Bài viết của phóng viên thời báo Đại Kỷ Nguyên Angela Vương

[MINH HUỆ 18 – 10 – 2010] NEW YORK–Nam nhi mỉm cười với thái độ khiêm tốn, thiếu nữ thanh lịch bước những bước đi nhẹ nhàng–một chương trình biểu diễn có một không hai bao gồm hàng chục những trang phục được làm thủ công một cách tinh xảo của Trung Quốc đã được đưa lên sàn catwalk trong rạp Metropolitan tại kinh đô thời trang New York vào ngày 16 tháng 10.

Các trang phục, còn gọi là Hán phục, là những bộ quần áo truyền thống của người Trung Quốc và đã được thiết kế bởi các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới đến tranh tài tại Cuộc thi thiết kế Hán phục toàn cầu lần thứ ba của đài truyền hình Tân Đường Nhân.

Một số trang phục gợi đến những dòng chảy trong veo dọc theo bờ nam sông Dương Tử, một số làm nhớ lại vương triều huy hoàng của thủ đô Tử Cấm Thành, và một số thì giống như sự nhẹ nhàng và tao nhã của các tiên nữ được thấy trong nghệ thuật vẽ tranh tường của những ngôi chùa Phật giáo

Các trang phục được làm thủ công, từng trang phục nói về một câu chuyện cổ xưa, làm sống lại lịch sử Trung Quốc.

Nhìn kỹ hơn, ngay cả áo quần bên trong vẫn được thêu tay với những kiểu mẫu rất đẹp của những người dự thi. Khi nói đến Hán phục, từ đầu đến chân không có chỗ nào là bỏ trống cả.

Như khán giả Christian Bernard nhớ lại, chương trình biểu diễn là một “bản hòa tấu trực quan của thiết kế, màu sắc, vải vóc, và trang sức”.

Mỗi trang phục trình diễn quần áo từ triều đại nhà Đường (618-907), nhà Tống (960-1279), và nhà Minh (1368-1644)–ba thời kỳ quan trọng khi người Hán thống trị Trung Quốc hơn các nhóm thiểu số nước láng giềng và văn hóa của họ phát triển rực rỡ.

Trong khi các phong cách chính vẫn tương tự, mỗi triều đại đã hợp nhất những sự khác nhau của chính mình. Triều đại nhà Đường là thời kỳ văn hóa và kinh tế thịnh vượng nhất, vì vậy dân chúng thời ấy mặc đồ với màu sắc tươi sáng và phong cách sang trọng . Phụ nữ trong cung đình thích những tay áo dài và rộng thùng thình, đôi khi đủ dài để kéo lê trên mặt đất khi họ bước đi.

Quần áo của Triều đại nhà Tống kế sau đó đã kế thừa hầu hết phong cách thời Đường trước đó. Nhưng người dân ca ngợi sự bảo tồn và thêm vào một khía cạnh về học thuật hơn cho trang phục vì Nho học phát triển mạnh trong triều đại này. Vì vậy, những màu sáng và tao nhã được ưa chuộng.

Vị hoàng đế đầu tiên của Triều Minh đích thân chỉ đạo quốc gia phục hồi Hán phục sau khi Trung Quốc trước đó bị cai trị bởi những người Mông Cổ đã làm ảnh hưởng đến cách ăn mặc của người Trung Quốc. Những người tạo ra các trang phục trong Triều Minh đã thêm vào nhiều chi tiết cho các mẫu thiết kế. Việc làm thủ công đã rất phát triển, và nhiều trang sức được đi kèm với quần áo và được đeo như những phụ kiện.

Thường thì người dân lưu ý đến kỳ bào (áo xường xám, sườn xám hoặc áo dài Thượng Hải), trang phục dân tộc của người Mãn Châu, trở thành trang phục Trung Quốc bởi vì người Mãn Châu cai trị trong suốt triều đại cuối cùng, tên là Triều đại nhà Thanh (1644-1912). Thực sự, kỳ bào là trang phục Mãn Châu và không phải của Trung Quốc.

Do đó tính xác thực của phong cách là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng nhất trong cuộc thi này, cùng với sự kết hợp màu sắc và lựa chọn chất liệu vải. Để biết người ta ăn mặc như thế nào trong thời cổ, các thí sinh đã phải nghiên cứu nhiều sách lịch sử và các tác phẩm nghệ thuật.

Người Trung Quốc gọi đất nước của họ là “quốc gia hàng đầu về hàng may mặc và mũ nón và mảnh đất của lễ nghi và phép tắc”. Vào mỗi dịp sẽ có một kiểu cách khác nhau, và mỗi kiểu có một triết lý truyền thống phía sau nó.

Chẳng hạn, những đường may nổi của quần áo nên được khâu thẳng, ở giữa của mặt sau, vì sự ngay thẳng mang ý nghĩa của tính chính trực là một người không bị khuất phục hoặc cúi đầu.

Toàn bộ các kiểu may phải được làm tròn, vì điều đó ám chỉ đến sự hòa hợp. Một số trang phục gồm 12 mảnh, tượng trưng cho 12 tháng trong một năm.

Không có sử dụng cúc áo trong Hán phục. Ngoài ra, nhiều dây ngắn được kèm theo bên cạnh và người ta phải thắt nơ để cột chặt quần áo. Các nơ phải luôn được thắt ở phía bên phải, là phía dương theo như Đạo giáo. Thắt ở bên trái, hay phía âm, ngụ ý rằng bạn bè hoặc thành viên trong gia đình của một ai đó vừa mới qua đời.

Vệc dùng những dây ngắn và nơ này tạo cho Hán phục có cảm giác rất thoải mái khi mặc vì nó có thể được điều chỉnh theo thân thể của mỗi người. Bởi vậy, Hán phục không được may vừa vặn như là quần áo hiện đại. Thay vào đó, mẫu quần áo thể hiện trên vóc dáng người mặc.

Trang phục cổ đại không biểu lộ, và ít gây sự chú ý vào cơ thể. Điều đó không có nghĩa là kiểu trang phục đó không có thu hút sự chú ý. Đúng hơn là, người ta cho rằng tâm hình thành nên cử chỉ thái độ”, Fanghong Ye, một thí sinh đến từ New York nói.

Những thiết kế hài hòa

Sự hài hòa và đầy đủ là những nhân tố chủ chốt của thiết kế Hán phục.

Sự kết hợp của các loại vải chính và [phụ] và màu sắc của những trang phục khác tất cả đều đã thể hiện được vai trò của chúng để làm cho toàn bộ mẫu thiết kế trong hài hòa. Tôi đã sử dụng trang phục với những tông màu tự nhiên trong toàn bộ ba lần thi”, Winna Lam nói, người đoạt giải Vàng của cuộc thi năm nay.

Ngay cả cấu tạo của sợi chỉ được dùng để thêu cũng quan trọng. Từng chút một đều cần xem xét cẩn thận. Nếu một phần nhỏ bị sai, thì toàn bộ trang phục sẽ bị hỏng”, cô Lam nói. Trang phục đoạt giải của cô tổng cộng có 12 tấm.

Mỗi một thí sinh không chí là một nhà thiết kế có kinh nghiệm mà còn là một họa sĩ, thợ thủ công, và một sử gia xuất chúng.

2010-10-17-hanfu-competition-03--ss.jpg
“Thiên quốc chi ước” của Winna Lam đến từ Hoa Kỳ

2010-10-17-hanfu-competition-04--ss.jpg
“Tương kiến hoan” của Tou-Ying Kao đến từ Đài Loan

2010-10-17-hanfu-competition-05--ss.jpg
“Thời kỳ thịnh vượng” của Ya-Chi, Chan đến từ Đài Loan

2010-10-17-hanfu-competition-06--ss.jpg
“Ngã gia nghê thường” của Shui-Chin Wu và Pao-Hsui Chen đến từ Đài Loan

2010-10-17-hanfu-competition-07--ss.jpg
“Ngã gia nghê thường” của Shui-Chin Wu và Pao-Hsui Chen đến từ Đài Loan

2010-10-17-hanfu-competition-08--ss.jpg
“Viên minh” của Li-Mei Tang Lin và Shou-Chun Ding đến từ Đài Loan

2010-10-17-hanfu-competition-09--ss.jpg
“Thịnh thế nghê thường” của Biqiong Gong đến từ Hoa Kỳ

Đôi khi, việc tìm được đúng màu hoặc loại vải để làm một kiểu mẫu có thể là một thử thách. Cô Lam và những thí sinh khác đã pha trộn nhiều màu sơn và vẽ lên các trang phục để có một cái nhìn bao quát toàn bộ, vì vậy ngay cả một chút xíu thôi cũng không được phép sai sót.

Chính những nhà thiết kế đã nói về sự cẩn thận khi họ tạo ra quần áo và những cảm giác mà họ nhận thấy về tầm quan trọng của cơ hội này để chia sẻ mẫu Hán phục với công chúng.

Tôi đã phải làm nó rất cẩn thận, vì không thể nào sửa được nếu như tôi mắc lỗi”, Lam nói.

“Tôi nghĩ rằng công chúng sẽ kinh ngạc bởi vẻ đẹp của y phục của người Trung Hoa–vẻ duyên dáng, lộng lẫy, và đầy màu sắc của nó. Tôi thấy chúng tôi cần phải phục hồi một hình thức nghệ thuật quý báu mà tổ tiên đã để lại”, Người đoạt giải xuất sắc Ying Chen đến từ New York nói.

Tôi luôn muốn giới thiệu vẻ đẹp của y phục Trung Quốc để truyền cảm hứng cho những nhà thiết kế khác nhằm nỗ lực hơn nữa phục hồi thời trang dân tộc của chúng tôi. Một ngày nào đó, mọi người sẽ bước đi trên phố mặc những y phục truyền thống vào những dịp nhất định”, người giành giải Bạc Tou-Ying Kao đến từ Đài Loan nói.

Y phục truyền thống của Trung Quốc phản ánh cả vẻ đẹp của thiết kế và sự sang trọng và lịch lãm của những người cổ xưa

Những người đoạt giải:

Người giành giải Vàng
“Thiên quốc chi ước” của Winna Lam đến từ Hoa Kỳ

Người giành giải Bạc
“Tương kiến hoan” của Tou-Ying Kao đến từ Đài Loan

Người giành giải Đồng
“Thời kỳ thịnh vượng” của Ya-Chi, Chan đến từ Đài Loan

Giải đặc biệt dành cho trang phục trang trọng nổi bật dành cho nam giới
“Ngã gia nghê thường” của Shui-Chin Wu và Pao-Hsui Chen đến từ Đài Loan

Giải đặc biệt dành cho trang phục trang trọng nổi bật dành cho nữ giới
“Ngã gia nghê thường” của Shui-Chin Wu và Pao-Hsui Chen đến từ Đài Loan

Giải đặc biệt dành cho tay nghề xuất sắc
“Viên minh” của Li-Mei Tang Lin và Shou-Chun Ding đến từ Đài Loan

Giải đặc biệt dành cho Sự kết hợp nổi bật
“Thịnh thế nghê thường” của Biqiong Gong đến từ Hoa Kỳ
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/10/18/231168.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/10/19/120902.html
Đăng ngày: 28– 10 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share