Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp người phương Tây tại Thụy Sỹ
[MINH HUỆ 19-10-2020]
Kính chào Sư phụ! Chào các bạn đồng tu!
Tình hình dịch bệnh đặc thù trong vài tháng qua là khảo nghiệm khá dài đối với tu luyện của tôi, giúp tôi thấy được nền tảng tu luyện của mình không vững chắc như tôi nghĩ. Sau khi hướng nội tìm, tôi thấy mình có nhiều thiếu sót và tư duy người thường. Điều này cũng dạy cho tôi một bài học về sự khiêm tốn.
Nhận ra được tác động của tình cảm con người đối với người tu luyện
Mấy tháng trước tâm trạng của tôi rất nặng nề và không hề có năng lượng để làm ba việc. Tôi hướng nội tìm và phát hiện thấy tư duy và quyết định của bản thân thường không xuất phát từ cơ điểm của Pháp, mà xuất phát từ sở thích cá nhân, tìm kiếm sự thoải mái và an dật.
Sư phụ giảng:
“Muốn làm hay không, cao hứng hay không, yêu và ghét, hết thảy mọi thứ trong toàn bộ xã hội nhân loại đều từ cái ‘tình’ ấy mà ra. Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Tôi hiểu rằng, con người chính là sống trong tình. Tôi quan sát tư duy và hành vi của bản thân nội trong một ngày, tôi rất sốc khi thấy tình cảm của mình ảnh hưởng đến hành vi quá dễ dàng. Ví như việc tôi không có động lực dậy sớm luyện công, tôi sẽ ưu tiên một việc bình thường thay vì nên làm một việc gấp rút khác. Ngoài ra tôi còn giải quyết vấn đề theo cách nghĩ rất cứng nhắc, nếu có chuyện đột xuất và khẩn cấp xảy ra mà chiếm dụng nhiều thời gian thì tôi dễ mất kiên nhẫn. Lúc này tâm tôi sẽ bị động, phía con người sẽ chiếm thượng phong, giống như bị chìm ngập trong tình vậy.
Cách đây không lâu, tôi phải làm một bài diễn thuyết trong công việc người thường, bài diễn thuyết này rất khó, hơn nữa tôi không có thời gian luyện tập trước đó. Khi bắt đầu thuyết trình, tâm sợ hãi đột nhiên kiểm soát khiến đầu não tôi trở nên trống rỗng và không biết nên nói gì nữa. Lúc này, có một câu Pháp của Sư phụ xuất hiện trong đầu não tôi:
“Thời ấy người đi học, đều phải chú trọng đả tọa, khi ngồi cũng giảng [phải] có tư thế; khi cầm bút viết cũng giảng [phải] vận khí hô hấp; các ngành các nghề đều giảng [phải] tịnh tâm, điều tức; toàn bộ xã hội đều đặt trong trạng thái như thế.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)
Bởi vì tôi thuyết trình trên mạng nên không có ai nhìn thấy, nên tôi ngồi đơn bàn và tâm tôi cũng bình tĩnh trở lại. Sau vài giây tôi đã có thể trình bày một cách tự nhiên lưu loát. Khi có ai đó đặt câu hỏi, dường như thời gian cũng chậm lại, khiến tôi có đủ thời gian đứng ở các góc độ khác nhau mà suy nghĩ vấn đề và đưa ra câu trả lời tốt nhất.
Qua trải nghiệm lần này, tôi thấy không khó để cải biến trạng thái của bản thân, và suy nghĩ của bản thân ảnh hưởng đến chất lượng công việc mà chúng ta muốn làm, mặc dù đó chỉ là công việc trong người thường.
Tôi hiểu rằng, toàn bộ cuộc đời của người tu luyện chúng ta đã được Sư phụ an bài tốt đẹp; tuy nhiên, tâm lo lắng hoặc hy vọng mọi chuyện sẽ xảy ra theo cách như thế này hay như thế kia, thì đó đều là trạng thái tư tưởng của người thường. Sư phụ truyền Pháp cho chúng ta, là muốn chúng ta vào mỗi thời mỗi khắc đều chiểu theo Pháp mà làm, không phải nằm ở hành vi có thể nhìn thấy bên ngoài, mà chính là trong tư duy và suy nghĩ của chúng ta.
Mối liên hệ sâu sắc giữa thể hội và Pháp
Mùa đông năm ngoái do thiếu ngủ, hết khảo nghiệm này đến khảo nghiệm khác đến khiến tôi cảm thấy rất khó khăn. Khi toàn bộ tình hình nới lỏng hơn, tôi nghĩ mình ngủ nhiều hơn một chút cũng không sao, nếu cảm thấy thời gian không đủ thì mình lại dậy sớm cũng được mà. Trên thực tế thì loại tâm an nhàn này dần dần khiến tôi chỉ làm chiếu lệ ba việc. Ban đầu tôi không nhận ra nó. Nhưng khi tôi quyết định phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân, mới phát hiện ra tâm an dật đã trở nên to lớn và cố chấp lắm rồi.
Dễ dàng thấy nhất chính là việc không thể dậy sớm luyện công, mặc dù tôi đã có thể kiên trì mà không hề có chút khó khăn trong suốt một năm trước đó. Ban đầu, tôi sử dụng đủ mọi biện pháp, ví như thay đổi đồng hồ báo thức, nằm ngủ ở chỗ không thoải mái, tắm nước lạnh. Nhưng mấy cách này chỉ có hiệu quả trong vài ngày.
Kỳ thực phía sau tâm an dật này còn ẩn chứa rất nhiều chấp trước không dễ bị phát hiện. Khi tôi hướng nội tìm, tôi nhận thấy chủ ý thức của mình không đủ mạnh. Cho rằng ngủ có thể trốn tránh những phiền phức thường ngày. Dần dần khi tôi luyện tĩnh công thì chủ ý thức mê mờ buồn ngủ hoặc bị nghiệp tư tưởng can nhiễu, cũng không cảm thấy đau nhiều ở chân. Dĩ nhiên khi này không phải là bản thân mình thật sự đang luyện công.
Điều này giúp tôi hiểu ra rằng, nhất định phải coi những thứ đó như ma tính không phù hợp với Pháp Luân Đại Pháp, cần loại bỏ nó đi trong quá trình tu luyện.
Giống như Sư phụ giảng:
“Người có đạo đức ước thúc thì mới là Phật tính. Tu Phật là gì? Chính là trừ bỏ ma tính của chư vị, [hết thảy] đều đồng hóa thành Phật tính.” (Giảng Pháp tại Hội giao lưu Quốc tế tại Bắc Kinh [1996], Giảng Pháp tại các nơi I)
Khi tôi nhìn kỹ lại bản thân, tôi nhận thấy xuất phát điểm mà mình quyết định trở thành người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chính là vị tư. Tôi có một chấp trước rất sâu, và nó đang ngăn cản tôi. Ấy là tôi lợi dụng Đại Pháp để cuộc sống người thường của mình có ý nghĩa, rồi tìm kiếm sự an nhàn và thỏa mãn trong đó. Trong khi Sư phụ bảo chúng ta rằng, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp là có sứ mệnh, đến thế gian để trợ Sư chính Pháp. Tu luyện trong Đại Pháp không phải là làm ba việc trên bề mặt, và mặt khác vẫn đang níu kéo cuộc sống của người thường mãi không buông.
Từ bên ngoài có thể nhìn không ra sự khác biệt, nhưng sự khác biệt trên căn bản là rất to lớn. Tôi hiểu rằng sự khác biệt ở chỗ chúng ta đứng ở góc độ con người mà nhìn vấn đề chứ không phải đứng ở góc độ của Thần.
Từ đó tôi nhận thức ra một điểm, tôi ngộ rằng quan niệm của con người rất thâm căn cố đế, nó giống như một bức tường cách khai tôi khỏi tu luyện chân chính.
Sư phụ viết trong bài “Nhất niệm, Hồng Ngâm III”:
“Tục Thánh nhất khê gian
Tiến thoái lưỡng trùng thiên
Dục nhập lâm trung tự
Nhất bộ thượng vân yên”
Dịch nghĩa:
“Giữa tục và Thánh chỉ cách nhau một lằn suối nhỏ
Tiến hay thoái là khác nhau hai tầng trời
Mong vào ngôi chùa trong rừng
Một bước là lên mây khói” (Một niệm)
Hành vi của chúng ta dựa trên lý giải Pháp căn bản của chúng ta, chứ không phải dựa trên sự tưởng tượng hay sở thích của con người, bởi những thứ này xuất phát từ tình và có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên nản lòng, bởi vì tu luyện rất khó, và nó chính là một quá trình, không phải thông qua hy vọng hoặc biện pháp nào đó là có thể dễ dàng đạt được đâu, vì nó cần chúng ta thật sự buông bỏ tư duy logic của con người.
Tín thật sự
Mỗi khi tôi có thể nhận thức được sự ảnh hưởng của phía con người và tất cả quan niệm thâm căn cố đế của người ta hình thành từ lúc sinh ra đến nay, tôi có thể khởi chính niệm mạnh mẽ. Nhưng chỉ có thể duy trì được mấy hôm, sau đó dường như tôi quên đi sự lý giải này hoặc nó trở nên trừu tượng. Tôi lại quay trở về trạng thái tu luyện “mơ hồ”.
Tôi hiểu rằng, chỉ dừng lại ở hướng nội tìm, nhận thức ra khuyết điểm của bản thân vẫn chưa đủ, còn phải chủ động ngăn chặn, áp chế chấp trước và đề cao tâm tính. Có như vậy mới có thể thay đổi từ căn bản.
Sư phụ giảng:
“Nếu chư vị thật sự coi những thứ đó quan trọng như thế, thì có thể khắc chế nó, vậy chư vị chính là có thể làm nó tiêu và yếu đi, dần dần triệt để trừ bỏ nó đi. Nếu như chư vị cảm thấy ‘Tôi biết rồi, cũng sốt ruột rồi’, nhưng trên thực tiễn thì chư vị chưa thật sự khắc chế nó, ức chế nó, thật sự chư vị chỉ là ngưng lại tại chỗ chỉ là nhìn thấy, cảm thấy có loại hoạt động tư tưởng ấy, nhưng chư vị chưa có hành vi ức chế nó. Nói cách khác, chư vị chỉ là nghĩ đến đó chứ chưa tu trên thực tiễn.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)
Tôi thấy rằng lý do khiến mình bị mắc kẹt trong trạng thái này mà không thoát ra được, ấy là do bản thân thiếu động lực. Khi tôi khắc chế tư tưởng và hành vi của bản thân được mấy ngày thì sau đó lại buông lơi ý nguyện, lại cảm thấy thoải mái hơn khi chạy theo xu hướng và muốn sao làm vậy. Tôi tìm ở bản thân, vì sao mình không thể kiên trì thanh trừ nguyên nhân chấp trước này, mới phát hiện ra rằng mình có quá nhiều quan niệm khoa học hiện đại và vô Thần luận. Ví dụ, tôi rất khó lý giải được câu Pháp mà Sư phụ giảng:
“Khí công là khoa học, là khoa học cao hơn.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Vì tư duy của tôi dựa trên nền tảng khoa học hiện đại, nên tôi không lý giải đầy đủ hết được nội hàm của “tu luyện”, “luyện công”, “là một người tu luyện” và “có Sư phụ”. Tuy nhiên, tôi cũng hiểu rằng, nếu không thể lý giải được những điều này thì làm sao có thể trở thành một người chân tu kia chứ? Cũng giống như một học sinh trong trường, anh ta có thể đọc thuộc lòng những gì đã học, nhưng không thực sự hiểu được ý nghĩa của nó, vì vậy anh ta không thể áp dụng nó trong cuộc sống hàng ngày.
Bây giờ khi học Pháp, tôi muốn Pháp làm chỉ đạo cho mình, duy trì thái độ khiêm nhường, mỗi lời của Sư phụ đều là chân lý. Tôi học quyển “Chuyển Pháp Luân” bằng tiếng Anh, điều này cũng giúp tôi có thêm động lực chuyên tâm học Pháp mà không bị sao lãng hay mất tập trung.
Tôi ngộ rằng, những thứ can nhiễu đó đang ngăn cản tôi dậy sớm luyện công, ngăn cản tôi tinh tấn và làm tốt ba việc. Như vậy chẳng khác nào đang đi theo con đường an bài của cựu thế lực. Từ đó về sau, tôi không chỉ dừng lại ở việc hướng nội tìm ra nguyên nhân can nhiễu thật sự, mà sẽ phát chính niệm thanh trừ tất cả an bài của cựu thế lực, bởi đó đều không phải là an bài của Sư phụ.
Hoàn cảnh xung quanh chính là một chiếc gương, giúp chúng ta hướng nội tìm
Trong một hạng mục giảng chân tướng, chúng tôi cần quyết định xem hạng mục nên phát triển theo phương hướng nào. Đây là một cuộc thảo luận quan trọng, nhưng chúng tôi không thể đưa ra được quyết định. Trong nhóm chúng tôi có một vị đồng tu thường nói một số điều rất cao, đôi khi còn quá phấn khích. Tôi nghe anh ấy nói mà trong tâm sinh ra suy nghĩ không tốt, cảm thấy cách nghĩ của anh ấy quá cực đoan, ngay cả người bình thường cũng không thể chấp nhận. Trước đây tôi từng từ chối ý tưởng kế hoạch của anh ấy dựa trên quan điểm cá nhân của tôi. Vậy nên, trong cuộc họp lần này, tôi ý thức ra rằng suy nghĩ của bản thân hoàn toàn kiến lập trên logic của con người, vị đồng tu này có chính niệm rất mạnh mẽ và tín tâm to lớn đối với Pháp. Còn trong lời nói của tôi chứa đầy suy nghĩ, sự sợ hãi và đủ mọi chấp trước của con người, vì vậy mà anh ấy không thể tiếp thu.
Trong quá trình chúng tôi chia sẻ ý kiến và hiểu biết của mỗi người, tôi nhận thấy cách nghĩ của bản thân kiến lập từ quan niệm, sợ hãi và đủ mọi chấp trước khác nhau của con người. Qua đó tôi ý thức được rằng, khi chúng ta chia sẻ lý giải hoặc đưa ra quyết định, cần dựa trên cơ điểm Đại Pháp là hết sức trọng yếu. Nhân tâm của chúng ta chính là chướng ngại và can nhiễu đến hạnh phúc của chúng sinh. Tôi vô cùng đau khổ khi nhận ra điều này; nhưng bây giờ ý chí vượt qua những thiếu sót đó của tôi mạnh mẽ và kiên định hơn rồi.
Trong tâm tôi chân thành cảm ơn vị đồng tu này đã chỉ ra cho tôi những thiếu sót, cảm ơn chính niệm mạnh mẽ của anh ấy. Kể từ sự kiện này, phương cách làm việc của chúng tôi thường bổ sung cho nhau và đem lại lợi ích, tôi rất trân trọng ý kiến của anh ấy, nên thái độ của anh ấy cũng trở nên lý tính và nhẹ nhàng hơn. Tôi thực sự hy vọng mình sẽ không mất nhiều thời gian như thế này để hướng nội và sửa lại những quan niệm của bản thân.
Trên đây là chút hiểu biết hiện tại của cá nhân, nếu có chỗ nào không phù hợp mong đồng tu chỉ rõ.
Sư tôn ơi, con cảm tạ ân đức vô lượng của Ngài.
Vô cùng cảm ơn các bạn đồng tu thân mến!
(Bài chia sẻ trình bày tại Pháp hội Thụy Sỹ nói tiếng Đức năm 2020)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/19/是人还是神–413972.html
Đăng ngày 26-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.