Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[MINH HUỆ 09-09-2009] Tác phẩm hội họa của Vương Duy – đại thi hào đời Đường luôn được giới văn nhân các thời đại ca ngợi. Vương Duy từng tự thuật rằng: “Túc thế mậu từ khách, tiền thân ưng họa sư” (Khách thơ đời xưa nhầm, Họa sĩ kiếp trước chăng – Ngẫu nhiên tác chi lục). Thi Thánh Đỗ Phủ – người cùng thời với Vương Duy, đã ca ngợi ông rằng: “Bất kiến cao nhân Vương Hữu Thừa, Lam Điền khâu hác mạn hàn đằng. Tối truyền tú cú hoàn khu mãn, vị tuyệt phong lưu tướng quốc năng” (Chẳng gặp cao nhân Vương Hữu Thừa, Lam Điền hoang phế kín dây leo. Lời hay ý đẹp ông truyền hết, tướng quốc tài năng tiếp bước theo – Giải muộn chi bát). Bài thơ của Đỗ Phủ ca ngợi thi tài của Vương Duy.

Tô Thức đã từng nói: “Võng Xuyên Đồ thượng khán xuân mộ, thường ký cao nhân Hữu Thừa cú” (Ngắm tranh Võng Xuyên sắc chiều xuân, nhớ thơ Hữu Thừa bậc cao nhân – Thanh ngọc án họa hạ phương hồi vận tống Bá Cố quy Ngô trung cố cư)

Sau khi thưởng thức các tác phẩm hội họa của họa sĩ nổi tiếng triều Đường là Ngô Đạo Tử và Vương Duy, Tô Thức đã bình luận rằng: “Ngô Sinh tuy diệu tuyệt, vẫn chỉ là luận về kỹ năng hội họa. Ma Cật (Vương Duy) đạt cảnh giới ngoài trần thế, giống như Tiên điểu bay khỏi lồng. Ta thấy hai ông đều thần kỳ tuấn kiệt, nhất là đối với tranh của Vương Duy, ngoài lòng kính ngưỡng ra còn có cảm giác khó lòng diễn tả nên lời” – (Vương Duy Ngô Đạo Tử họa). Thảo nào có học giả thời cận đại cho rằng, tài năng hội hoạ của Vương Duy xứng danh là “Bậc kỳ tài đệ nhất giới hội họa thời Thịnh Đường”.

Tần Quán, người sáng tác từ khúc nổi tiếng cùng thời với Tô Thức sau khi xem tác phẩm hội họa “Võng Xuyên Đồ” (Bức tranh Võng Xuyên) đã nói kể lại trải nghiệm thần kỳ thế này:

Năm Đinh Mão niên hiệu Nguyên Hựu (năm 1087 – Nguyên Hựu là niên hiệu thời Tống Triết Tông), Tần Quan làm chức Học quan ở quận Nhữ Nam. Mùa hạ năm đó, bệnh viêm đại tràng của phát tác, ông nằm ở trong quan phủ, tuy tìm thầy dùng thuốc nhưng mãi vẫn không trị khỏi, sau này bệnh tình càng trầm trọng. May có người bạn thân là Cao Phù Trọng đem bức tranh Võng Xuyên Đồ của Vương Duy đến thăm Tần Quan, đồng thời nói với ông rằng: “Xem bức tranh này của Vương Duy có thể chữa khỏi bệnh”.

Tần Quan nghe danh tiếng bức tranh Võng Xuyên Đồ đã lâu nhưng chưa từng được thưởng thức, thế nên sau khi có được bức tranh này thì vô cùng vui thích. Ông lập tức lệnh cho hai tiểu đồng trải bức tranh Võng Xuyên Đồ trước giường, ông nằm trên giường thưởng thức tranh. Sách “Đường triều danh họa lục” của Chu Cảnh Huyền đời Đường có ghi chép rằng, bức tranh Võng Xuyên Đồ có 20 thắng cảnh, “núi khe rậm rạp uốn lượn, mây bay nước chảy, ý cảnh ngoài chốn trần gian, nét bút kỳ lạ”. Bởi vì cảnh sắc trong tranh sống động như thực, Tần Quan trong khi thưởng thức bức tranh này mơ màng như cùng Vương Duy du ngoạn giữa núi sông lưu luyến cảnh Võng Xuyên, ngâm vịnh cảnh ngoài cõi trần thế, “quên thân mình đang bị trói buộc ở Nhữ Nam”. Chỉ sau mấy ngày, bệnh của Tần Quan không chữa mà khỏi. (Nguồn “Thi lâm quảng ký” của Thái Chính Tôn đời Nam Tống, “Vương Hữu Thừa tập tiên chú” của Triệu Điện Thành đời Thanh)

Những nhà bệnh lý học hiện đại đã coi chuyện này là trường hợp điển hình của “liệu pháp tinh thần”. Người viết cho rằng không phải chuyện như thế, Vương Duy là một người tu luyện Phật gia, tu luyện Phật gia là giảng từ bi, mà từ bi không chỉ là thể hiện của cảnh giới, mà còn là một loại năng lượng thuần chính to lớn. Loại năng lượng này có thể sửa chữa tất cả những trạng thái không đúng. Vì vậy tác phẩm của Vương Duy này có tồn tại năng lượng, Tần Quan sau khi xem tác phẩm thì bệnh sẽ khỏi. Đây cũng không phải là điều ‘mê tín’. Trong cuộc sống hiện thực của chúng ta, những sự tình thế này vẫn luôn tồn tại.

Năm 2009, trong tiết mục “Mỹ triển kỳ duyên” có thuật về một câu chuyện chân thực thế này: Có một thanh niên bị ngã gãy tay. Khi anh ta bước vào Triển lãm mỹ thuật Chân Thiện Nhẫn, sau khi xem các tác phẩm hội họa của các họa sĩ Pháp Luân Công, căn bệnh của anh bất tri bất giác đã khỏi. Bởi vì đây là duyên phận thần kỳ, nên anh cũng bước vào hàng ngũ người tu luyện Pháp Luân Công.

Tại sao các tác phẩm của các họa sĩ Pháp Luân Công có được công hiệu thần kỳ như thế này? Người sáng lập Pháp Luân Công, Ngài Lý Hồng Chí đã nói: “Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi là một pháp môn trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn của Phật gia; trong thời kỳ lịch sử văn minh nhân loại của chúng ta đây nó chưa từng được truyền bá công khai; nhưng trong một thời kỳ tiền sử nó đã được quảng bá rộng rãi để độ nhân.”

“Chỉ có trường năng lượng của tu luyện chính Pháp mới có tác dụng như vậy. Do đó trong Phật giáo quá khứ có câu rằng: “Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh”, chính là ý nghĩa này.” (Chuyển Pháp Luân)

Trong lịch sử Trung Quốc, những văn nhân nổi tiếng và cũng là cư sĩ tu luyện Phật gia thuần thành như Vương Duy này là rất hiếm gặp. Có lẽ câu chuyện của Vương Duy chỉ là để người hiện đại có thể lý giải được sự thù thắng và vĩ đại của tu luyện Phật Pháp, từ đó thực sự nhận thức và liễu giải Pháp Luân Công là gì, những học viên Pháp Luân Công là nhóm người như thế nào. Bởi vì trên thế giới này đã có rất nhiều người thông qua xem các tiết mục của đoàn nghệ thuật Thần Vận của Pháp Luân Công mà thân tâm thọ ích. Không chỉ có vậy, có rất nhiều người đã xem mạng Minh Huệ của Pháp Luân Công, xem các tiết mục của đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD) do các học viên Pháp Luân Công sáng lập, xem các tài liệu chân tướng mà các học viên Pháp Luân Công chế tạo v.v. cũng đều thân tâm thọ ích.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/9/神奇的画作–207950.html

Đăng ngày 11-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share