Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan
[MINH HUỆ 01-11-2024]
Con xin kính chào Sư phụ tôn kính!
Xin chào các đồng tu!
Tôi là một học viên 24 tuổi ở Đài Bắc, hiện đang theo học thạc sĩ năm thứ nhất tại Đại học Khoa học và Công nghệ Minh Chí. Tôi rất vui khi được chia sẻ với mọi người những tâm đắc tu luyện của mình trong lần Pháp hội này.
Hồi tôi còn nhỏ, cha tôi đã khích lệ tôi tu luyện cùng với cha. Khi học mẫu giáo, tôi thường mang theo tài liệu chân tướng và phấn khởi chạy đến Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch để phát tài liệu cho khách du lịch. Tôi rất chăm chỉ học Pháp và tin chắc rằng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là điều may mắn nhất của cuộc đời tôi.
Tuy nhiên, khi bắt đầu tới trường và tập trung vào việc học, tôi đã gặp phải nhiều thử thách trong tu luyện. Trước đủ loại cám dỗ của thất tình lục dục chốn người thường, lúc đầu tôi vẫn có thể kiên định và tự nhắc nhở bản thân cần phải dùng tâm thái của đệ tử Đại Pháp để đối mặt. Thế nhưng, tu luyện là một việc vô cùng nghiêm túc, chỉ cần có chút không chú ý, liền sẽ bị cựu thế lực nắm đằng chuôi.
Tôi bắt đầu buông lơi tu luyện và dần dần dùng lối dư tuy của người thường để giải quyết vấn đề. Tâm tính của tôi dần dần rớt xuống, sự thuần chân và kiên định vốn có của tôi đối với với Đại Pháp đã phai nhạt dần.
Mê mang trong những năm học trung học cơ sở
Ở trường trung học, tôi và các bạn cùng lớp và không tránh khỏi việc tiếp xúc với một số thông tin độc hại trên Internet, trong đó có một số liên quan tới nội dung khiêu dâm. Là người tu luyện, tôi cần phải làm được “thấy như không thấy, nghe như không nghe”. Thế nhưng lúc đó tôi lại thường sa vào những chủ đề này, thậm chí còn vì không kiên định giữ vững các tiêu chuẩn của một người tu luyện khiến tâm sắc dục ngày một mãnh liệt. Tôi biết rõ mình có những vấn đề này nhưng lại không nghiêm túc loại bỏ tâm sắc dục mà người tu luyện cần loại bỏ. Tôi thậm chí còn xem những video đồi trụy đó mà hoàn toàn không nhận thức được rằng đây là hành vi mà người tu luyện không được làm. Trạng thái tu luyện của tôi bắt đầu sa sút và tôi thậm chí còn hút thuốc lá và uống rượu.
Trong quá trình đó, mối quan hệ giữa tôi và cha cũng càng ngày càng xấu đi. Có lúc chúng tôi cãi nhau đến mức suýt đánh nhau. Bây giờ nghĩ lại thì thấy rằng nguồn cơn vấn đề có thể là do sự thiếu kiên nhẫn, nóng lòng muốn kết bạn mà quên mất rằng bản thân cần phải phân rõ đúng sai. Tôi quên mình là người tu luyện và thậm chí còn không muốn nghe lời khuyên từ người thân trong gia đình.
Nhận ra tâm vị tư vị ngã
Sư phụ giảng:
“Bởi vì con người mê ở chốn người thường, nên trong tư tưởng hay sản sinh những ý niệm theo danh, lợi, sắc, nóng giận, v.v.; dần dần sẽ tạo thành một loại nghiệp lực tư tưởng rất lớn mạnh”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Khi học đại học, tôi thường cảm thấy một loại áp lực vô hình. Có lúc cảm giác này đến rất đột ngột, sau đó tôi dần nhận ra rằng đây là nghiệp lực tư tưởng mà Sư phụ giảng. Vào năm thứ ba và năm cuối đại học, đôi khi trong đầu tôi còn xuất hiện ý nghĩ lăng mạ Sư phụ và Đại Pháp. Lúc đầu tôi rất hoang mang và chỉ biết rằng đó là nghiệp lực tư tưởng đang tác oai tác quái. Khi phát chính niệm, tôi tăng cường ý niệm thanh trừ nó, nhưng dường như không mấy hiệu quả, sau một thời gian nó lại quay trở lại. Lúc đó tôi không thể lý giải tại sao điều này lại xảy ra và chỉ có thể không ngừng phát chính niệm để thanh trừ nó.
Đến kỳ nghỉ hè năm nay, khi tôi làm tổ phó tại Trại hè Minh Huệ, tôi và một học viên khác xảy ra tranh chấp. Sự việc này đã bộc lộ ra cái tâm không muốn bị chỉ trích của tôi. Lúc đầu, tôi không hiểu tại sao một mâu thuẫn như vậy lại nảy sinh trong môi trường của các đệ tử Đại Pháp. Nhưng sau đó, khi tôi nói chuyện với các học viên trẻ khác, tôi nhận ra rằng niệm đầu tư tưởng xem bản thân là trung tâm đã ảnh hưởng tới tôi, khiến tôi quên mất là mình phải hướng nội để tìm ra vấn đề của bản thân, thế nên mâu thuẫn giữa tôi và đồng kia kia mới không thể giải quyết.
Tôi suy nghĩ cách để giải quyết mâu thuẫn này. Đột nhiên, tôi muốn chia sẻ chuyện với cha tôi. Mặc dù còn do dự nhưng tôi vẫn lấy hết can đảm để nói chuyện với cha. Sau khi nghe tôi nói, cha đã đưa cho tôi một đọc một đoạn Pháp:
“Tại điểm luyện công cần tuân thủ nghiêm khắc kỷ luật; khoan dung với người; giữ vững tâm tính; hỗ trợ bạn bè thân ái”. (Phụ lục III: Tiêu chuẩn phụ đạo viên Pháp Luân Đại Pháp, Đại Viên Mãn Pháp)
Khi đọc đoạn Pháp này, tôi đã hiểu ra. Hóa ra cách tôi làm việc trong trại thường là “khoan dung với bản thân và nghiêm khắc với người khác”. Đó là lý do tại sao các học viên khác nói rằng xuất phát điểm của tôi khi làm các việc dường như luôn là vì tư lợi của bản thân hơn mà suy xét chứ không phải là vì suy nghĩ cho người khác.
Sau khi Trại hè Minh Huệ kết thúc, tôi dành một tuần để học Pháp từ ba đến bốn tiếng mỗi ngày. Tôi cũng tăng thêm thời gian phát chính niệm và luyện công. Sau nhiều năm tu luyện, đây là lần đầu tiên tôi chủ động hướng nội tìm và muốn đề cao tâm tính của mình. Trong tâm tôi chỉ có một niệm, đó là: Chỉ khi loại bỏ được tự ngã thì tâm tính mới có thể thực sự đề cao.
Sau một tuần tập trung vào tu luyện và đề cao tâm tính, tôi nhớ lại thời gian khi ở trong Trại hè Minh Huệ và ở cùng với người thường, rất nhiều việc tôi đã làm dường như đều có xuất phát điểm là vị tư. Thậm chí khi người khác chỉ ra điều này thì trong tâm tôi lại thầm oán trách họ.
Tôi hướng nội để tìm ra những chấp trước còn đang ẩn nấp khác gây cản trở việc tu luyện của mình, chẳng hạn như tâm vị kỷ và tức giận. Tôi tự nhủ: nếu lại bị chỉ ra thiếu sót, thì cần vui vẻ tiếp nhận. Sau khi nhận ra điều này, tôi cảm giác như một tảng đá lớn vừa được gỡ bỏ ra khỏi nội tâm. Trong thời gian này, mối quan hệ giữa tôi và cha đã thay đổi. Chúng tôi có thể chia sẻ với nhau những thể ngộ của mình dựa trên Pháp. Đây là điều chưa từng xảy ra trong suốt năm thứ ba và năm cuối đại học của tôi. Tôi đã có thể lắng nghe và tiếp thu từng lời mà cha tôi nói.
Tôi nhận ra là sau khi buông bỏ tự ngã, nội tâm tôi thanh tịnh như vừa được gột rửa. Một hôm, cha tôi bảo rằng cha cảm giác là giờ đây nét mặt của tôi luôn tường hòa, đó là tôi đã tu được thiện tâm. Cha nói rằng trước đây trông tôi lúc nào cũng mệt mỏi và sốt ruột, khiến mọi người bất giác muốn tránh xa tôi. Sau đó tôi nhớ rằng mâu thuẫn giữa tôi và người học viên trẻ kia vẫn chưa được giải quyết, nên tôi đã viết cho anh ấy một lá thư để gửi tới anh ấy một lời xin lỗi chân thành.
Vài ngày sau, tôi tự tay đưa lá thư xin lỗi cho người học viên đó và nói với anh ấy về thể hội của tôi sau khi hướng nội như thế nào. Tôi thể hội sâu sắc rằng phàm là việc gì đi chăng nữa, nếu xuất phát điểm là tự ngã, thì sẽ tạo ra một bức tường trong tâm, điều này sẽ cản trở chúng ta lắng nghe lời khuyên của người khác. Sau khi nghe tôi nói, anh ấy đã tha thứ cho tôi và tôi cảm thấy như vừa trút được gánh nặng. Khi buông bỏ chấp trước, tôi cảm giác đột nhiên sáng tỏ và thông suốt, bởi tâm tính của tôi đã thực sự đề cao lên rồi.
Tham gia các hoạt động vì lý do chính đáng
Một tuần sau đó, tôi làm trợ lý cho trại hè thanh thiếu niên. Lần này, tôi tự nhủ rằng mình sẽ mang theo tâm thái của một đệ tử Đại Pháp để hỗ trợ các học viên trẻ và tôi sẽ giao lưu chia sẻ với mọi người dựa trên Pháp, tuyệt đối sẽ không khiến cho cuộc trò chuyện của chúng tôi biến thành những cuộc thảo luận của người thường.
Trước đây, có đồng tu nói rằng cơ điểm của tôi khi tham gia hoạt động này không chính, dường như tôi mang theo tâm lý tham gia vào hoạt động này là để kết bạn. Lúc ấy khi nghe những lời này, tôi thấy chán nản, nhưng không hề suy nghĩ xem cơ điểm khi mình tham gia vào trại hè thanh thiếu niên này là thuần tịnh hay không. Đến giờ, sau khi tâm tính đề cao lên, tôi cũng ngộ ra rằng lúc ấy tâm thái tham gia trại hè thanh thiếu niên của mình quả thực là đặt việc kết bạn lên trước việc tu luyện. Bởi vậy khi tham gia trại hè thanh thiếu niên năm nay, tôi đã mang một tâm thái ngay chính và nghiêm túc khi làm mọi việc.
Tôi đã làm mọi việc mà không mang theo tâm hiển thị và tôi luôn suy nghĩ cho người khác trước. Tôi rất hòa hợp với các nhân viên công tác của trại hè và các thành viên trong đội của tôi. Khi ai đó có kiến nghị gì đó với tôi, tôi đều sẵn sàng lắng nghe và chân thành chia sẻ với họ những suy nghĩ của mình. Mọi người tương tác qua lại với nhau rất nhòa nhã và đây là lần đầu tiên tôi có cảm nhận như vậy kể từ khi tôi bắt đầu tham gia hoạt động trại hè thanh thiếu niên.
Sư phụ giảng:
“Chư vị nhất định phải chú ý đến một vấn đề: chư vị đang chứng thực Pháp, chứ không phải đang chứng thực bản thân. Trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp là chứng thực Pháp. Chứng thực Pháp cũng là tu luyện, trong quá trình tu luyện là phải vứt bỏ chấp trước vào ‘cái tôi’ của bản thân, không thể nào ngược lại làm gia tăng vấn đề chứng thực bản thân dù là hữu ý hay vô ý”. (Giảng Pháp trong buổi họp mặt học viên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương)
Tôi thể hội rằng chỉ khi cơ điểm thuần chính thì tôi mới có thể chứng thực Đại Pháp.
Trong trại hè lần này, lần đầu tiên tôi được mời làm người dẫn chương trình. Sau chương trình, tôi đã nhận được một số phản hồi tích cực và được các học viên cảm ơn về vai trò tổ phó của tôi, đây là điều trước kia chưa từng xảy ra.
Tìm ra tâm tật đố phía sau sự mong muốn thành công
Sau khi trại hè kết thúc, tôi đã suy ngẫm sâu hơn về mối quan hệ giữa tâm tật đố và tự ngã. Tôi nhận ra rằng khi làm việc chung với các học viên khác, tôi thường ganh tỵ nếu có ai đó làm nhanh hơn tôi. Sự đố kỵ và so sánh bản thân này khiến tôi nóng lòng muốn nhanh chóng làm xong mọi việc, thế nhưng lại không chú ý đến chi tiết hoặc chất lượng của việc mình đang làm. Kiểu tâm lý này không chỉ ảnh hưởng đến việc học hành của tôi mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến các hạng mục Đại Pháp, khiến tôi không muốn lắng nghe những lời kiến nghị của người khác, điều này đã gây trở ngại cho đề cao tu luyện của tôi.
Sau khi suy xét sâu hơn, tôi nhận ra rằng sự thiếu kiên nhẫn của mình xuất phát từ tâm tật đố, nó đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc mà tôi làm, khiến tôi càng khó làm tốt mọi việc hơn. Có đồng tu chỉ ra rằng vì tôi vội vàng làm mọi việc nên những gì tôi làm hầu như chỉ là đủ ở mức đạt yêu cầu mà tôi. Lúc đó, tôi chỉ hiểu rằng mình cần phải cải thiện cách làm việc, nhưng rồi lại nhanh chóng quên mất điều đó. Bởi vì mong muốn chứng thực bản thân của tôi vẫn rất mạnh, nên tôi đã không nhận ra rằng mình có tâm tật đố và đối với kiến nghị của người khác thì thường là vào tai này ra tai kia.
Giờ đây, khi đã tìm ra được căn nguyên của tâm chấp trước, tôi tự nhủ rằng mình cần phải học khoan dung, tán thưởng ưu điểm của các học viên khác, buông bỏ tâm nóng vội, làm mọi việc với tâm thái thuần tịnh mà không truy cầu, bình tĩnh giải quyết mọi việc. Mặc dù đôi khi tôi vẫn không thể đạt đến trạng thái này, nhưng tôi cố gắng điều chỉnh bản thân và cảm ơn lời khuyên của các học viên khác dành cho tôi. Tôi tin rằng đây mới thực sự là tâm thái của một người tu luyện chân chính và điều này sẽ giúp tôi càng thêm tinh tấn trên con đường tu luyện.
Lời kết
Khi nhìn lại quá trình tu luyện của mình, tôi nhận thức sâu sắc rằng tu luyện là con đường đầy thử thách. Từ một người tu luyện đơn thuần của thuở đầu [đắc Pháp], đến buông lơi bản thân và trở nên ích kỷ trong mọi việc, dẫn đến chiêu mời những khổ nạn và khảo nghiệm không cần thiết. Tôi đã dần hiểu rằng việc tu luyện đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và chúng ta không thể sốt ruột muốn nhanh xong việc. Thông qua việc liên tục hướng nội và đề cao tâm tính, tôi đã học được cách yêu cầu bản thân chiểu theo những tiêu chuẩn của đệ tử Đại Pháp, loại bỏ tâm vị tư vị ngã và học được cách đề cao tâm tính.
Nhờ sự từ bi vô hạn của Sư phụ, tôi sẽ không ngừng nỗ lực và vững vàng tiến bước trên con đường tu luyện, tu bỏ chấp trước, trở thành một đệ tử Đại Pháp chân chính.
Trên đây là thể hội tâm đắc tu luyện của tôi, nếu có chỗ nào không phù hợp với Pháp, xin đồng tu từ bi góp ý!
Con xin cảm tạ Sư phụ! Xin cảm ơn các đồng tu!
(Bài trình bày tại Pháp hội Đài Loan năm 2024)
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/11/1/484348.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/11/5/221505.html
Đăng ngày 26-11-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.