[MINH HUỆ 19-09-2011] Cứ vào sáng Chủ nhật hàng tuần, nhóm học viên khoảng 30 người tại Sài Gòn lại  học Pháp và luyện công tập thể tại công viên Lê Văn Tám. Thời gian gần đây, số lượng học viên tăng lên và đông hơn so với thường lệ; điều này đã thu hút sự chú ý của công chúng. Sự ôn hòa và lương thiện của các học viên đã giúp nhiều người biết thêm về vẻ đẹp và sự hồng truyền của Pháp Luân Đại Pháp.

Như thường lệ, các học viên phát chính niệm và tập các bài công pháp vào khoảng từ 6 giờ đến 8 giờ sáng, tiếp đó học Pháp từ 8 giờ sáng và cuối cùng là giao lưu tâm đắc thể hội, đặc biệt là về vấn đề tu luyện cá nhân.

Hình ảnh các học viên tập các bài công pháp và học Pháp tập thể tại công viên Lê Văn Tám, Sài Gòn:


Tập công chung

Tập công chung

Chia sẻ kinh nghiệm tu luyện

Học viên A đã chia sẻ về việc nhìn vào trong để tu sửa bản thân. Khi xuất hiện vấn đề, học viên ấy thường tự hỏi: “Tâm này là tâm gì?”. Khi tự hỏi như vậy tức là đang hướng nội để nhận ra chấp trước còn chưa vứt bỏ; sau đó học viên này phát chính niệm tiêu trừ những vật chất xấu đó và đề cao cảnh giới tư tưởng.

Học viên B chia sẻ về việc đã thuận theo an bài của cực thế lực, tâm Thiện bị lợi dụng và vướng bận chữ ‘tình’. Khi chịu can nhiễu và bị áp lực cưỡng chế cởi chiếc áo có mang dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp – Chân Thiện Nhẫn”, học viên này đã không giữ được bình tĩnh, cởi áo và giao nộp. Vài hôm sau khi học viên này lại mặc chiếc áo (có mang dòng chữ trên) ra công viên tập công thì lại bị can nhiễu mạnh hơn, bị cưỡng chế không cho mặc áo. Sau khi giữ tâm bình tĩnh lại, học viên B đã nhìn vào trong, nhận ra mình đã làm theo an bài của cựu thế lực, và nhớ đến lời giảng của Sư Phụ trong bài giảng thứ 6 của Chuyển Pháp LuânNếu như vượt quan [lần] thứ nhất không được, quan [lần] thứ hai sẽ rất khó giữ được vững”. Học viên B ngộ ra rằng khi ai đã cởi áo giao nộp rồi thì cựu thế lực cho rằng người đó không xứng đáng là học viên nữa, sẽ không cho mặc lại áo, nên đã tạo ra một khảo nghiệm còn lớn hơn trước.

Học viên B còn bị những người của chính quyền gây khó khăn và bức hại một cách sai trái. Sau khi nhận ra thiếu sót của bản thân, học viên này đã viết ‘nghiêm chính thanh minh’, đồng thời làm đơn khiếu nại về những việc làm sai trái để nói rõ sự thật cho các cơ quan và người dân ở địa phương, khiến cho mọi việc đã qua trở thành việc tốt.

Học viên C là sinh viên của một trường đại học tại Sài Gòn. Học viên này đã chia sẻ về việc khi tinh thần không tốt và xin Sư Phụ điểm hóa, thì bỗng nhiên người bạn ngồi gần nói 3 lần rằng: “Thời gian không còn nhiều nữa đâu, làm được gì thì cứ làm đi”. Học viên C đã tỉnh ngộ, xúc động và tinh tấn hơn từ lúc đó.

Một số học viên chia sẻ rằng khi có can nhiễu, họ đã dùng chính can nhiễu đó để giảng chân tướng thật nhiều, không những đưa chân tướng sự việc ra ánh sáng cho người dân địa phương biết, mà còn trực tiếp đến các cơ quan hữu quan để gửi thư khiếu nại, thông qua đó giảng chân tướng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc cho rất nhiều người, tạo nên ảnh hưởng rộng lớn. Có một nữ học viên còn trực tiếp đem tài liệu giảng chân tướng đến đồn công an để nói cho mọi người sự thật.

Buổi chia sẻ kết thúc trong hòa ái.


Đăng ngày 19-9-2011

Share