Bài viết của Trầm Dung, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 21-08-2022] Khoảng 100 học viên Pháp Luân Công từ 40 trường cao đẳng và đại học ở Đài Loan đã tham gia Hội trại chia sẻ trải nghiệm tu luyện dành cho các học viên trẻ tại Đại học Quốc gia Chính Trị ở Đài Bắc, từ ngày 12-15 tháng 8 năm 2022.

Trong bốn ngày cùng nhau học Pháp, luyện công buổi sáng, giao lưu và giảng chân tướng, các học viên trẻ đã có dịp chia sẻ một số khó khăn và thử thách mà họ đã gặp phải trong cuộc sống, cũng như hành trình đề cao và thăng hoa trong tu luyện của họ thông qua học Pháp và hướng nội. Sự kiện này đã giúp mỗi học viên trẻ có sự thay đổi cơ bản và lấy lại động lực trong tu luyện.

7ab2786683d18861a957202620232a16.jpg

Những học viên tham gia Hội trại chia sẻ trải nghiệm tu luyện dành cho các học viên trẻ năm 2022

f579b26d714f0899ea4dee0915254dcd.jpg

b44bfecf2250c8aa0e154f3237e8c77c.jpg

Học Pháp nhóm

e1fbd39a5278832bf965e584599eed61.jpg

Tọa thiền vào buổi sáng

“Cháu cảm thấy như một người khác”

Hữu Toàn, học sinh năm thứ hai của trường Trung học Hải Sơn ở thành phố Tân Bắc, cho biết hồi còn học tiểu học, anh không thể hiểu nổi tại sao mình lại đến thế gian này để chịu khổ. Anh cảm thấy bối rối khi được dạy phải cạnh tranh và cố gắng hết sức để theo đuổi một cuộc sống hạnh phúc. Nhiều khi anh đã khóc khi chỉ có một mình, và luôn cảm thấy cuộc đời mình còn thiếu một điều gì đó.

Khi học lớp bốn, vì tò mò, Hữu Toàn đã đọc hơn 10 trang của cuốn Chuyển Pháp Luân. Anh thấy hay nhưng không đọc nữa. Mãi đến kỳ nghỉ đông năm thứ hai trung học, anh mới lại nhớ đến cuốn sách và nhanh chóng lấy ra đọc. Anh đọc một lượt hết cuốn Chuyển Pháp Luân.

Hữu Toàn nói: “Cháu cảm thấy tất cả những hoài nghi mà cháu giữ kín trong lòng từ khi còn nhỏ đã được lập tức giải khai. Cháu cảm thấy mình như một người khác vậy. Cháu đã rất hạnh phúc.“

Trước kia, Hữu Toàn luôn cho rằng mình giỏi hơn các bạn khác. Sau khi tu luyện, anh đã nhận ra nhiều thiếu sót của mình. “Chẳng hạn, cháu thường suy tính thiệt hơn về thành tích của mình. Cháu cũng còn ôm giữ rất nhiều chấp trước,” anh nói.

“Về sau, khi trừ bỏ được những chấp trước này, cháu cảm thấy trong lòng rất bình yên và tự tại. Cháu đã từng coi những điều không vui mà cháu gặp phải là sự bất công đối với mình, nhưng sau khi tu luyện thì ngược lại, cháu coi đó là cơ hội cho mình đề cao. Cháu cũng nhận ra rằng xã hội hiện đại có rất nhiều biến dị trong văn hóa nghệ thuật, và cháu cũng bị chấp trước vào chúng, như việc chơi trò chơi điện tử. Vậy nên, hiện giờ cháu cũng không chơi điện tử nữa.”

Trong quá trình tham gia hội trại, Hữu Toàn nhận thấy anh có tâm muốn mình vượt trội hơn các thành viên khác. Anh cho biết, “Các thành viên trong nhóm của cháu đều là học sinh cuối cấp ba. Vào hôm đầu tiên, khi cháu thấy mấy anh chơi điện tử và tán gẫu về chủ đề này, cháu cảm thấy khó chịu. Cháu tự hỏi tại sao nhóm của mình lại có một môi trường bát nháo như thế, và cháu cảm thấy vượt trội hơn họ. Sau đó, khi cháu hướng nội, cháu nhận thấy tâm cạnh tranh, tật đố và ích kỷ mạnh mẽ của mình”.

Trên đường trở về ký túc xá vào tối hôm đó, Hữu Toàn cảm thấy trĩu nặng trong lòng và không thể vui vẻ. Anh nhận ra rằng nỗ lực thuyết phục các đồng tu không phải vì lợi ích của họ hay vì môi trường chỉnh thể, mà là do sự tức giận, cảm giác bất công và cảm xúc của con người gây ra. Sau khi phát hiện ra những chấp trước này, Hữu Toàn nhận thấy các thành viên trong nhóm cũng đã thay đổi. Một số đã xóa trò chơi điện tử cùng các ứng dụng vô bổ và quyết định không lãng phí thời gian nữa.

“Cháu nhận ra rằng đây là mức độ cao hơn của viên dung, chính là nội tâm hoàn toàn vì lợi ích của người khác,” anh nói. “Cháu cần phải buông bỏ quan niệm, nhân tâm và các chấp trước của mình. Cháu cũng cảm thấy trường không gian của cháu trở nên thuần tịnh. Theo đó, những học viên khác cũng thay đổi và chỉnh thể cũng cải biến theo.”

Trân quý môi trường tu luyện

Cô Tử Lăng đã tốt nghiệp và hiện đang làm việc cho một công ty. Cô cho biết cô đã đọc sách Đại Pháp từ hồi học lớp hai. “Từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã rất quan tâm đến sinh mệnh và vũ trụ. Tôi muốn biết tại sao con người phải chịu đựng nhiều như vậy, tại sao con người đến thế giới này, tại sao mặt trời và trái đất lại quay, và tại sao vũ trụ lại được cấu thành như vậy. Vào thời điểm đó, mẹ tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, và tôi đã theo mẹ tu luyện,” cô nói.

Thế nhưng, vì bị cha phản đối, Tử Linh hiếm khi tham gia các hoạt động Đại Pháp khi còn nhỏ. Cô nói, “Vì các vấn đề gia đình của mình, tôi rất quý trọng thời học Pháp và điều đó đã giúp tôi vượt qua những khó khăn ở trường.”

Sau khi tốt nghiệp, cô nhận thấy những xung đột mà cô gặp phải tại nơi làm việc khác với những xung đột trong khuôn viên trường. “Có lẽ bởi vì tôi là một học viên, tôi phải nghĩ làm thế nào để các đồng nghiệp của tôi biết đến Đại Pháp và giảng chân tướng cho họ. Điều này đã trở thành một thách thức khác đối với tôi. Khi tôi gặp mâu thuẫn và muốn thay đổi công việc, tôi đã không thể tìm được công việc mới. Sau đó, tôi nhận ra rằng đó là vì tôi chưa hoàn thành sứ mệnh cứu người của mình, hoặc tôi đã không phóng hạ chấp trước và cải thiện bản thân khỏi những xung đột, vì vậy tôi không thể chuyển đi nơi khác.”

Khi tham gia tổ chức hội trại cho học viên trẻ năm nay, Tử Linh cảm thấy như cô được trở lại thời còn là học sinh. Cô hy vọng cô có thể dẫn dắt các học viên trẻ cùng nhau tiến bộ và về cơ bản hiểu được lý do tại sao mọi người lại tu luyện.

Cô cho biết, “Việc tổ chức một sự kiện như thế này không dễ. Tôi nghĩ đó không phải là những gì tôi sẽ thu được từ hội trại, mà là tìm cách làm hài hòa môi trường này. Chỉ cần thấy được mọi người đều có thể học Pháp, luyện công và cùng nhau tiến bộ bằng cách chiểu theo Pháp, tôi đã thấy điều đó vô cùng đáng quý rồi.”

Tìm lại động lực tu luyện tinh tấn như thuở đầu

Ân Hoa, sinh viên năm thứ hai Khoa Lịch sử tại Đại học Quốc gia Trung Chính, bắt đầu tu luyện Đại Pháp khi cô còn học trung học. Môi trường tu luyện ổn định khiến cô dần hiểu được ý nghĩa của sinh mệnh và tuân theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, sau khi vào đại học, cô mất đi môi trường học Pháp nhóm và dần hạ thấp yêu cầu đối với bản thân. Ân Hoa hy vọng thông qua hội trại, cô có thể lấy lại động lực tu luyện tinh tấn như thuở đầu của mình.

Ân Hoa nói, “Trong hội trại, tôi dậy sớm luyện công mỗi ngày, và tôi thường xuyên học Pháp, chia sẻ trải nghiệm và phát chính niệm. Có hôm, chúng tôi ra ngoài giảng chân tướng. Tôi đã có những ngày đầy ý nghĩa. Khi mọi người cùng nhau đọc Pháp, tôi cảm thấy tâm trí của mình trở nên tĩnh lặng hơn.

“Nhờ chăm chú lắng nghe trải nghiệm tu luyện của các học viên khác, tôi cảm thấy điều đó thực sự tạo động lực cho tôi hướng nội và tìm ra sơ hở của mình. Nó cũng giúp tôi hiểu rõ hơn và suy nghĩ sâu sắc hơn trong tu luyện. Việc phát chính niệm tập thể cũng khiến tôi cảm thấy trường không gian của mình dần trở nên trong sáng hơn và tôi không còn bối rối nữa.”

Hội trại còn sắp xếp cho các nhóm đi đến các danh lam thắng cảnh khác nhau để giảng chân tướng theo cách riêng của họ. Nhóm của Ân Hoa đã chọn cách quảng bá cho bộ phim Unsilenced (Lời kêu gọi trong im lặng), kể về một sinh viên của Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh và một nhà báo Mỹ đã bất chấp chính quyền Trung Quốc làm việc chăm chỉ để truyền tải sự thật ra nước ngoài.

“Tôi đã xem bộ phim này và tôi rất vui khi có dịp quảng bá nó,” cô cho biết. “Nhưng khi đến khu danh thắng, tôi đã có chút lo lắng khi nhìn thấy đám đông. Trước sự dũng cảm của các thành viên trong nhóm và bằng cách liên tục nhắc nhở bản thân bảo trì chính niệm, tôi đã điều chỉnh trạng thái của mình để giảng chân tướng tốt hơn.”

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/8/21/447926.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/25/202957.html

Đăng ngày 26-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share