Bài viết của Thường Nhẫn

[MINH HUỆ 11-10-2020] Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, nó đã tiến hành phỉ báng Pháp Luân Công trên các kênh truyền thông do nhà nước kiểm soát để kích động lòng thù hận đối với các học viên.

Trong hai thập kỷ qua, các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc và nước ngoài đã quyết tâm làm sáng tỏ sự thật trước công chúng, và ngày càng có nhiều người cảm động trước lòng từ bi và đức tin kiên định của các học viên. Người dân đang thức tỉnh trước những điều kinh hoàng diễn ra trong cuộc bức hại này và đang bước ra ủng hộ Pháp Luân Công. Sau đây là một số ví dụ về lời nói và hành động của họ.

Liverpool, Anh Quốc

Ngày 4 tháng 10 năm 2020, các học viên Pháp Luân Công tại miền Bắc nước Anh đã tổ chức các hoạt động ở Liverpool nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với đức tin của họ. Nhiều người đã bày tỏ sự ủng hộ [đối với Pháp Luân Công].

Một người đàn ông, trước đó từng ký vào bản kiến ​​nghị nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại, đã muốn ký thêm một lần nữa. Vào thời điểm đó, một học viên đến từ Trung Quốc không rành tiếng Anh đang phát tờ rơi. Người đàn ông nói: “Tôi sẽ giúp anh!” Và trong mười phút tiếp theo, ông đã giải thích những gì đang diễn ra ở Trung Quốc cho người qua đường. Những người mà ông nói chuyện cùng đã gật đầu tán thành và ký tên vào bản kiến ​​nghị.

Nhiều người ủng hộ khác cũng đã tình nguyện truyền rộng sự thật cho Pháp Luân Công. Một gia đình bốn người đã ký vào bản kiến ​​nghị. Người vợ hiểu rất rõ về tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ và đã giúp các học viên giảng sự thật cho những người khác tại quầy thông tin. Một cặp vợ chồng lớn tuổi đã ký bản kiến ​​nghị. Một lúc sau, họ quay lại và nói với một học viên: “Đảng Cộng sản Trung Quốc quá tà ác. Nó phải bị kết thúc càng sớm càng tốt.”

Munich, Đức

Ngày 21 tháng 8 năm 2020, cô Karoline Müller đã dừng chân và nói chuyện với các học viên tại quầy thông tin Pháp Luân Đại Pháp trên quảng trường Hohenzollern Platz ở Munich. Cô nói: “Nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt vời và mọi người nên thực hành chúng. Tôi đã ký vào bản kiến nghị để ủng hộ cho nhân phẩm.“

Anh Marcel Wegener là nhà báo, biên tập viên và người dẫn chương trình truyền hình. Anh cho biết nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp là “vô cùng quan trọng đối với thế giới lúc này.”

“Chân và Thiện là nền tảng của nhân loại. Nhẫn là điều mà chính quyền Trung Quốc không có. Nguyên lý này là khiến chúng ta khác biệt với loài vật.”

Anh lo rằng nước Đức rất giống với tình trạng được mô tả trong cuốn tiểu thuyết của George Orwell năm 1984. “Chúng ta không thể để nó lây từ Trung Quốc sang đây được. Chúng ta không thể cung cấp môi trường cho những hành vi như vậy. Thế giới phải ngăn chặn không cho những thứ này lây lan bằng cách tiêu diệt chúng,” anh cho biết.

New York

Ngày 18 tháng 9 năm 2020, các học viên tại New York đã tổ chức các hoạt động trước Lãnh sự quán Trung Quốc. Nhiều du khách đang đi đến bến phà bên kia đường đã xúc động trước những gì các học viên nói với họ. Một số người đã rơi lệ và ôm các học viên. Một số cho biết họ muốn quyên góp, và một số khác đã học các bài công pháp của Pháp Luân Công ngay tại đó.

Một người đàn ông trung niên hỏi cô Hoàng, một học viên, rằng tại sao họ không đứng ngay bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc. Cô Hoàng nói với ông rằng các nhân viên lãnh sự quán không cho phép họ làm điều đó, thấy vậy người đàn ông đã đến nói chuyện với hai cảnh sát đang làm nhiệm vụ gần đó và giải thích tình hình. Rồi ông gọi cô Hoàng đến và nói: “Những cảnh sát này đã đồng ý rằng từ giờ trở đi cô có thể phát tài liệu thông tin ở góc phố này [cách cửa lãnh sự quán Trung Quốc vài bước chân].”

Montreal, Canada

Ngày 15 tháng 9 năm 2020, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã giương các biểu ngữ lớn trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Montreal, nhằm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Họ còn tổ chức một cuộc diễu hành bằng xe hơi. Mười chiếc xe hơi với các tấm biểu ngữ lớn trên nóc đã chạy qua các con đường gần lãnh sự quán nước này.

Một học viên tên Ruth cho biết cô rất xúc động trước sự ủng hộ của người dân cho đoàn diễu hành bằng xe hơi. Một số người đi bộ đã giơ ngón tay cái lên để ủng hộ họ.

Khi những chiếc xe diễu hành dừng lại trước lãnh sự quán Trung Quốc, một phụ nữ nói với Ruth: “Những gì các bạn đang làm là đúng đắn. Họ [ĐCSTQ] đã làm hại đất nước tôi.“ Người phụ nữ nói với Ruth rằng cô là người gốc Tây Ban Nha và đã sống tại Montreal được 40 năm.

Cô cho biết ĐCSTQ đã thâm nhập vào Tây Ban Nha và thúc đẩy cái gọi là sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, với nỗ lực nhằm xâm nhập và kiểm soát thế giới. Kể từ đó, đất nước Tây Ban Nha đã phải hứng chịu rất nhiều trong đại dịch virus corona. Người phụ nữ động viên Ruth: “Xin hãy tiếp tục những nỗ lực của các bạn.”

Thành phố Quebec, Canada

Ngày 22 tháng 8 năm 2020, các học viên Pháp Luân Công ở thành phố Quebec, Canada, đã tổ chức một cuộc mít-tinh tại quảng trường Place D’Youville, nhằm kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại trong suốt 21 năm qua của ĐCSTQ. Họ cũng kêu gọi chính phủ Canada trừng phạt các quan chức ĐCSTQ đã gây các tội ác về nhân quyền.

Nhiều người đã dừng chân để đọc thông tin và ký tên vào bản kiến nghị. Ông Mercier, một người cha của ba đứa trẻ, đã khích lệ các học viên tiếp tục những nỗ lực của họ trong việc vạch trần ĐCSTQ. Ông cho biết ông tin rằng thế giới đang thức tỉnh trước tình hình hiện tại và các hoạt động của các học viên Pháp Luân Công đã mở rộng tầm hiểu biết của mọi người.

Cô Véronique Ruel dừng lại và quan sát các học viên khi họ thiền định. Cô nói cô phản đối cuộc bức hại và hy vọng cuộc mít-tinh này sẽ thức tỉnh nhiều người Canada hơn nữa. “Cuộc chiến của các bạn là cuộc chiến của chúng tôi,” cô nói với các học viên. “Thế giới đứng về phía các bạn.”

Nữ doanh nhân ủng hộ Pháp Luân Công

Bà Tần Chi Mẫn (còn có tên gọi Tammy Kawamura), cựu nữ diễn viên Đài Loan và là vợ của Giám đốc điều hành chuỗi nhà hàng Nhật Bản Tentsusaikan, gần đây đã nói với thời báo Epoch Times: “Đại dịch đã khiến tôi thức tỉnh về sự tà ác của Đảng cộng sản Trung Quốc. Hiện nó đã gây hại cho người dân trên khắp thế giới, và các học viên Pháp Luân Công.

“Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều nợ Pháp Luân Công một lời xin lỗi. Ở nhiều nơi, như ở tòa tháp Đài Bắc 101, tôi đã nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công kêu gọi mọi người tìm hiểu sự thật về cuộc bức hại [Pháp Luân Công]. Nhưng những sự thật về cuộc bức hại mà tôi nghe được quá xa vời với cuộc sống của chúng tôi và vượt quá tầm hiểu biết của những người bình thường, nên tôi không thể tin những điều này là sự thật. Bởi vậy, giống như nhiều người khác, tôi cảm thấy thờ ơ và không thể lên án tội ác của ĐCSTQ. Giờ đây, chính chúng ta cũng đã trở thành nạn nhân của ĐCSTQ. Đây là một bài học quá lớn. Tôi muốn xin lỗi các học viên Pháp Luân Công vì đã không dành cho họ sự cảm thông và những hành động hỗ trợ nhân đạo vào thời điểm đó.”

Bà Mẫn đã nhìn ra bản chất độc hại của ĐCSTQ qua các vụ bạo lực ở Hồng Kông, và điều đó khiến bà có hiểu biết sâu hơn về Pháp Luân Công và khâm phục lòng dũng cảm cũng như tinh thần kiên cường của các học viên. Bà hy vọng các chính phủ và các kênh truyền thông trên toàn thế giới sẽ thức tỉnh và có đủ can đảm để chống lại ĐCSTQ.

“Tôi hy vọng rằng trong tương lai, thế giới của chúng ta, bao gồm cả Trung Quốc, sẽ không còn bị ĐCSTQ đe dọa nữa, và người dân sẽ được sống trong tự do, hòa bình mà không sợ hãi,” bà nói.

Hồng Kông

Sau khi chứng kiến các cuộc đàn áp bạo lực của ĐCSTQ trong phong trào chống luật dẫn độ, nhiều người dân Hồng Kông đã đến gặp các học viên Pháp Luân Công để xin lỗi về những hiểu lầm trước đây của họ. Từ đó, nhiều người trong số họ đã lan truyền bài báo của tờ Fox News có tiêu đề “Những người sống sót và nạn nhân của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng, có sự hậu thuẫn của chính quyền Trung Quốc, gây chấn động ở Trung Quốc” trên các nền tảng mạng xã hội của họ.

Bà Trần, một cư dân Hồng Kông, đã nói với phóng viên: “Những trải nghiệm khi phản kháng dự luật dẫn độ đã cho người dân Hồng Kông thấy được bản chất của ĐCSTQ. Suy ngẫm về lời kêu gọi của Pháp Luân Công nhằm chấm dứt cuộc bức hại trong những năm gần đây, cuối cùng chúng tôi đã nhận ra rằng những gì các học viên Pháp Luân Công nói với chúng tôi hoàn toàn là sự thật.”

Hàng trăm nhà lập pháp ký Tuyên bố Chung

Tính đến ngày 18 tháng 7 năm 2020, 606 nhà lập pháp từ 30 quốc gia đã ký một tuyên bố chung nhằm lên án cuộc bức hại “có hệ thống và tàn bạo” đối với Pháp Luân Công và kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại này ngay lập tức.

Bản tuyên bố chung này do hai nghị sỹ cấp cao của Canada là ông Peter Kent, bà Judy Sgro, và nghị sỹ Thụy Điển Ann-Sofie Alm khởi xướng. Tuyên bố đã nhận được sự ủng hộ chưa từng có tiền lệ từ một tổ chức quốc tế bao gồm các quan chức đương nhiệm và cựu quan chức từ Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Ý, Đan Mạch, Ireland, Hà Lan, Thụy Sỹ, Bỉ, Romania, Áo, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Israel, Úc, New Zealand, Latvia, Na Uy, Argentina, Nhật Bản, Đài Loan, Venezuela, Chile, Estonia, Hungary, Hoa Kỳ và Indonesia.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/11/413538.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/17/187860.html

Đăng ngày 22-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share