Bài viết của Hoàng Vũ Sinh, phóng viên báo Minh Huệ tại Đài Loan

[MINH HUỆ 12-05-2021] Ngày 13 tháng 5 năm 2021 là kỷ niệm 29 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền ra thế giới. Đó cũng là kỷ niệm 22 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức kỷ niệm ngày này để bày tỏ lòng cảm ân khi được trở thành các học viên Đại Pháp.

Ngày 8 tháng 5 năm 2021, đó là một buổi sáng cuối tuần, hơn 30 học viên ở quận Nội Lịch đã tập trung tại Công viên Nguyên Sinh ở thành phố Đào Viên. Các học viên đã luyện năm công pháp với âm nhạc tuyệt diệu ngân vang kèm theo mưa phùn nhẹ và đồng thời chúc mừng sinh nhật Sư phụ Lý Hồng Chí.

1f9593a8d6b91fe604bed4fd56bee97f.jpg

Các học viên tại quận Nội Lịch chúc mừng sinh nhật Sư phụ Lý

Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) có nguồn gốc từ trí huệ cổ xưa của Trung Hoa. Pháp Luân Đại Pháp gồm năm bài công pháp, trong đó có tĩnh tọa. Các học viên tự đo lường bản thân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, từ đó tu dưỡng bản thân, nâng cao chuẩn mực đạo đức và thăng hoa về tinh thần. Môn tu luyện cũng giúp người cao tuổi, người trung niên, giới trẻ, cả ba thế hệ học viên có một cuộc sống hài hòa.

e5183dc6ffde2570009674c0d01e6d77.jpg

Một số học viên tại quận Nội Lịch cùng tập trung vào buổi sáng để luyện các bài công pháp vào ngày 8 tháng 5 năm 2021

Cụ bà 80 tuổi thân tâm khỏe mạnh và bình an

Bà Chung Thuần Anh đắc Pháp năm 1998. Mọi người thường gọi bà là “Chung đại tỷ”. Chung đại tỷ tốt bụng và chân thành. Trước khi bước vào tu luyện, bà Chung là trưởng địa khu. Bà Chung nói rằng thay đổi lớn nhất của bà sau khi tu luyện là tính tình bà trở nên tốt hơn. Ba thế hệ trong gia đình bà hiện có một cuộc sống hòa hợp. Trước đây, khi bà nhìn thấy điều nào đó không thích hoặc không vừa ý, bà liền mất bình tĩnh ngay lập tức. Bà luôn cố thể hiện mình mạnh mẽ, bà nghĩ rằng khi mọi thứ không đúng, bà sẽ yêu cầu người khác phải thay đổi. Nếu người đó không thay đổi, bà sẽ nổi cáu. Hiện giờ, tính tình bà Chung đã trở nên hòa nhã và ăn nói nhẹ nhàng. Gia đình, họ hàng và thậm chí cả hàng xóm đều nói bà Chung đã thay đổi rất nhiều.

Bà Chung vô cùng biết ơn Sư phụ Lý Hồng Chí đã hồng truyền Đại Pháp cho thế nhân. Bởi lẽ việc tu luyện đã đem lại sự hòa hợp cho gia đình bà.

Con trai bà Chung từng khiến bà phải lo lắng. Ngoài việc hôn nhân không suôn sẻ, anh còn hay uống rượu quá đà. Khi con trai bà tái hôn, mặc dù đã 80 tuổi, nhưng bà Chung vẫn đồng ý chăm sóc cho cháu trai hai tuổi mà không một chút phàn nàn để con trai và con dâu có thể làm việc.

Sau đó, với sự khích lệ của bà, con trai bà Chung đã bỏ được rượu. Bà Chung nói rằng có được như vậy chỉ có thể là nhờ Đại Pháp. Bà khỏe mạnh, vì thế bà có thể hỗ trợ gia đình con trai. Bà cầu xin Sư phụ giúp con trai bà bỏ thói nghiện rượu. Bà đã tìm được thông tin quảng cáo về một khóa hướng dẫn cai rượu. Bà đã khích lệ con dâu đưa chồng đến khóa cai rượu này. Cuối cùng con trai bà đã được bỏ rượu. Hiện giờ, bất cứ khi nào anh ngửi thấy mùi bia, anh cũng không cảm thấy thoải mãi nữa.

Mặc dù con trai bà Chung vẫn chưa tu luyện nhưng anh thấy sự cải thiện tâm tính ở mẹ mình sau khi bà tu luyện, anh thấy bà chăm chỉ và còn giúp vợ chồng anh chăm sóc con nhỏ. Vì thế anh không chỉ cảm ơn mẹ đã vị tha, mà còn rất ủng hộ bà tu luyện. Mỗi tuần, cứ khi đến thời gian học Pháp nhóm ở quận là con trai bà Chung sẽ nhắc bà.

Xưa có câu rằng: “Nhà có người già như có báu vật”. Đối với nhiều người cao tuổi, nếu không thường xuyên phải đến bệnh viện, thì trong các bữa ăn cũng thường phải uống thuốc. Tuy nhiên, “Chung đại tỷ” 83 tuổi ấy cả thân cả tâm đều khỏe mạnh. Bà Chung vẫn đi xe máy điện hàng ngày đến điểm luyện công để luyện các bài công pháp hoặc tham gia nhóm học Pháp.

Quản lý bảo hiểm: thân thể nhẹ nhàng, vô bệnh

Tu luyện không chỉ giúp người lớn tuổi trong gia đình thân tâm khỏe mạnh và rộng mở hơn, mà còn có thể giúp ích rất nhiều cho những người ở tuổi trung niên đang phải đối mặt với khủng hoảng tuổi trung niên. Thông thường, khủng hoảng tuổi trung niên xảy ra với những người trong độ tuổi từ 40 đến 59 tuổi, và những người gặp phải những vấn đề thường thấy ở độ tuổi này cảm thấy như họ đang rơi vào thời điểm thấp kém trong cuộc sống và khiến họ lâm vào tình trạng khủng hoảng.

Bà Mỹ Linh 53 tuổi, là quản lý bảo hiểm và đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 14 năm. Bà Mỹ Linh là trụ cột về tài chính trong gia đình, nên với bà, thân tâm khỏe mạnh là điều quan trọng. Điều đó giúp bà thực hiện được những việc phù hợp trong công việc cũng như ở gia đình. Bà Mỹ Linh nói rằng việc tu luyện giúp bà hiểu được ý nghĩa của cuộc sống. Bà không còn tranh đấu vì danh, vì lợi nữa. Sau khi học Pháp và luyện các bài công pháp trong khoảng hai tháng, bà Mỹ Linh cảm thấy thân thể nhẹ nhàng và vô bệnh.

Trước khi tu luyện, bà Mỹ Linh thường bị đau ở vai và cổ. Mỗi khi đang gập người mà đứng dựng thẳng lưng lên là bà thường cảm thấy khó chịu, tai bà cũng thường xuyên bị viêm. Mặc dù những triệu chứng này không phải là bệnh gì đó nghiêm trọng nhưng chúng cũng gây ra rất nhiều khó chịu trong cuộc sống hàng ngày của bà. Thế nhưng, sau khi luyện các bài công pháp trong chưa đầy hai tháng, cảm giác khó chịu thường có trước đó đã biến mất.

Công việc của bà Mỹ Linh là quản lý bảo hiểm, và việc này yêu cầu bà phải đạt được chỉ tiêu bán hàng, vì thế công việc của bà khá áp lực. Bà Mỹ Linh nói rằng trước khi tu luyện, đôi khi bà không thực hiện được Chân-Thiện-Nhẫn. Bà luôn chủ động giành những gì có lợi cho bản thân. Sau khi tu luyện, bà Mỹ Linh hiểu rằng mình cần theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, “vị tha”, “đặt người khác lên trước bản thân”, và là người tốt. Bà nói: “Tôi không dám nói mình có thể hoàn toàn làm được điều đó, nhưng tôi dùng nguyên lý của Pháp như một tiêu chuẩn để hành xử theo.”

“Sau khi tu luyện, tôi cảm thấy mình có những thay đổi lớn. Khi tôi luyện công và học Pháp tốt, công việc của tôi trở nên suôn sẻ. Khách hàng sẽ gọi cho tôi và nói cho tôi những loại dịch vụ mà họ yêu cầu. Từ đó, tôi có thể giải quyết vấn đề theo nhu cầu của khách hàng. Bà Mỹ Linh nói rằng khi bà nghĩ cho người khác trước và tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong Pháp của Sư phụ, một số việc sẽ trở nên rất suôn sẻ. Không giống như trước đây, khi tôi cứ liên tục phải chủ động đi giới thiệu chính sách bảo hiểm cho mọi người, mà có khi đối tác còn không cần. Hiện giờ, tâm thái bà bình thản. Mọi việc đều trở nên đơn thuần.

Bà Mỹ Linh sống cùng đại gia đình và ngoài những lợi ích về sức khỏe cũng như trong công việc, bà còn nói rằng thật may mắn khi bà được tu luyện và những Pháp lý của Sư phụ đã chỉ dẫn cho bà để bà có thể tu chính từng ý từng niệm tốt hơn nữa và hành xử tốt hơn trong mối quan hệ với chị dâu và con dâu.

“Tôi cảm thấy đôi lúc mình có thể thực hiện được Nhẫn, nhưng không thực hiện được Chân. Đôi khi tôi cảm thấy tôi thẳng thắn hơn và cho đó là Chân, nhưng sau đó, sau khi trạng thái tu luyện đề cao hơn, tôi nhận ra rằng mình không đủ Thiện.”

Bà Mỹ Linh nói rằng tu luyện là quá trình một người không ngừng đề cao bản thân. Bà nhớ Sư phụ đã giảng trước đó rằng khi một người thực sự chân thành muốn làm điều gì tốt cho người khác thì lời người đó nói ra có thể cảm động đối phương. “Tôi đã nhận ra rằng khi tôi nghĩ mình Chân, thì thực tế tôi vẫn là ích kỷ bởi tôi đang nhìn vấn đề từ phương diện của bản thân mình. Đôi khi tôi không nhìn mọi việc từ góc độ của đối phương.”

Bà Mỹ Linh khiêm nhường nói rằng vẫn có những phương diện bà còn thiếu sót khi sống chung trong một đại gia đình nhưng khi không ngừng tu luyện, mọi việc dần dần cải biến và bà cảm ơn gia đình vì sự bao dung của họ. Bà nói: “Nếu không phải vì Chân-Thiện-Nhẫn, tôi có lẽ sẽ không đặt một tiêu chuẩn cao như vậy cho bản thân mình”. Ngày nay, thật không dễ dàng khi sống trong cùng một đại gia đình. Điều đó có thể đưa đến nhiều mâu thuẫn và xung đột hơn. Tuy nhiên, đã có Pháp của Sư phụ chỉ dẫn tôi tu luyện.

“Trước đây, tôi không thừa nhận lỗi sai của mình. Tôi tìm nhiều lý do và viện cớ để thể hiện mình đúng. Tuy nhiên, hiện giờ tôi biết mình đã sai ở đâu và sẽ lặng lẽ quy chính bản thân và hướng nội tìm chỗ thiếu sót. Sau đó, tôi sẽ cố gắng hết sức để buông bỏ chấp trước.”

Vào đêm trước ngày 13 tháng 5, bà Mỹ Linh muốn nói với Sư phụ rằng: “Cảm tạ Sư tôn đã truyền Đại Pháp cho chúng con. Trong hơn 10 năm tu luyện, có những lúc con tinh tấn, có những lúc thì không được tinh tấn như vậy, đôi khi con có thể làm tốt nhưng những lúc con lại không thể. Thế nhưng, Sư phụ không bao giờ bỏ rơi con. Con thực sự cảm tạ Sư phụ!”

Học sinh viện nghiên cứu: Tu luyện giúp suy nghĩ của tôi thông tỏ

Lâm Thiệu Quân hiện đang học năm thứ hai tại Khoa Kỹ thuật Điện, Viện Nghiên cứu của Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Đài Loan. Khi học năm thứ nhất của trường trung học, cậu thường phải xin nghỉ học vì thường gặp những sinh mệnh thể ở các không gian khác. Những việc xảy ra đó khiến cậu luôn cảm thấy tâm trí mình nhiễu loạn. Cậu thậm chí còn phải hoãn việc học lại một năm vì điều này. Khi hai giáo viên trong lớp của cậu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Thiệu Quân đã bắt đầu học và luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sau đó, tình trạng sức khỏe và tinh thần của cậu dần dần ổn định, cậu đã có thể quay lại trường học và được tiếp nhận vào một trường học mơ ước của mình.

Trong suốt chín năm tu luyện, Thiệu Quân từng tham gia học Pháp nửa tiếng và luyện các bài công pháp trong thời gian nghỉ trưa ở trường trung học. Khi cậu học ở trường đại học Kỹ thuật điện và Thông tin Nguyên Trí, cậu đã thành lập câu lạc bộ Pháp Luân Công. Hiện giờ cậu đang học ở viện nghiên cứu, cậu cũng thường xuyên tham gia câu lạc bộ Pháp Luân Công do sinh viên của ba trường đại học đồng sáng lập (gồm các trường: Đại học Quốc gia Đài Loan, Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan và Đại học Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia Đài Loan, tạo thành Liên minh Đại học Quốc gia Đài Loan). Thiệu Quân nói rằng việc tu luyện giúp tâm trí cậu luôn thông tỏ trong nghiên cứu và học tập, đồng thời cậu có thể đối xử tốt với mọi người và không bị cám dỗ bởi danh lợi.

“Trong khi làm nghiên cứu, một luồng suy nghĩ đôi khi sẽ thỉnh thoảng rơi vào vòng luẩn quẩn và tôi không thể thoát ra được. Con người không thể được thấy điểm mù.” “Sau khi học Pháp, tôi có thể trầm tĩnh hơn suy nghĩ về những vấn đề này. Do vậy, tôi có thể dễ dàng tìm được những ý tưởng mà có lẽ trước đó bản thân chưa từng nghĩ đến. Bằng cách đó, tôi có thể tìm được những thiếu sót trong nghiên cứu của mình. Anh Thiệu Quân cũng nói rằng anh sẽ dùng biện pháp hướng nội để tìm những chỗ còn thiếu sót của bản thân. Anh sẽ tìm những chỗ chưa làm tốt và tu chính lại, vì vậy anh không cần đợi người khác phải chỉ ra cho mình rồi mới làm.

Có nhiều phương pháp đánh giá trong lĩnh vực học thuật của anh và không thể tránh được sẽ có những lúc các học giả chỉ trích nhau. Đó là lúc tâm tính của Thiệu Quân được khảo nghiệm. Khi anh học Pháp và hướng nội, Thiệu Quân cũng không dễ bị ảnh hưởng bởi tâm tình của bản thân. Do đó, khi đối mặt với chỉ trích, Thiệu Quân có thể tiếp nhận góp ý của người khác với tâm thái hòa nhã và tu sửa bản thân.

Mặt khác, nếu anh cần góp ý cho người khác, Thiệu Quân sẽ làm việc này một cách thiện ý thay vì sử dụng những từ ngữ gay gắt để nói cho mọi người rằng họ có vấn đề nghiêm trọng ở đâu, mà thay vào đó, anh sẽ sử dụng ngữ khí hòa ái để góp ý cho đối phương xem cần làm thế nào cho tốt hơn.

Khi Ngày Pháp Luân Đại Pháp đến gần, Thiệu Quân muốn nói với Sư phụ: “Con xin cảm tạ Sư tôn đã cho con cơ duyên được đắc Pháp và tìm được con đường đi trong cuộc sống.” So với bạn bè và các bạn cùng lớp đồng trang lứa xung quanh, Thiệu Quân cảm thấy sự khác biệt lớn nhất sau khi anh tu luyện đó là anh có thể coi những thứ vật chất, danh và lợi nhẹ hơn. Nhiều người khi làm việc gì đó thì ban đầu thường nghĩ xem họ có thể thu được gì về danh và lợi.

Đối với Thiếu Quân, một thanh niên trẻ và đầy hứa hẹn, anh cảm thấy chỉ cần đủ để trang trải cuộc sống là tốt rồi. Ngoài đó ra, người tu luyện nhìn nhận mọi việc khác với người bình thường. Họ không bị mê lạc trong danh lợi, vì thế họ có thể dễ dàng nhìn ra bản chất của sự việc. Do đó, Thiệu Quân cảm thấy vô cùng may mắn khi được trở thành một học viên.

Các điểm luyện công ở Đài Loan

Hiện nay ở Đài Loan có 745 điểm luyện công. Mỗi sáng ở các công viên và trường học, mọi người có thể thấy các học viên Pháp Luân Đại Pháp luyện các bài công pháp. Những học viên này có nghề nghiệp khác nhau, tuổi tác khác nhau và trình độ học thức cũng khác nhau. Tuy nhiên, đúng như bà Chung, bà Mỹ Linh và anh Thiệu Quân, nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, những học viên này đều được tẩy tịnh thân tâm. Cuộc sống của họ ổn định và khỏe mạnh trên con đường tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/5/12/425217.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/16/193125.html

Đăng ngày 20-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share