Bài của một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 03-05-2012] Tôi muốn chia sẻ nhận thức của tôi sau khi đọc bài viết gần đây trên Tuần báo Minh Huệ số 536, có tiêu đề, “Việc phạt và tra tấn thân thể tàn khốc.” Có một số điểm rất tốt trong bài viết này. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng giải pháp tốt nhất để tránh cuộc bức hại về thể chất là tránh vào trại cưỡng bức lao động hoặc nhà tù ngay từ đầu.
Vào cuối năm 2000, tôi đã viết một bức thư gửi cho ông trưởng đồn công an địa phương để giảng chân tướng. Tôi đưa bức thư và nói chuyện trực tiếp với ông ta. Ngày hôm sau, một công an đến nhà tôi và yêu cầu tôi đến đồn công an. Tôi biết lý do tại sao anh ta yêu cầu tôi nhưng tôi từ chối. Viên công an cố tình thách thức tôi, “Bà cần phải chịu trách nhiệm cho hành động của bà.” Sau đó tôi nói, “Tôi sẽ đi với anh. Việc này không có gì nghiêm trọng cả.” Sau đó họ gửi tôi đến trại giam. Sau khi bị giam ở đó trong vòng 70 ngày, họ cần gửi một nhóm các học viên Đại Pháp đến một trại lao động cưỡng bức và tôi là một trong số họ. Vào thời điểm ấy, tôi đã có một chính niệm rất mạnh, “Không đời nào! Tôi sẽ không bao giờ hợp tác với các anh!” Rồi tôi đi xuống cầu thang mà không mang theo tư trang. Một công an nhìn thấy rằng tôi không mang theo bất cứ thứ gì đã hỏi, “Tại sao bà không mang đồ đạc theo người?” Tôi hỏi, “Đồ đạc nào cơ? Tôi sắp phải đi đâu à?” Ông ta nói, “Bà sắp đi đến trại lao động cưỡng bức.” Tôi chỉ vào anh ta và nói một cách chắc chắn rằng, “Anh đáng tuổi cháu của tôi. Anh không đủ tư cách giáo dục tôi. Tôi sẽ không đi.” Thấy rằng tôi rất quyết tâm, anh ta đến căn phòng mời tất cả các học viên khác đã bị buộc phải ký tên của họ và mang về hai tờ khai – một trong số đó là tờ khai thả tự do và tờ còn lại là giấy tạm giam. Anh ta cho tôi xem tờ đầu tiên và nói, “Tôi nghĩ rằng bà sẽ được thả.” Tôi nói, “Cho tôi xem tờ kia.” Anh ta không dám cho tôi xem. Tôi có một ý niệm tại thời điểm đó, “Nếu anh đưa cho tôi, tôi sẽ xé nó ngay lập tức.” Cuộc tranh luận của chúng tôi diễn ra trong một thời gian dài. Có một số xe tải đợi bên ngoài để đưa tôi đến trại lao động. Cuối cùng, ba nữ công an kéo tôi vào xe. Tôi cầu xin sự trợ giúp của Sư phụ trong tâm của mình. Tại trại lao động cưỡng bức, chúng tôi đã bị đưa đi thực hiện một cuộc kiểm tra về thể chất. Bác sĩ hỏi tôi, “Tên của bác là gì?” Tôi nói, “Tôi không biết.” “Bác bao nhiêu tuổi?” “Tôi không biết.” Khi họ cố gắng kiểm tra, tôi đã không hợp tác với họ.
Tôi không sợ vì tôi đã có Sư phụ và Pháp trong tâm. Sau một thời gian, họ đã cho tôi về nhà vì họ thấy rằng họ không thể làm gì được tôi. Họ đã làm thủ tục giấy tờ cho tôi như thể tôi đã được thả để điều trị y tế.
Khoảng hai tuần sau đó, cảnh sát yêu cầu tôi trả 10.000 nhân dân tệ như là một khoản “đặt cọc” cho việc tôi được thả. Tôi trả lời, “Tôi không có tiền. Nếu anh yêu cầu tôi đến trại lao động, tôi sẽ làm đảo lộn nó.” Sư Phụ đã bảo hộ tôi trong cuộc kiểm tra thể chất vì tôi được chẩn đoán là mắc bệnh tim. Trong tâm, tôi biết rằng họ sẽ không bao giờ gửi tôi đến trại lao động một lần nữa do tình trạng sức khỏe của tôi không đủ điều kiện. Họ đã nói, “Bà có thể ra về ngay bây giờ.” Khi tôi bước ra cửa, tôi nghe thấy một viên công an nói với một viên công an khác, “Bất cứ ai phạm tội đều cần phải bị trừng phạt.” Tôi quay lại và hỏi, “Ai phạm tội? Chắc chắn không phải tôi.” Một viên công an khác mỉm cười. Những lời này đã đóng một vai trò rất quan trọng trong con đường tu luyện của tôi trong tương lai. Công an đã không bao giờ quấy nhiễu tôi kể từ đó.
Sư Phụ giảng,
“Đã mang danh đệ tử Đại Pháp, cớ sao trong khi chịu bức hại lại phải sợ bè lũ tà ác? Điểm chốt là có tâm chấp trước, nếu không, không phải chịu đựng một cách tiêu cực, [mà trái lại] thời khắc nào cũng dùng chính niệm mà đối mặt kẻ ác. Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng không hề theo yêu cầu, mệnh lệnh hay chỉ thị của tà ác. [Nếu] mọi người đều làm như thế, [thì] hoàn cảnh đã không đến thế này.” (“Chính niệm của đệ tử Đại Pháp có uy lực” -Tinh Tấn Yếu Chỉ II)
Năm nay là kỷ niệm lần thứ 13 thỉnh nguyện hòa bình, 25 tháng Tư. Tôi đã bỏ lỡ cơ hội đi thỉnh nguyện ở Bắc Kinh 13 năm về trước vì tôi không biết gì về ngày ấy. Hôm nay, Chính Pháp đang bước vào một kỷ nguyên mới. Tất cả chúng ta đều cần phải theo kịp với tiến trình. Đây chỉ là nhận thức cá nhân của tôi. Xin vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.
—————————-
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/5/3/再谈读《说说残酷体罚和酷刑》想到的-256586.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/5/25/133598.html
Đăng ngày 2-6-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.