Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hà Lan

[MINH HUỆ 16-12-2023] Ngày 10 tháng 12 năm 2023, các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên khắp Hà Lan đã tổ chức sự kiện ngày thông tin để kỷ niệm ngày Nhân quyền Thế giới tại Quảng trường Dam ở Amsterdam.

Dam Square là quảng trường trung tâm của thành phố, xung quanh có nhiều địa danh nổi tiếng như Cung điện Hoàng gia Hà Lan, Nhà thờ Nieuwe Kerk, và Đài tưởng niệm Quốc gia. Các học viên dựng một quầy thông tin cho người qua đường biết đến những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các học viên ở Trung Quốc trong suốt 24 năm qua.

01f5bf5f4292b8417686f42d7a0c32a6.jpg

Các học viên Pháp Luân Công từ khắp Hà Lan đã tổ chức ngày thông tin tại Quảng trường Dam ở Amsterdam vào Ngày Nhân quyền Thế giới 10 tháng 12 năm 2023.

0276ec5de8cd86a44e4fefbf6185c4e9.jpg

be1c58c83cc028dbb2e53e2b2ac6d49c.jpg

Người qua đường ký bản kiến nghị yêu cầu Chính phủ Hà Lan lên án tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ.

Các học viên trình diễn các bài công pháp và dựng các bảng trưng bày, bảng hiệu để cho mọi người thấy sự thật về cuộc bức hại mà các học viên của môn tu luyện ôn hòa này ở Trung Quốc đã bị nhắm đến từ năm 1999, trong đó có nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Nhiều người qua đường lắng nghe các học viên phổ biến về tình hình ở Trung Quốc và đã ký bản kiến nghị gửi Chính phủ Hà Lan, yêu cầu chính phủ lên án nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công và lên tiếng ủng hộ các học viên trên khắp thế giới.

Người qua đường: “Cuộc bức hại xâm phạm những quyền cơ bản của con người”

Cô Bafrin kinh hoàng trước những tội ác tàn bạo của ĐCSTQ về nhân quyền cũng như sự tàn bạo của nó đối với những người Trung Quốc vô tội khi thực hành tín ngưỡng của họ. “Nó xâm phạm quyền cơ bản của người dân trong việc làm chủ suy nghĩ của bản thân họ. Ngay cả cái quyền đó cũng bị tước mất, điều đó là không thể chấp nhận được”, cô nói.

f388c462f2708677d484b436b2acf7fe.jpg

Cô Bafrin nói Chân-Thiện-Nhẫn giàu tính nhân văn và cao đẹp.

Khi nghe tin ĐCSTQ buôn bán nội tạng thu hoạch từ các học viên còn sống để kiếm lợi nhuận khổng lồ, cô Bafrin cho rằng những kẻ hành ác phải chịu trách nhiệm cho hành động của chúng. “Đó là tội ác chống lại nhân loại, chống lại quyền tự chủ của con người. Việc hiến tạng phải là tự nguyện”, cô nói: “Tôi nghĩ [thủ phạm] cần bị truy tố”.

Cô cũng chia sẻ rằng cuộc bức hại cần phải chấm dứt hoàn toàn và cuộc bức hại như vậy “thực sự không nên xảy ra”.

Đồng thời, cô cũng ấn tượng trước sự kiên định của các học viên đối với môn tu luyện bất chấp những nguy hiểm ở Trung Quốc và cho biết cô tin rằng một pháp môn như vậy nên được khuyến khích trong cộng đồng.

Cô nói: “Chắc chắn [Pháp Luân Công] sẽ mang đến cho mọi người sự bình yên trong tâm, và khi đã có được sự bình an nội tại đó, người ta sẽ có thể coi nhẹ và chấp nhận rất nhiều điều trong cuộc sống. Vậy tại sao [chính quyền Trung Quốc] lại cấm thực hành môn này? Trái lại, họ nên khuyến khích mọi người tiếp tục làm điều đó chứ không nên cấm đoán họ”.

Các giá trị cốt lõi của các bài giảng cũng để lại ấn tượng tích cực với cô Bafrin – cô nói: “ Tôi nghĩ nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn thật tuyệt vời, rất nhân văn, cần thiết và cao đẹp”.

Doanh nhân: “Cộng đồng quốc tế đã làm ngơ trước ĐCSTQ”

Ômg Stephan van Wel, một doanh nhân, không lạ gì với cách mà ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ông ký bản kiến nghị và cho biết rằng ông làm điều đó vì lòng nhân ái và để phản đối việc cộng đồng quốc tế đang nhắm mắt làm ngơ.

055d606d1c3e47352999350e5a3b41cc.jpg

Ông Stephan van Wel.

Ông cho biết thật kinh hoàng khi thấy ĐCSTQ đã đàn áp môn thiền định ôn hòa này ra sao trong suốt 24 năm qua. Ông cảm thấy như thể cộng đồng quốc tế chưa hành động đủ để chống lại sự tàn bạo của ĐCSTQ, trong đó có cuộc bức hại Pháp Luân Công và sự xâm nhập của nó vào các quốc gia khác. “Chủ nghĩa Cộng sản đã phát triển và nó đang sử dụng giám sát kỹ thuật số cũng như đe dọa về kinh tế đối với thế giới”, ông nói.

Ông cho rằng Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị vĩ đại và mang lại cho con người rất nhiều sức mạnh nội tại, nhưng lại bị ĐCSTQ coi là mối đe dọa đối với quyền lực của nó.

Giám đốc Công nghệ thông tin: “Các giá trị của Đại Pháp phù hợp với những gì tôi cảm nhận”

Anh Osman Akman, một giám đốc IT, ghé thăm quầy thông tin của các học viên cùng với bạn gái, cô Kubra Yelek. Anh biết rõ những phương thức thống trị hà khắc của ĐCSTQ đối với chính người dân của nó, nhưng đây là lần đầu tiên anh nghe nói đến cuộc bức hại Pháp Luân Công.

3738c2a3381c2be67483fe01603e4353.jpg

Anh Osman và bạn gái Kubra.

Anh Osman chia sẻ: “Tôi biết từ lâu rằng ở Trung Quốc có bức tường lửa khổng lồ, vì vậy người dân khó có thể tiếp cận thông tin từ bên ngoài. Vậy nên, mọi người đã gặp trở ngại đối với truyền thông, tự do và tự do ngôn luận”.

Sau khi biết đến cuộc bức hại mà các học viên đang phải chịu đựng ở Trung Quốc, anh Osman bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đối với vấn đề an sinh của họ. Anh chia sẻ: “Cuộc bức hại khiến tôi cảm thấy dường như nó không phải là thật, nhưng nó đang diễn ra và thực sự đáng lo ngại. Tôi rất tiếc cho người Trung Quốc. Đặc biệt nhìn từ góc độ tự do, họ đang gặp rất nhiều trở ngại. Họ không được tự do và đang phải sống dưới một chế độ độc tài. Thật đáng lo ngại”.

Anh Osman tán đồng với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Anh nói: “[Pháp Luân Công] thật an hòa, và các giá trị của Pháp Luân Đại Pháp phù hợp với những gì tôi cảm nhận nói chung. Tôi cũng là kiểu người như vậy. Nguyên lý này phù hợp với tôi và giống với những cảm nhận của tôi”.

Cô Kubra, một huấn luyện viên pilates, cho rằng ba nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn là “tự nhiên rất đỗi bình thường” đối với cô, và nhiều người hơn nữa nên sống chiểu theo những giá trị này.

Cả anh Osman và cô Kubra đều ký bản kiến nghị. Trước khi cặp đôi rời đi, anh Osman cho hay anh hy vọng người Trung Quốc sẽ có được cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc thực sự.

Anh Osman nói với các học viên rằng anh sẽ vào trang website Pháp Luân Đại Pháp và sẽ thử thực hành các bài công pháp.

Dược sỹ: “Các bài công pháp này rất có tác dụng”

Cô Ashlea Sutherland, một dược sỹ đến từ Vương quốc Anh, đã ký bản kiến nghị bởi cô tin rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công là sự phủ nhận trắng trợn quyền con người tìm hiểu về bản ngã của mình.

c8452e4367191069d6261220280786d3.jpg

Cô Ashlea Sutherland.

Cô tin rằng rằng mỗi người nên được là chính họ, cho dù họ theo tôn giáo, cách sống hay pháp môn nào. Cô nói: “Tôi không nghĩ rằng một chính phủ, một quốc gia, hay một đảng phái chính trị có quyền yêu cầu mọi người sống như thế nào, ngoại trừ các quy định pháp luật cơ bản”.

Cô bị thu hút bởi màn trình diễn các bài công pháp. Cô chia sẻ: “Thiền định ở một cấp độ khác. Nó có sức mạnh trong đó, một loại sức mạnh giúp con người có được nội tâm an hòa. Nó mang đến cho bạn sự bình yên và tĩnh tại ngay cả khi chỉ xem thôi, chứ chưa nói đến trực tiếp tập luyện. Tôi muốn mình thử tập môn này”.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/16/469374.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/18/213385.html

Đăng ngày 21-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share