Bài viết của Lý Duy An và Hạ Quân, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 22-09-2020] Trong hai ngày 19 và 20 tháng 9 năm 2020, khoảng 200 điều phối viên và các điều phối trong hạng mục giảng chân tướng từ miền trung Đài Loan đã tập trung học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm. Họ chia sẻ kinh nghiệm về tu luyện của bản thân trong vai trò vừa là người tu luyện vừa là điều phối viên với hy vọng truyền cảm hứng cho nhau và đề cao trong tu luyện để tạo được hoàn cảnh tốt hơn.

9a19048acb02e43a31c66aad889a78cd.jpg

Các điều phối viên từ miền trung Đài Loan tập trung học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm

81e1c7f356a9a70d548ab009aa35057c.jpg

Luyện các bài công pháp vào sáng ngày 20 tháng 9 năm 2020

Trong ngày đầu tiên, các học viên chia thành các nhóm nhỏ để chia sẻ kinh nghiệm. Vào ngày thứ hai, họ gặp nhau để tổng kết lại những gì đã chia sẻ. Họ đã chia sẻ về việc bản thân đã tu luyện như thế nào, thực hiện tốt trong tiến trình Chính Pháp ra sao, cũng như hoàn thành trách nhiệm của một điều phối viên và duy hộ môi trường tu luyện như thế nào.

Quy chính bản thân

Anh Gia Thăng là một học viên trẻ. Anh đã chia sẻ về việc anh đã nhận ra các chấp trước của bản thân như thế nào khi anh giúp đỡ các đồng tu khắc phục các sự cố về máy tính. Khi anh đang làm việc trên một máy tính, anh thấy đường dây âm thanh bị hỏng và điều này rất kỳ lạ. Anh hiểu rằng anh cần giải quyết vấn đề dựa trên Pháp thay vì nhìn sự việc ở bề mặt và anh biết bản thân cần hướng nội. Sau đó, anh nhận ra rằng anh chỉ thích nghe những điều tích cực về bản thân mình. Nó cũng giống như chiếc máy tính vậy: Mặc dù âm thanh đã được bật nhưng lại không thể nghe được gì. Đào sâu hơn nữa, anh nhận ra mình có tâm tự ngã rất mạnh và chỉ thích nghe những gì thuộc các chủ đề mà bản thân yêu thích. Anh đã nhận ra rằng “bản thân đã nhận thức Pháp chưa đầy đủ”.

Anh Gia Thăng cũng được thụ ích từ chia sẻ của các đồng tu về việc họ đã tự xem bản thân mình tốt hơn người khác và chú trọng vào tầng lớp xã hội. “Ban đầu, anh không coi bản thân mình cao hơn những học viên khác nhưng thời gian trôi qua và anh thường được khen ngợi vì công việc của mình, anh đã nhận ra rằng suy nghĩ này ngày càng mạnh mẽ. Trong buổi học Pháp nhóm và chia sẻ kinh nghiệm, anh đã phát hiện ra anh có chấp trước nghĩ rằng bản thân mình tốt hơn những người khác bởi vì kỹ năng máy tính xuất sắc của mình. Anh cũng kiệt sức vì không có kế hoạch đào tạo các kỹ thuật viên khác và kết quả là tất cả công việc đều dồn cả vào anh. Hiện giờ anh Gia Thăng hy vọng có thể quy chính bản thân và thực hiện tốt hơn.

Quay trở lại học Pháp nhóm và vượt qua nghiệp bệnh

Bà Thuật Nghi, một điều phối viên đến từ Vân Lâm, đã chia sẻ về việc bà đã quyết định quay lại học Pháp nhóm như thế nào sau khi gặp một số khổ nạn. Công việc thường xuyên của bà Thuật chiếm rất nhiều thời gian và năng lượng của bà. Sau một thời gian, bà bắt đầu trải qua nghiệp bệnh. Khi bà nhờ một điều phối viên khác giúp đỡ, bà và điều phối viên này đã nảy sinh mâu thuẫn, vì thế bà quyết định không liên hệ với bất kỳ ai và từ chối đến điểm học Pháp nhóm ở địa phương. Bà miêu tả mâu thuẫn đó như “một sự kích phát” và nguyên nhân thực sự là do bà cảm thấy “những kinh nghiệm mà các học viên khác chia sẻ cũng không đủ tốt và thấy như bản thân mình có thể tự học Pháp ở nhà.”

Sau đó, chân bà bắt đầu đau khi bà luyện bài công pháp thiền định số 5. Bà từ chỗ có thể ngồi thiền song bàn đến chỗ chỉ có thể ngồi đơn bàn và rồi đến chỉ còn có thể bắt chéo hai chân. Bà cũng phải nghỉ một thời gian dài rồi mới có thể quay trở lại công việc đang làm. Khi làm việc, bà Thuật Nghi cảm giác mình ngồi không thẳng.

Bà cố gắng hướng nội và cầu xin Sư phụ giúp đỡ. Một học viên đã nó với bà: “Chị thậm chí còn không đến học Pháp nhóm” nhưng bà đã bỏ ngoài tai lời nói đó. Chân của bà thậm chí còn trở nên đau hơn, và một lần nữa bà đã cầu xin Sư phụ giúp đỡ.

Tuy nhiên, sau khi chia sẻ với một học viên khác, bà đã vô cùng xúc động: “Người học viên đó nói với tôi rằng, bất kể môi trường của chúng ta có như thế nào và cách các học viên khác hành xử với nhau ra sao, thì chúng ta vẫn phải tu luyện. Nếu chị muốn chân chính tu luyện, chị cần trân quý mỗi từng cơ hội để có thể tu luyện và đề cao.” Bà tự nhủ rằng bà muốn tu luyện và cần vượt qua khổ nạn này.

Bà quay trở lại nhóm học Pháp địa phương và cơ thể bà cũng cải biến tốt hơn. Bà ngộ ra rằng bà cần thay đổi cách suy nghĩ của bản thân và không coi việc học Pháp như là một hình thức nữa. Bà nói: “Tôi là người tu luyện và tôi cần tu luyện ở trong hoàn cảnh này để quy chính bản thân.”

Thiết lập điểm học Pháp

Bà Huệ Linh cũng đến từ Vân Lâm, đã chia sẻ về việc bà đã đề cao và thiết lập một điểm học Pháp nhóm như thế nào. Bà Huệ Linh kinh doanh nông nghiệp và thường rất bận rộn. Điều đó có nghĩa bà có rất ít thời gian học Pháp. Từ sâu thẳm nội tâm, bà Huệ luôn muốn dành nhiều thời gian hơn cho học Pháp, vì thế bà quyết định tự thiết lập một điểm học Pháp nhóm. Bà và một học viên khác bắt đầu tìm kiếm một địa điểm tốt. Sau nhiều lần thất bại, cuối cùng bà đã tìm được một địa điểm tốt. Vào thứ Sáu hàng tuần, họ học các bài giảng Pháp ở các nơi của Sư phụ và Chủ nhật hàng tuần họ học Chuyển Pháp Luân và phát chính niệm.

Ban đầu, bà Huệ lo lắng về việc có bao nhiêu học viên sẽ đến học Pháp. Bà nhận ra rằng đó đó là niệm đầu không tốt và lập tức quy chính bản thân. Trong vòng vài tháng, bà đã trải nghiệm được uy lực của Đại Pháp và tạo được đột phá. Bà có thể ngồi thẳng khi học Pháp. Nhờ việc phát chính niệm, bà đã có thể thanh trừ mọi can nhiễu trong trường không gian của mình và trở nên thanh tỉnh hơn. Bà đã có thể tập trung khi học Pháp, biết hướng nội tìm và loại bỏ những tư tưởng bất hảo. Bà có thể chân chính cảm nhận được uy lực của Đại Pháp xung quanh mình và cũng có thể coi bản thân như một người tu luyện.

Chia sẻ nhóm để vượt qua khổ nạn

Bà Oánh Thông, làm việc trong lĩnh vực truyền thông để giảng thanh chân tướng, đã chia sẻ về việc bà đã vượt qua khổ nạn như thế nào. Bà Oánh Thông là một hiệu trưởng đã nghỉ hưu và bà tích cực giảng chân tướng về Đại Pháp cho xã hội dòng chính. Bà miêu tả về việc ban đầu mọi thứ diễn ra tốt đẹp như thế nào và bà đã nhận được rất nhiều ủng hộ từ các quan chức chính phủ. Một đại biểu dân cử thậm chí đã đồng ý thu xếp một khoản tài trợ hào phóng. Bà Oánh Thông và các đồng tu thật sự rất vui nhưng mọi thứ đã không xảy như kế hoạch và họ đã không bao giờ nhận được tài trợ.

Bà Oánh Thông và các học viên khác đã suy nghĩ trong một thời gian dài, tự hỏi rằng: “Chúng ta mê đắm vì tiền hay cần lấy việc thức tỉnh lương tri của mọi người làm trọng đây?” Tất cả mọi người cùng đến học Pháp và bắt đầu hướng nội, suy ngẫm về tu luyện của bản thân mình, xem liệu họ có đang thức tỉnh lương tri của mọi người hay không và hạng mục của họ đang theo sát các tiêu chuẩn của Chính Pháp đến đâu. Họ nhận ra rằng họ cần phối hợp cùng nhau như một chỉnh thể để thực hiện tốt hơn việc giảng chân tướng cho các trường học, các gia đình và xã hội. Sau khi chia sẻ và ngộ ra điều này, họ bắt đầu thực hiện tốt hơn về mặt tài chính.

Bà Lý cho biết nghe kinh nghiệm của những học viên này thực sự khiến bà cảm động. Thông qua đó, bà đã phát hiện ra những thiếu sót của bản thân và những điều nhỏ nhặt khác mà trước đó bà không nhận ra. Bà nói: “Việc chúng ta coi bản thân mình như người tu luyện ra sao đều được phản ánh ở mọi khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.”

Bà Lý đã từng vượt qua nghiệp bệnh nghiêm trọng và bày tỏ lòng biết ơn với Sư phụ vì ân cứu độ. Bà nói rằng bà sẽ trân quý cơ hội này để học Pháp, tinh tấn đề cao và cứu người. Bà nói: “Những điều nhỏ bé này trong cuộc sống hàng ngày thực sự rất trân quý. Sau khi học Pháp và chia sẻ kinh nghiệm trong hai ngày này, tôi cảm thấy thân thể mình được tẩy tịnh và tôi thấy mình thực sự may mắn.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/22/412135.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/3/187655.html

Đăng ngày 07-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share