Bài viết của một học viên tại Ba Lan
[MINH HUỆ 07-09-2011] Vào ngày 4 tháng 9 năm 2011, các học viên tại Ba Lan đã được mời tham dự vào lễ hội Ngày cộng đồng đa văn hóa, được chính quyền quận Bắc Praga tại Warsaw tổ chức.
Các học viên đang giảng chân tướng tại lễ hội Đa văn hóa
Chăm chú xem các bảng giảng chân tướng
Tìm hiểu tỉ mỉ chân tướng về Pháp Luân Công
Một nhân viên cảnh sát ký tên vào đơn thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại tàn bạo Pháp Luân Công của ĐCSTQ
Một cậu bé ký tên phản đối bức hại
Người dân Ba Lan ký tên vào đơn thỉnh nguyện phản đối bức hại
Người dân Ba Lan học Pháp Luân Công
Đài phát thanh Quốc gia Ba Lan phỏng vấn các học viên Pháp Luân Công
Lễ hội được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2010. Mục tiêu của lễ hội là thiết lập một sự trao đổi cởi mở và tương tác đa văn hóa cũng như làm phong phú đời sống tinh thần của cộng đồng và quảng bá văn hóa dân tộc. Lễ hội đầu tiên giới thiệu những nền văn hóa dân gian từ các quốc gia khác nhau và bao gồm âm nhạc, múa, hội họa và tất cả các loại món ăn dân tộc thơm ngon. Lễ hội này không chỉ là một sự thành công mang tính địa phương mà còn thu hút nhiều người đến từ Warsaw và các thành phố khác. Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp được mời đến lễ hội Ngày đa văn hóa lần đầu tiên để giới thiệu Pháp Luân Công. Các nhà tổ chức lễ hội có ấn tượng tốt đẹp đến nỗi đã mời các học viên Pháp Luân Công đến tham dự Ngày đa văn hóa lần thứ hai.
Các tổ chức tham gia bắt đầu thiết lập lều lúc 8 giờ sáng trên đường Brzska tại quận Praga. Bên trong một chiếc lều màu vàng nằm ở trung tâm con đường treo một tấm biểu ngữ lớn với dòng chữ in đậm: “Pháp Luân Đại Pháp tại Ba Lan.” Tấm biểu ngữ có thể được trông thấy từ đằng xa. Những tấm bảng giảng chân tướng được đặt ở bên ngoài lều và có thể được nhìn thấy từ cả hai hướng. Ba chiếc bàn ở bên trong lều chứa những tờ giấy màu được sử dụng để tạo ra những bông hoa sen, một quyển sách sao chép những ký tự Trung Quốc, và “bốn báu vật” (những công cụ viết truyền thống của Trung Quốc: bút lông, mực dính, mực phiến, và giấy). Bên ngoài có một chiếc bàn với tập tài liệu giảng chân tướng bằng nhiều ngôn ngữ, phiên bản tiếng Trung và tiếng Ba Lan của Chín bài bình luận về ĐCSTQ, phiên bản tiếng Ba Lan của cuốn Thu hoạch đẫm máu, và một vài đơn thỉnh nguyện.
Khi các học viên vẫn đang bận rộn với việc thiết lập các thứ, nhiều người đứng trước các tấm bảng, chăm chú nghiên cứu các nội dung. Một cô gái trẻ có vẻ như không tin vào mắt mình, chỉ vào những dòng chữ trên tấm bảng và đọc to chúng lên. Gương mặt cô cho thấy cô bị sốc như thế nào. Những người khác hỏi, “Trung Quốc là một đất nước văn minh đáng kính. Tại sao họ lại trở nên xấu xa như thế này?” Nhiều người hơn nữa đến lều và hỏi các câu hỏi. Sau khi các học viên trở lại bàn thỉnh nguyện, con đường bị tắc nhiều lần do những người muốn tìm hiểu sự thật về Pháp Luân Công. Mọi người phải cầm trên tay những tấm bảng kẹp các tờ thỉnh nguyện thư để ký tên, bởi vì chiếc bàn thỉnh nguyện quá nhỏ.
Một cảnh sát đang làm nhiệm vụ đến bên bàn thỉnh nguyện và ký tên sau khi xem các bảng trưng bày.
Một cậu bé khoảng mười tuổi đến bên bàn thỉnh nguyện và hỏi các học viên, “Cháu có thể ký tên thỉnh nguyện không? Cháu phản đối sự bức hại Pháp Luân Công, cháu muốn ủng hộ Pháp Luân Công.”
Một người đàn ông lớn tuổi nhờ một học viên ký tên thay mặt ông ấy để phản đối ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công
Một người đàn ông tầm bảy mươi tuổi đến bàn thỉnh nguyện và nói tên, địa chỉ và số bảo hiểm cá nhân của ông, và nhờ một học viên giúp ông ký vào tờ thỉnh nguyện.
Một vài người Công-gô ký tên vào thỉnh nguyện thư để ủng hộ Pháp Luân Công
Một vài người Công-gô ký tên vào thỉnh nguyện thư để ủng hộ Pháp Luân Công. Một người phụ nữ ký một cách ngắn gọn bằng tên tiếng Trung của cô ‘Mary.’
Nghị sĩ Quốc hội Ba Lan, ông Marek Borowski ký vào thỉnh nguyện thư để phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công
Ông Marek Borowski là một thành viên của Quốc hội Ba Lan và cũng là cựu Chủ tịch Quốc hội Ba Lan. Ông cũng đến bên bàn thỉnh nguyện. Sau khi đọc các ghi chú trên bản thỉnh nguyện một cách kỹ lưỡng, ông đã ký tên ủng hộ các học viên Pháp Luân Công chống lại cuộc bức hại. Trước khi rời đi, ông lấy thêm rất nhiều tài liệu giảng chân tướng, đặc biệt là bản báo cáo Thu hoạch đẫm máu, cũng như một bông hoa sen bằng giấy tượng trưng cho sự vươn lên khỏi bùn lầy mà không bị hoen ố trong nền văn hóa Trung Quốc.
Càng ngày càng có nhiều người Ba Lan đến xếp hàng ký tên thỉnh nguyện, bày tỏ sự phẫn nộ và phản đối của họ. Một cô gái bật khóc trước những tấm bảng trưng bày sau khi xem những bức ảnh mô tả sự tra tấn tàn bạo mà các học viên Trung Quốc phải chịu đựng. Nhiều người hỏi, “Tôi có thể làm gì để giúp các bạn?”
Lúc 9 giờ tối, hầu hết các tổ chức tham gia đã ra về, chỉ còn vài gian hàng ẩm thực là còn mở cửa. Căn lều của Pháp Luân Công vẫn đông người, với nhiều người xếp hàng để gấp các bông hoa sen giấy. Hai cô bé đã học được cách gấp hoa sen bắt đầu giúp những người lớn muốn học cách gấp. Các em cũng dạy mọi người đọc các từ tiếng Trung bên trong tấm bưu thiếp hoa sen, “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Người dân Ba Lan hiện nay đã biết đây là câu nói rất tốt.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/7/波兰学员社区文化日上征签反迫害(图)-246394.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/9/17/128166.html
Đăng ngày: 19- 9- 2011.; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.