[Minh Huệ 25-11-2011 ] Khi quay về với bản nguyên sinh mệnh, tâm của chúng ta là từ bi. Với năng lượng này, tất cả những gì chúng ta làm là từ bi. Nó giống như khi chúng ta có những đồng xu trong túi của chúng ta, chúng ta sẽ tiêu tiền xu, và nếu chúng ta có tiền giấy trong túi, chúng ta sẽ tiêu tiền giấy. Nếu chúng ta có vàng, chúng ta sẽ tiêu vàng. Trong quá khứ, đầu óc của chúng ta đã bị lấp đầy bởi các chấp trước và quan niệm người thường. Cho dù chúng ta đối xử với những người khác tốt như thế nào, tu luyện bản thân tốt thế nào, hoặc chúng ta mỉm cười với người khác như thế nào, nó vẫn còn chấp trước và quan niệm con người, vì tất cả những gì chúng ta đã có tại thời điểm đó chỉ là chấp trước và quan niệm con người.

– Tác giả

Một số học viên trong thành phố của chúng ta đã có trạng thái tu luyện rất tốt. Khi tất cả mọi người ngồi lại với nhau, tâm của họ là thanh tịnh và hòa ái. Khi một học viên muốn làm một cái gì đó, tất cả những người khác sẽ hỗ trợ hết mình với chính niệm của họ. Đó là một sự tin tưởng hoàn toàn. Người ta có thể phó thác cuộc sống của mình cho một người khác. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra trước khi chúng ta loại bỏ được “cái tôi”. Khi chúng ta đạt đến trạng thái của các vị Thần và các vị Phật, chúng ta sẽ tự động tin tưởng lẫn nhau, điều này hoàn toàn trái ngược với người thường. Sự tin tưởng này hoàn toàn vượt ra ngoài sự sinh tử. Trong quá khứ, chúng ta thà tin tưởng vào “cái tôi”, vào những quan niệm người thường của chúng ta thay vì tin vào Pháp của Sư Phụ, vào sự lựa chọn, và an bài của Sư Phụ cho chúng ta. Chúng ta luôn luôn tin tưởng “cái tôi”, nhưng nó mang lại cho chúng ta rất nhiều đau khổ. “Cái tôi” kéo con người vào bể khổ (khi con người ở trong ảo tưởng, họ không nhận ra sự đau khổ mang lại bởi “cái tôi”. Thay vào đó, họ sẵn sàng hy sinh tất cả mọi thứ mình có vì nghĩ rằng như vậy là  tốt cho “cái tôi” cùng những quan niệm và chấp trước sai lầm của nó).

Trong năm nay mặc dù tôi đã hiểu sự khác biệt giữa bản nguyên sinh mệnh và “cái tôi”, nhưng “cái tôi” cứ dần thấm trở lại vào cuộc đời tôi một lần nữa. Nó giống như tôi chỉ mới thay một chiếc nón mới. Tôi cảm thấy rất khó tin vào bản nguyên sinh mệnh của mình và tôi cảm thấy lạc lối, không biết phải làm thế nào để cải thiện trạng thái tu luyện của mình. Tất cả sự thật đã trở thành ảo tưởng một lần nữa, cứ như một giấc mơ.

Trong những thăng trầm của sự tu luyện trong quá khứ, tôi biết rằng “cái tôi” luôn ngăn cản học viên đạt được uy đức và nâng cao tâm tính của họ trong tu luyện. Làm cho họ tưởng tượng rằng họ có thể tu luyện tốt hơn so với những người khác. Dưới sự ảo tưởng của bản thân, các học viên sẽ xem việc tu luyện như là một công việc của người thường. Đôi khi chúng ta có thể đếm số lần chúng ta học Pháp, đếm thời gian chúng ta thực hành các bài tập, hoặc có bao nhiêu người đã được chúng ta cứu độ. Chúng ta có thể muốn làm người lãnh đạo giữa các học viên. Chúng ta có thể có mong muốn tham gia các dự án Đại Pháp để mang lại cho bản thân thật nhiều đức, để có thể hiển thị bản thân mình đặc biệt như thế nào. Cho dù những điều chúng ta đã làm là thiêng liêng đến đâu, thì chúng ta thực chất vẫn chưa dứt bỏ được phía con người của chúng ta.

Tôi hiểu rằng chúng ta không nên truy cầu rằng chúng ta vĩ đại như thế nào. Chúng ta chỉ cần đồng hóa với Pháp. Tu luyện không  phải là công việc, và chúng ta không nên quan tâm đến tầng thứ tu luyện, bao nhiêu nghiệp đã trả, hoặc bao nhiêu đức đã nhận được. Chỉ đơn giản là nên tin tưởng vào Đại Pháp và đồng hóa với Pháp với một sự can đảm lớn lao. Chúng ta nên bỏ đi tâm sợ hãi, do dự, các chủng quan niệm, chấp trước vào thời gian, và buông bỏ “cái tôi” của mình giống như một chiến binh can đảm và chào đón những cải thiện trong trạng thái tu luyện của mình. Điều then chốt là liệu chúng ta có thể thay đổi tư tưởng của mình hay không.

Sư Phụ giảng:

“Ai ai cũng đắc đạo là điều không thể; là người kiên định [tu] luyện rồi, còn cần xem chư vị có thể tu xuất lai hay không, còn cần xem chư vị có thể hạ quyết tâm tu hay không; ai ai cũng thành Phật là điều không thể. (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)

Tôi tự hỏi vì sao mình đã không toàn tâm tu luyện và tôi nhớ ra rằng tôi đã mang một tâm thật trong sáng khi tu luyện Đại Pháp. Phật tính của chúng ta luôn muốn tu luyện Đại Pháp một cách kiên định. Nó thực sự như một trái tim vàng. Lý do tôi cải thiện rất nhanh trong giai đoạn đầu của sự tu luyện bởi vì tôi đã luôn tự coi mình một nhà tu hành trong tâm của mình, mặc dù cơ thể tôi vẫn còn ở trong thế giới người thường. Tôi chỉ là mượn một nơi để luyện các bài công pháp và tìm một nơi để ăn thôi. Nhưng khi chúng ta trở nên quá quan tâm với những điều chúng ta đã làm, chúng ta bắt đầu hiển thị. Ví dụ, khi một học viên bắt đầu tham dự một dự án Đại Pháp thì tự nhiên sẽ có sự an bài của Sư Phụ và tất cả các vị Thần sẽ bảo vệ và hướng dẫn cho dự án đó. Nhưng nếu chúng ta không buông bỏ được “cái tôi” trong khi tham gia, dự án có thể không đạt được kết quả tốt. Chúng ta có thể tranh cãi thường xuyên, tư tưởng của chúng ta không thể hòa hợp với nhau, và xuất hiện nhiều xung đột giữa các học viên. Tôi hiểu rằng tâm tu luyện một cách trong sáng thực sự tồn tại rất thiêng liêng.

Đây là sự hiểu biết của tôi: Có một “trái tim đồng tâm” trong các không gian khác. Khi chúng ta còn ở trên trời, Sư Phụ biết rằng chúng ta là các Vương từ vũ trụ khác nhau và chúng ta đến từ những nơi rất xa mà không bao giờ có bất kỳ kết nối với nhau. Khi chúng ta đi xuống thế giới này và bắt đầu tu luyện, với sự can thiệp của “cái tôi”, chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta là tốt nhất và không tôn trọng những người khác. Tôi nghĩ rằng Sư Phụ đã tạo ra một “trái tim đồng tâm”, chia nó thành vô số những mảnh nhỏ, và đưa cho mỗi học viên một mảnh. Tất cả chúng sinh đến từ những nơi xa xôi không có bất kỳ kết nối trước khi chia sẻ trái tim này. Nếu bất kỳ ai trong chúng ta khi tu luyện Đại Pháp không vị tha yêu thương người khác và không giúp đỡ những người khác một cách vô điều kiện thì đó là biểu hiện rằng chúng ta ích kỷ, và chưa đột phá khỏi tầng của người thường. Chúng ta đã chưa hề tỉnh lại từ giấc mơ của mình. Trước đây, khi tôi đã làm thế tay “Hợp Thập,” tôi chỉ cảm thấy đó là một cử chỉ rất lịch sự. Nhưng bây giờ khi tôi làm “Hợp Thập,” nó là một trạng thái hoàn toàn thiêng liêng và tinh khiết thể hiện sự tôn trọng mĩ diệu đến những người khác.

Khi buông bỏ“cái tôi”, chúng ta sẽ có một cách khác để loại bỏ nghiệp lực. Khi mỗi tầng lạp tử của cơ thể chúng ta, bao gồm cả lớp tế bào ở lớp ngoài cùng được thay thế bằng vật chất cao năng lượng, khả năng tiêu nghiệp của chúng ta được cải thiện rất nhiều. Trong quá khứ, chúng ta sử dụng cơ thể người thường để loại bỏ nghiệp. Nhưng từ một thời điểm đặc định, chúng ta  sẽ sử dụng cơ thể được hình thành bởi vật chất cao năng lượng để loại trừ nghiệp lực của chúng ta. Ở giai đoạn đó cơ thể chúng ta không còn có các tế bào của người thường. Loại bỏ nghiệp khi còn cơ thể của một người thường là một quá trình rất đau đớn, như chúng ta đã biết từ việc ngồi thiền. Nếu có rất nhiều nghiệp được đưa vào cơ thể một người thường, cơ thể ngay lập tức sẽ chết và tan biến. Nhưng khi tất cả tầng lạp tử của cơ thể chúng ta được chuyển đổi thành vật chất cao năng lượng, chúng ta sẽ khá dễ dàng để loại bỏ nghiệp lực.

Sư Phụ đã dạy chúng ta rằng nếu nghiệp của chúng ta là không đủ cho chúng ta tu luyện, chúng ta có thể giúp người thân và bạn bè để loại bỏ nghiệp của họ. Tôi ngộ ra rằng điều này không phải có ý nghĩa rằng tầng thứ ban đầu của bản nguyên sinh mệnh chúng ta là cao như thế nào, mà có nghĩa là mọi tầng lạp tử của cơ thể chúng ta đều có thể được chuyển đổi thành vật chất cao năng lượng.

Quá trình tu luyện của chúng ta là rất khác so với các phương pháp tu luyện khác. Theo thể ngộ của tôi, tôi thấy rằng phương pháp tu luyện của chúng ta bắt đầu từ ở giữa rồi vươn đến tận hai cực của vũ trụ. Tuy nhiên, tiến độ tu luyện ngay lập tức chậm lại khi nó đạt đến Tam Giới. Tại sao? Một lý do là cơ thể người thường của chúng ta vẫn chưa hoàn toàn chuyển đổi thành vật chất cao năng lượng. Cơ thể người thường là rất yếu và có khả năng rất giới hạn. Ngoài ra, chúng ta vẫn chưa buông bỏ được những chấp trước và khái niệm nơi người thường. Cơ thể người thường trong Tam Giới được tạo nên bởi các yếu tố dơ bẩn và thấp kém nhất. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta trong các không gian khác ban đầu đã được được hình thành bởi vật chất tinh khiết và cao năng lượng ở cấp độ cực vi mô. Làm thế nào để cơ thể có thể chuyển đổi thành năng lượng vật chất cao năng lượng? Chúng ta cần buông bỏ tất cả các chấp trước của chúng ta về “cái tôi” và trở về bản nguyên sinh mệnh ban đầu của chúng ta để hướng dẫn cuộc sống của chúng ta.

Hiểu biết về Pháp từ bản nguyên sinh mệnh ban đầu của chúng ta là hoàn toàn khác với sự hiểu biết Pháp từ “cái tôi” người thường của chúng ta. Bản nguyên sinh mệnh của chúng ta không gặp khó khăn khi đi qua khảo nghiệm, loại bỏ nghiệp, hoặc vượt qua cuộc bức hại. Chúng ta chỉ việc tiếp tục cứu độ chúng sinh. Chúng ta nói với họ: “Khổ nạn đã kết thúc. Tàu của chúng ta đã giương buồm rồi. Chúng ta sẽ trở về nơi của chúng ta. Những người nào muốn về nhà nên lên tàu một cách nhanh chóng! Trở về nhà đã là sự mong đợi hàng ngàn, hàng triệu năm của quý vị”. Sau đó, nhiều trạng thái huyền diệu sẽ xuất hiện trong sự tu luyện của chúng ta. Chúng ta đều biết chúng ta hoàn toàn phải buông bỏ mọi chấp trước để tiến đến viên mãn. Trong pháp môn của chúng ta, chúng ta sẽ dần dần có được trí huệ thông qua tu luyện. Khi thời điểm của việc hoàn toàn khai công và khai ngộ đến, chúng ta phải vững chắc và bình thản đón chào khoảnh khắc đó. Chúng ta không thể cứ mãi tu luyện mà không bao giờ đạt viên mãn. Đã đến lúc sẵn sàng để trở về nhà.

Khi chúng ta thực sự bước ra từ người thường và nhìn lại, không có gì đọng lại trong tâm chúng ta, ngoại trừ ba điều mà Sư Phụ yêu cầu chúng ta làm. Khi chúng ta buông bỏ được “cái tôi” và đột phá khỏi người thường, chúng ta sẽ trải nghiệm được trạng thái tinh khiết của các vị Thần và các vị Phật chuyển sinh xuống Trái Đất. Nó là rất trang nghiêm, và năng lượng từ bi mà chúng ta phát ra sẽ có thể thay đổi những người xung quanh một cách không chủ ý.

Trong những năm qua, Cựu thế lực đã liên tục bố trí người xấu can nhiễu các học viên đã rớt xuống. Nếu chúng ta có thể đạt đến trạng thái thánh khiết của tu luyện, cách chúng ta bảo vệ Đại Pháp và chống lại những kẻ ác cũng sẽ thay đổi rõ rệt. Thực sự, trong tâm của họ, những người đã đi lạc lối trong giây lát cũng vẫn muốn tu luyện. Nhiều lần chúng ta cảm thấy rằng chúng ta phải làm một cái gì đó để thay đổi một tình huống khó khăn. Trên thực tế, Sư Phụ đã dạy chúng ta,

Sư Phụ giảng:

“Chỉ có giữ tâm bất động thì chư vị mới có thể xử lý được mọi tình huống!” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền trung Mỹ Quốc)

Sư Phụ cũng giảng:

“An ngoài bằng tu trong.” (“An ngoài bằng tu trong,” Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Vì vậy, quan trọng là chúng ta phải tu luyện bản thân cho tốt. Nếu chúng ta không thể tu luyện bản thân thật tốt, và chúng ta bị vướng bởi quan niệm về đúng và sai, thì chúng ta sẽ không có đủ khả năng để giúp ánh sáng Phật Pháp rọi chiếu khắp thế gian nữa.

Tôi nhớ lại khi tôi không ở trong Pháp, tôi thực sự không thể loại bỏ một chấp trước nào dù là nhỏ nhất. Cựu thế lực có thể dễ dàng gắn một chấp trước lên người tôi và nó cứ mãi bám chặt lấy tôi, chẳng hạn như các chấp trước về cảm giác, danh vọng, niềm vui, và hiển thị. Nhưng khi tôi hoàn toàn ở trong Pháp, thì rất dễ dàng để loại bỏ các tâm chấp trước.

Mỗi một sinh mệnh đều cần được được đồng hóa với Đại Pháp vào giai đoạn cuối cùng, giống như mảnh mùn cưa rớt xuống rồi hòa tan vào thép nóng chảy vậy. Vì thế, bất kể chúng ta là ai, cho dù chúng ta đã đạt đến viên mãn, hoặc có được năng lực vĩ đại và công đức lớn thế nào, cũng không cần biết đến số lượng chúng sinh mà chúng ta đã cứu được, cuối cùng chúng ta đều cần phải đồng hóa với Pháp một cách trọn vẹn. Khi chúng ta hoàn toàn loại bỏ được “cái tôi” của mình, chúng ta sẽ được đồng hóa với Pháp bằng năng lượng vĩ đại và thánh khiết của Chân-Thiện-Nhẫn. Hãy tuyệt đối đồng hóa bản thân chúng ta vào Đại Pháp.

_____________________________

Bản  tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/25/93、99、2011,生命的三次飞跃-4–248897.html
Bản  tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/22/130270.html#.T3voRNlbmDc

Đăng ngày: 19 – 4 – 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share