cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc, đặc biệt là trường hợp ông Đinh Nguyên Đức”. Nghị viện Châu Âu kêu gọi ĐCSTQ lập tức trả tự do vô điều kiện cho ông Đinh Nguyên Đức và tất cả các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Liên minh Châu Âu, Nghị viện Châu Âu tập trung vào và lên án cuộc bức hại nhân quyền của ĐCSTQ đối với một gia đình nông dân bình thường của Trung Quốc.
Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu ngày 18 tháng 1 năm 2024
Ngoài ra, nghị quyết còn kêu gọi EU và các quốc gia thành viên công khai lên án hành vi lạm dụng ghép tạng của Trung Quốc [cụ thể là nạn thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm] và sử dụng hệ thống trừng phạt nhân quyền toàn cầu của EU và các hệ thống trừng phạt quốc gia tương ứng để trừng phạt tất cả các cá nhân và tổ chức có dính lứu đến cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc cũng như ở nước ngoài. Nghị quyết nhấn mạnh rằng các biện pháp của EU nên bao gồm từ chối cấp thị thực, đóng băng tài sản, trục xuất khỏi lãnh thổ EU, truy tố hình sự (bao gồm cả truy tố hình sự dựa trên thẩm quyền ngoài lãnh thổ) và cáo buộc hình sự dựa trên luật pháp quốc tế.
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/28/487106.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/29/222538.html
Đăng ngày 31-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.