Bài viết của một học viên Pháp Luân Công Thụy Sỹ

[MINH HUỆ 13-05-2021] Nhân dịp kỷ niệm 22 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, ngày 13 tháng 5 năm 2021, một số Nghị sỹ Thụy Sỹ đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Pháp Luân Đai Pháp và tán thành giá trị Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp.

fe0dbf4b6ee74586b79e94fe18b9455e.jpg

Thượng nghị sỹ Carlo Sommaruga của Nghị viện Liên bang Thụy Sỹ

Ông Carlo Sommaruga, thượng nghị sỹ của Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ, cho biết ông ủng hộ phong trào tinh thần của Pháp Luân Đại Pháp, vốn ủng hộ lý niệm Chân-Thiện-Nhẫn. Ông bình luận rằng các giá trị này là thiết yếu đối với con người, không chỉ ở Trung Quốc mà cả ở Thụy Sỹ.

Môn tu luyện tinh thần này đang bị đàn áp và bức hại ở Trung Quốc, và ông Sommaruga lên tiếng phản đối cuộc bức hại này. Ông cho biết sự diệt chủng và sát hại trên diện rộng đối với các học viên Pháp Luân Công và các nhóm thiểu số khác như người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng là không thể chấp nhận được. Bất kể đức tin của người ta là gì, chúng ta đều phải bảo vệ, giữ gìn tự do tín ngưỡng và lương tri, vốn là một phần thiết yếu của Hiến pháp Thụy Sỹ. Thượng nghị sỹ Sommaruga cũng cho biết ông cam kết bảo vệ tự do tín ngưỡng và lương tri, điều đã được hiến pháp ghi nhận, không chỉ ở Thụy Sỹ mà còn vượt khỏi biên giới quốc gia.

1f345f6c1e8f2d32282c309940698c7e.jpg

Ông Emmanuel Deonna, Ủy viên Hội đồng Bang Geneva, Thụy Sỹ

Ông Emmanuel Deonna là ủy viên hội đồng Bang Geneva và là chủ tịch của Ủy ban Nhập cư Quốc tế Geneva của Đảng Xã hội Geneva.

Ông nói các học viên Pháp Luân Đại Pháp, trong khi kiên trì chiểu theo giá trị Chân-Thiện-Nhẫn mà ông cũng hết sức trân quý, lại đặc biệt dễ bị xâm hại trong cuộc bức hại của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Ông cũng nói rằng đây là những giá trị vô cùng cần thiết cho nhân loại hôm nay.

Tại Geneva, nơi đặt trụ sở tại châu Âu của Liên Hợp Quốc và thủ đô nhân quyền quốc tế, của nhiều tổ chức chính phủ và liên chính phủ quốc tế, cũng như thành viên của các nhóm xã hội dân sự, đang nỗ lực khiến nhân quyền được tôn trọng và môi trường sống được bảo vệ để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.

Ông Deonna nói công việc thường nhật là mang đến hy vọng cho nhân loại và ngăn chặn cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc cũng như bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

c1249adcccc0887cb05c5871ea65cf32.jpg

Bà Lisa Mazzone; Thành viên của Liên minh Liên Nghị viện về Trung Quốc (IPAC), Thượng nghị sỹ của Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ.

Bà Lisa Mazzone là Thượng nghị sỹ của Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ, cũng là thành viên của Liên minh Liên Nghị viện Quốc tế về Trung Quốc (IPAC) với tầm nhìn thúc đẩy các giá trị dân chủ và tôn trọng nhân quyền.

Nhân ngày 13 tháng 5, kỷ niệm 29 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, bà đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp và quá trình phổ biến giá trị Chân-Thiện-Nhẫn, những giá trị nhân văn quan trọng để con người ta xây dựng đức tin của mình.

Bà nhấn mạnh rằng cuộc bức hại nhắm vào các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc là không thể chấp nhận và dung thứ.

83eeedb5bc03e1b46fac29a6d5b8df29.jpg

Ông Nicolas Walder, thành viên của Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ

Ông Nicolas Walder, thành viên của Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ, kiêm ủy viên của Ủy ban Chính sách Đối ngoại, cho biết ông hoàn toàn ủng hộ mưu cầu tự do tín ngưỡng của các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Ông nhận thấy, trong nhiều năm qua, các học viên đã bị chính quyền Bắc Kinh bức hại và sử dụng bạo lực, đều là những hành động mà ông lên án mạnh mẽ. Ông nói cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp, cũng như cuộc bức hại người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ, phải lập tức dừng lại. Ông cho biết bức hại các nhóm tín ngưỡng là hoàn toàn vi phạm những giá trị nhân văn về tôn trọng sự đa dạng và tự do, vốn là các giá trị nền tảng trong hiến pháp ở bất kỳ đất nước nào.

Nhân dịp Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, ông Walder nói ông vui mừng góp sức với các học viên thúc đẩy các giá trị Chân-Thiện-Nhẫn. Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!

3d0c7d28f58773bf158dd936d30d0827.jpg

Bà Isabelle Pasquier, ủy viên của Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ

Bà Isabelle Pasquier, Nghị sỹ Quốc hội Thụy Sỹ, cho biết bà rất coi trọng tự do lương tri và tín ngưỡng đã được ghi nhận trong Hiến pháp Thụy Sỹ.

Nhân dịp ngày 13 tháng 5, bà muốn bày tỏ sự ủng hộ các giá trị mà các phong trào của Pháp Luân Đại Pháp đề cao. Chân-Thiện-Nhẫn là các giá trị cao quý đóng góp cho cuộc sống thường nhật và tôn trọng lẫn nhau. Bà cho biết hành động đàn áp những giá trị này là không thể chấp nhận được.

c8d87506edc609572329b80a3c98de7c.jpg

Bà Laurence Fehlmann-Rielle, thành viên của Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ

Bà Laurence Fehlmann-Rielle, một Nghị sỹ Quốc hội Thụy Sỹ tại Geneva, bày tỏ sự ủng hộ tới toàn thể học viên Pháp Luân Đại Pháp đang bị bức hại tàn bạo ở Trung Quốc. Bà nói, thế kỷ 21 rồi mà thực hành đức tin còn bị giam cầm, tra tấn, và sát hại là điều không thể chấp nhận được. Cộng đồng quốc tế phải gây áp lực với ĐCSTQ để lập tức chấm dứt các chính sách phân biệt đối xử với các học viên Pháp Luân Đại Pháp và các nhóm dân tộc thiểu số khác.

13fc75960d4e0da3d09b7594c63d9e32.jpg

Bà Valentine Python, thành viên của Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ

Bà Valentine Python, một thành viên của Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ, cũng cho rằng tự do tôn thờ, tín ngưỡng, và biểu đạt là những quyền không thể thiếu trong nhân quyền. Mọi hình thức bức hại và lạm dụng là không thể chấp nhận được. Vì vậy, nhân danh các giá trị phổ quát của thiện và nhẫn, bà yêu cầu chính quyền Trung Quốc tôn trọng nhân phẩm của các học viên của môn tu luyện ôn hòa này.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/5/13/425244.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/14/192987.html

Đăng ngày 20-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share