Bài viết của Nhất Ngôn tại Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 09-12-2024] Hàng loạt biến hóa phát sinh nơi thế gian gần đây khiến người ta không khỏi cảm thấy lý tương sinh tương khắc từng đi đến cực đoan, khiến Ác áp đảo Thiện, Tà áp đảo Thiện phải chăng đã được canh tân hay đang khởi động lại? Nếu như nói kết quả cuộc bầu cử Hoa Kỳ ngày 5 tháng 11 năm 2024 là một khởi đầu mới để Hoa Kỳ quay trở lại với Chúa, quay về truyền thống; chuyến đi tham dự lễ khánh thành Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris), Pháp ngày 7 tháng 12 năm 2024 là chuyến công du đầu tiên của Tổng thống đắc cử tiếp theo của Hoa Kỳ Donald Trump để đưa Hoa Kỳ trở lại trung tâm của vũ đài thế giới, thì việc phục dựng và mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà phải chăng là một khởi đầu mới để cộng đồng quốc tế quay trở lại với Thiên Chúa, quay về truyền thống?

Tại Hoa Kỳ, vào thứ Năm, ngày 5 tháng 11 năm 2024, ông Trump tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ với số phiếu phổ thông áp đảo. Kể từ ngày đó, mặc dù những người bị chủ nghĩa cộng sản và tư tưởng xã hội chủ nghĩa tẩy não sâu vẫn chưa thôi phá hoại những điều Thần truyền, rằng lấy đạo đức công dân làm hòn đá tảng cho nền dân chủ tự do của Hoa Kỳ, các khu vực ven biển của California (bao gồm Portland và Seattle ở bờ Tây) vẫn được coi là thành trì cuối cùng nơi các thế lực tà ác phá hoại an bài của Thần dành cho Hoa Kỳ. Song tiếng nói chính nghĩa ngày càng nhiều, quan niệm truyền thống và những hành động thiện niệm xuất phát từ đạo đức cũng ngày càng được tán đồng và ủng hộ. Cán cân công lý, dư luận và quyền lực vốn đã nghiêng lệch đến cực đoan bao năm qua dường như đang được cân chỉnh lại bởi một bàn tay cự đại từ nơi thẳm sâu, những người thiện lương và người tín Thần bắt đầu quay trở về đại vũ đài xã hội trong niềm hân hoan, chính tín tròn đầy.

Cùng lúc đó, rạng sáng thứ Năm, ngày 5 tháng 12, một trận động đất mạnh 7 độ richter đã xảy ra ở Bắc California, khiến người ta nhớ đến trận động đất xảy ra ở miền Đông Hoa Kỳ hồi đầu năm 2024, sau khi ngày lễ Phục sinh của Chúa được tuyên bố là ngày ủng hộ đồng tính luyến ái. Nếu tin vào luật nhân quả, thì hai trận động đất này khó mà nói là sự trùng hợp hay ngẫu nhiên được.

Nếu như nói, đủ loại diễn biến lớn đột ngột kể trên vẫn không khiến chúng ta thấy được biến hóa của đại cục nơi nhân gian, thì lễ khánh thành Nhà thờ Đức Bà Paris hôm thứ Bảy ngày 7 tháng 12 không thể không khiến mọi người thức tỉnh rằng Thần quả thực không hề bỏ rơi con người, bằng mắt thịt cũng có thể thấy được ngay chốn nhân gian rằng Sáng Thế Chủ đã canh tân địa cầu, khai sáng vũ trụ mới! Vì sao lại nói như vậy?

Lễ khánh thành Nhà thờ Đức Bà Paris gồm có ba phần: bài phát biểu của tổng thống, Thánh lễ Thiên Chúa giáo, và buổi hòa nhạc.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ yếu cảm ơn Pháp, Paris và tất cả mọi người trên thế giới đã đóng góp vào việc phục dựng Nhà thờ Đức Bà Paris, cũng như những người lính cứu hỏa đã thiệt mạng khi giải cứu Nhà thờ trong vụ hỏa hoạn. Ông cũng ca ngợi cho Vua Louis XIV (05/09/1638 – 01/09/1715) đã không chỉ khiến nước Pháp trở thành trung tâm có tầm ảnh hưởng về chính trị, quân sự và nghệ thuật trong thời gian trị vì, mà còn tu sửa kiệt tác kiến trúc Gothic không gì có thể thay thế trong lòng người Paris, người Pháp, cũng như đông đảo người Mỹ và những người trân quý lịch sử, văn hóa, và truyền thống trên khắp thế giới — Nhà thờ Đức Bà. Việc tổng thống Pháp vinh danh Vua Louis XIV một cách chính diện sau mấy trăm năm bị tuyên truyền bôi nhọ và phỉ báng, dù rằng chưa có lời tạ ơn Chúa, cũng có thể tạm được coi là bước khởi đầu cho nỗ lực của Pháp trong việc vinh danh nhân vật lịch sử hay nhận thức đúng đắn về lịch sử.

Nhân đây cũng nói, như Đài Truyền hình France 24 đưa tin, để tránh làm ảnh hưởng đến nghi lễ tôn giáo đầu tiên trong lễ khánh thành nhà thờ, theo kế hoạch ban đầu, tổng thống sẽ đọc bài phát biểu bên ngoài nhà thờ. Tuy nhiên, khi diễn ra buổi lễ, trời mưa phùn liên miên, nên phần phát biểu của tổng thống đã được chuyển vào bên trong nhà thờ, buổi hòa nhạc sau Thánh lễ cũng được đổi lịch thu âm trước một ngày. Hai sự thay đổi đột xuất này hiển nhiên đã khiến buổi Thánh lễ trở thành tâm điểm của lễ khánh thành nhà thờ.

Quan sát kỹ hơn, có thể thấy buổi Thánh lễ này có mấy điểm khác với những Thánh lễ trước đây:

Thứ nhất, bối cảnh vẫn là Nhà thờ Đức Bà Paris cổ xưa, nhưng kiến trúc hàng trăm năm tuổi đã cũ kỹ và bị bào mòn theo năm tháng này, nhờ những khoản quyên góp thiện nguyện của người Pháp, người Mỹ và mọi người trên khắp thế giới, mà trong ngoài đều được phục dựng trùng tu như mới, từ những cửa sổ kính sắc màu, đến các tác phẩm hội họa, điêu khắc, cây đại phong cầm, và các chi tiết thiết yếu của giáo đường, khiến mọi người ngắm nhìn mà trầm trồ, hân hoan.

Thứ hai, màu sắc lễ phục của các giáo sỹ trong buổi lễ là màu sắc tươi sáng, bắt mắt như màu đỏ, vàng, xanh lam, xanh lục, khác với gam màu tối và trầm đã sử dụng nhiều năm qua. Kính màu trong nhà thờ được phục dựng nguyên bản, mang màu sắc hài hòa, gợi nhớ đến màu sắc hội họa của các bậc thầy thời Phục hưng.

Thứ ba, người tham dự Thánh lễ có Tổng thống Pháp đương nhiệm, Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ, và một số nguyên thủ quốc gia khác với những đức tin khác nhau, đã tề tựu tại đây để cầu nguyện tại cùng một giáo đường của Thần; sự kính ngưỡng của con người đối với Thần kỳ thực đã vượt qua Thiên Chúa giáo thời trung cổ và Cơ đốc giáo hiện đại, là tín ngưỡng vào Thần, chứ không phải vào tôn giáo. Đây quả là một điềm lành, từ nơi sâu xa, phải chăng đã có thể thấy được an bài có trật tự của Thần đối với nhân loại?

Lại nghĩ, rất nhiều người sinh ra đã theo đạo Hồi, nhưng trong những năm gần đây lại chuyển sang Cơ đốc giáo, tin vào Chúa Jesus, vì họ tin rằng Chúa Jesus sẽ đáp lại lời cầu nguyện của họ và dẫn dắt họ tu hành. Tôi không khỏi nghĩ rằng, cho dù là Jesus, Moses hay Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử khi còn tại thế truyền Pháp, đã gieo vào tâm con người tín ngưỡng vào Thần, nhưng đều không hề thành lập tổ chức tôn giáo. Điều họ giảng là thiện niệm, đạo đức, kiến lập tín ngưỡng vào Thượng Đế, Sáng Thế Chủ, Thần Phật trong tâm con người. Theo tôi hiểu, tín Thần, tuân theo giáo huấn của Thần, sám hối với Thần về tội lỗi của mình, sai thì kịp thời cải chính, sau này không giẫm lên vết xe đổ nữa, trong quá trình đó thì bảo trì thiện lương, giữ gìn truyền thống, chờ đợi Sáng Thế Chủ cứu rỗi lúc cuối cùng, như vậy mới là chính lộ của đời người, bất kể đời này thuộc về giai tầng xã hội, chủng tộc, văn hóa, hay tôn giáo nào đi nữa.

Chúng ta tu luyện Đại Pháp, xã hội chính là ngôi chùa lớn. Người tu luyện cho dù hoàn cảnh có biến đổi thế nào, vẫn không thay đổi: Chân-Thiện-Nhẫn trực chỉ nhân tâm. Cứu người thì trong tâm ắt phải có chúng sinh, khoan dung với chúng sinh, yêu thương chúng sinh. Trên đây là một chút quan sát và thể hội cá nhân của tôi.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/9/485909.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/11/222040.html

Đăng ngày 13-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share