Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Singapore

[MINH HUỆ 08-05-2023] Ngày 5 tháng 5 năm 2023, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tập trung tại một công viên ở Downtown Core của Singapore để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 13 tháng 5. Năm nay cũng ghi dấu 31 năm kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp lần đầu tiên được truyền ra công chúng vào năm 1992. Các học viên vô cùng cảm kích vì những thay đổi tích cực của bản thân thông qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và hy vọng nhiều người hơn nữa có thể được thụ ích từ môn tu luyện.

140104293cb0b55910f0e39c18754450.jpg

Sự kiện của các học viên tại Singapore hôm 2 tháng 5 để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới

e212909b41004497f5f568c259c9cfae.jpg

3744f790c0a2c74ceea81532a00ccaa9.jpg

Màn luyện công tập thể

Tham gia sự kiện tại Công viên Hong Lim có những học viên từ vài tuổi cho đến cả những học viên đã hơn 80 tuổi. Một số học viên đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn 20 năm, trong khi đó cũng có những người học viên chỉ vừa mới bắt đầu tu luyện trước đó vài tuần. Gia đình của một số học viên cũng đến tham gia sự kiện kỷ niệm.

62fb1742ca0364873133cf0dc8cefe6f.jpg

Hai chị em bà Kỷ Tường và ông Cát Bảo đều tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Bà Kỷ Tường, 83 tuổi, cho biết bà luôn khỏe mạnh kể từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cách đây 27 năm và mãi đến 5 năm trước bà mới nghỉ hưu. Em trai bà, ông Cát Bảo, 76 tuổi, bắt đầu tu luyện cách đây 6 năm sau khi được bà giới thiệu. Thời điểm đó, ông vừa trải qua ca phẫu thuật bắc cầu tim, và sau khi bước vào tu luyện, sức khỏe của ông đã nhanh chóng được cải thiện. Hiện giờ, dù có đi bộ xa đến mấy, ông cũng không mệt mỏi mà tràn đầy năng lượng. Ông chia sẻ: “Tất cả những thay đổi tích cực này khiến tôi vô cùng hạnh phúc. Đó là lý do tại sao tôi vô cùng biết ơn Pháp Luân Đại Pháp và Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập.”

a220cb3ee0d50f8ecec9049784286dc5.jpg

Bé Chân Chân bảy tuổi

Bé Chân Chân, 7 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng cha mẹ từ nhỏ. Cháu thích đọc các bài giảng và nói rằng Pháp Luân Đại Pháp đã ban trí huệ cho cháu. Mặc dù mẹ dạy cháu rất ít chữ Hán nhưng Chân Chân đã tự học đọc. Gia đình cháu có một cuốn sách Tây du ký dài hơn 300 trang, và Chân Chân đã đọc cuốn sách này nhiều lần.

Cô Đình Đình, 30 tuổi, mới bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, vào tháng 3 vừa rồi. Cô đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống nhưng mãi cho đến khi tu luyện cô mới minh bạch được ý nghĩa nhân sinh, tại sao con người mắc bệnh và phải gặp những khổ nạn khác nhau. Kinh văn gần đây của Sư phụ Lý “Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh” khiến cô cảm nhận được sâu sắc sự từ bi của Sư phụ Lý đối với mỗi sinh mệnh. Hiện giờ cô Đình không còn phàn nàn về cuộc sống nữa mà ngược lại cô vô cùng biết ơn khi có được cơ duyên tu luyện, đặc biệt là khi cô xem video chín bài giảng của Sư phụ Lý.

Ông Trịnh đến từ Trung Quốc đại lục và hiện đang làm việc tại Singapore. Mặc dù ông đã nghe nói về Pháp Luân Đại Pháp từ cách đây hơn 20 năm, nhưng do những tuyên truyền phỉ báng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nên đã ông không dám tìm hiểu sâu thêm. Tuy nhiên, trong thời gian đại dịch, vì lo lắng cho sức khỏe của bản thân, ông Trịnh đã lên mạng và tìm được Pháp Luân Đại Pháp và sau đó bắt đầu tọa thiền. Ông chia sẻ: “Tôi đã lấy lại được sức khỏe và tôi cũng trở nên cởi mở hơn.” Ngoài ra, ông Trịnh còn từ bỏ được những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu và cờ bạc. Ông nói: “Tất cả đều như một phép màu vậy. Pháp Luân Đại Pháp thực sự tuyệt vời. Chỉ khi bạn tự mình thực hành, tự mình trải nghiệm, bạn mới có thể hiểu được môn tu luyện tuyệt vời đến thế nào.”

95e4c7da1f751b10282f45009b4e979d.jpg

b29f54395b9ffc0912892a14ec028259.jpg

Người qua đường dừng lại để tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp

Nhiều người đã dừng lại để trò chuyện và hỏi thêm thông tin từ các học viên. Họ là những cư dân địa phương và các du khách đến từ Úc, Đức, Vương quốc Anh, Pháp, Ba Lan, Nga, Belarus, Hungary, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines và các nơi khác. Họ rất vui khi biết các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp có sẵn trên mạng với hàng chục ngôn ngữ khác nhau. Một số người nói rằng họ sẽ tìm hiểu thêm, có những người muốn học các bài công pháp và một số người đã chụp ảnh hay quay video những khung cảnh tường hòa.

Cô Kana, một sinh viên đến từ Belarus, muốn biết thêm về Pháp Luân Đại Pháp, vì vậy cô đã trò chuyện rất lâu với một học viên. Anh Shunan, 27 tuổi, từ Ấn Độ sang Singapore làm việc cách đây ba năm. Anh cho biết anh sẽ đọc Chuyển Pháp Luân. Hai thanh niên người Nga đi xe đạp đã hỏi rất nhiều câu hỏi về môn tu luyện. Một phụ nữ quan tâm đến môn tập luyện đã nán lại rất lâu để xem những động tác duyên dáng của các học viên. Một du khách Nhật Bản cho hay trước đó anh chưa từng nghe nói về Pháp Luân Đại Pháp, nhưng anh rất ấn tượng với nhóm tu luyện ôn hòa này.

Một cuộc sống mới

5f14f9677bb561a4c639c877c411a365.jpg

Bà Hữu Đình, nhân viên chính phủ

Tháng 6 năm 2018, bà Hữu Đình, 53 tuổi, một nhân viên chính phủ, xuất hiện các triệu chứng bại liệt. Sau khi một người hàng xóm tặng bà cuốn sách nhỏ giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp, bà đã đến một công viên gần đó để học các bài công pháp.

Lúc đó, cánh tay trái của bà bị tê bại và đôi khi bà rất khó để trở mình trên giường. Bà Hữu Đình đã thử nhiều loại thuốc, cũng như liệu pháp ăn kiêng và những phương pháp khác, nhưng tất cả đều không có tác dụng, mãi cho đến khi bà tình cờ biết đến Pháp Luân Đại Pháp. Bà kể: “Mọi người đều rất thiện và nhạc luyện công rất tuyệt vời. Tôi thực sự thích nhóm luyện công và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.”

Trước đó, bà Hữu Đình thường xuyên căng thẳng và mệt mỏi vì công việc và việc nhà. Đến cuối ngày, bà thường cảm thấy buồn ngủ, chóng mặt. Nhưng sau khi luyện các bài công pháp vào buổi sáng, mặc dù bà ngủ ít hơn nhưng bà thấy tràn đầy năng lượng trong suốt cả ngày. Bà cho hay: “Tôi thấy tình trạng tê liệt của mình đã biến mất từ lúc nào không hay.“

Năm 2019, bà Hữu Đình đưa mẹ của mình đi xem buổi biểu diễn của Shen Yun ở Đài Loan. Sau đó, mẹ bà bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân, rồi bắt đầu luyện năm bài công pháp. Cha bà cũng rất ủng hộ. Khi bà tập viết thư pháp, bà thường viết câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.”

Khi Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới đang đến gần, cả bà Hữu Đình và cha mẹ bà đều vô cùng biết ơn Pháp Luân Đại Pháp và Sư phụ Lý. Bà Hữu Đình hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ biết đến Pháp Luân Đại Pháp và đọc hai kinh văn mới của Sư phụ Lý: “Vì sao có nhân loại” và “Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh.”

Trở thành một người tốt hơn

Cô Vivi, 30 tuổi, là người sáng lập của một công ty giáo dục. Cô tu luyện Pháp Luân Đại Pháp theo mẹ, bà Từ, từ khi còn nhỏ.

Khi bà Từ mới bước vào tu luyện, cô Vivi còn rất nhỏ. Một lần khi Vivi bị sốt. Bà Từ đã đọc Chuyển Pháp Luâncho con gái nghe rồi đi ngủ. Khi bà tỉnh dậy vài giờ sau đó, cơn sốt của con gái đã biến mất. Trải nghiệm này đã khiến bà Từ quyết tâm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Trước đó, bà Từ đã phải chịu đủ các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là đau răng và đau đầu. Bà nhớ lại: “Cơn đau dữ dội đến không thể tưởng tượng nổi”. Đôi khi bà nấu ăn cũng rất khó khăn vì đau lưng. Bà thường xuyên bị cảm cúm hoặc cảm lạnh. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tất cả những vấn đề này đều biến mất.

Trước đây, cô Vivi cũng thường xuyên bị ốm. Bà Từ đã cho cô uống các loại thảo mộc của Trung Quốc và cả thuốc Tây. Sau khi đọc các sách Đại Pháp và xem video các bài giảng của Sư phụ Lý, sức khỏe của cô đã được cải thiện đáng kể.

Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới đã cận kề, cô Vivi vô cùng cảm kích vì những gì cô được thụ ích thông qua tu luyện. Bà Từ cho biết bà vô cùng may mắn khi được tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Bà cho hay: “Sư phụ Lý đã giúp tôi trở thành một người tốt hơn. Con xin cảm tạ Sư phụ!”

Bối cảnh: Ngày Pháp Luân Đại Pháp là gì?

Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần đầu tiên được ấn định vào ngày 13 tháng 5 năm 2000, để ghi dấu và tôn vinh việc Đại sư Lý Hồng Chí hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng cùng những tác động tích cực cả về sức khỏe và tinh thần mà môn tu luyện đem lại cho hàng triệu người dân khắp thế giới. Dịp kỷ niệm này còn cho thấy nỗ lực của các học viên trong việc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng trước cuộc bức hại tàn bạo của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Ngày 13 tháng 5 cũng là ngày sinh của Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/8/459757.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/9/208446.html

Đăng ngày 11-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share