Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc
[MINH HUỆ 22-08-2020] Ngày 18 tháng 8 năm 2020, chín cư dân huyện Kỳ Sơn, tỉnh Thiểm Tây bị tòa án xét xử vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.
Bắt và giam giữ
Ngày 10 tháng 7 năm 2019, tám học viên, gồm bà Vương Thụy Cầm, bà Tào Lục Hiệp, bà Hội Hội, bà Lý Hội Cầm, ông Triệu Khởi Hổ, bà Từ Minh Hiệp, ông Tiêu Bính Lan và bà Á Lan bị bắt giữ trong khi đang học bài giảng Pháp Luân Công cùng nhau.
Học viên thứ chín là ông Thẩm Hồng Kỳ bị bắt giữ vào ngày 22 tháng 7 năm 2019.
Sau đó, năm học viên gồm bà Vương, bà Tào, bà Hội, bà Lý và ông Triệu được bảo lãnh tại ngoại.
Bốn học viên còn lại gồm bà Từ, ông Tiêu, bà Á và ông Thẩm bị chuyển tới Trại tam giam huyện Kỳ Sơn, hiện họ vẫn đang bị giam ở đó. Gia đình của các học viên không được phép vào thăm.
Phiên tòa xét xử
Ngày 18 tháng 8, trong phiên xét xử tại Tòa án huyện Kỳ Sơn, chỉ có ông Thẩm và bà Từ là có luật sư đại diện, và các luật sư đều bào chữa vô tội cho họ. Ông Tiêu tự biện hộ cho mình như một luật sư bào chữa. Hiện chưa rõ liệu các học viên khác có luật sư đại diện do tòa án chỉ định hay không.
Không giống như nhiều phiên tòa khác, gia đình học viên thường bị cấm tham dự phiên xét xử, tại phiên tòa ngày hôm đó, thẩm phán cho phép người nhà của các học viên được vào phòng xét xử.
Ông Thẩm và ba học viên khác được đưa từ trại tạm giam tới tòa án trong tình trạng bị còng tay và cùm chân. Theo yêu cầu của luật sư, chấp hành viên tòa án đã tháo còng tay và cùm chân cho họ.
Luật sư của ông Thẩm lập luận rằng không có luật nào ở Trung Quốc hình sự hóa Pháp Luân Công. Luật sư cũng chỉ ra rằng Pháp Luân Công đã được truyền rộng và tôn vinh trên toàn thế giới, chỉ có Trung Quốc là bức hại pháp môn này. Khi luật sư đang nói, công tố viên cố gắng dừng ông lại. Nhưng luật sư không nản lòng và ông đọc hết biên bản bào chữa của mình.
Ông Thẩm nói thêm rằng cựu lãnh đạo Đảng cộng sản Giang Trạch Dân đã phỉ báng Pháp Luân Công trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Le Figaro của Anh vào năm 1999 và sau đó Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của chính quyền cộng sản đã đăng tải báo cáo về cuộc phỏng vấn. Hai báo cáo đó thường được thẩm phán Trung Quốc viện dẫn như là cơ sở pháp lý để gán nhãn Pháp Luân Công là tà giáo, nhưng hai báo cáo đó không phải là luật và không có sự ràng buộc về pháp lý.
Ông tiếp tục nhấn mạnh rằng học và sở hữu sách Pháp Luân Công là quyền tự do tín ngưỡng của học viên, sự thật đã được khẳng định bằng việc Cục xuất bản Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm xuất bản sách Pháp Luân Công vào năm 2011.
Luật sư của bà Từ cũng lập luận rằng việc tu luyện Pháp Luân Công và hành xử theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” của thân chủ ông chỉ đem lại lợi ích cho xã hội và các học viên không thể bị truy tố vì cố gắng trở thành người tốt.
Con gái của bà Từ cũng bào chữa cho sự vô tội của bà tại tòa. Cô kể lại việc sức khỏe của bà Từ được cải biến như thế nào sau khi bà tu luyện Pháp Luân Công và bà Từ sử dụng tiêu chuẩn của Pháp Luân Công để dạy cô và anh trai cô trở thành người tốt như thế nào.
Bà Từ tỏ ra rất mệt mỏi trong phiên xét xử. Bà nói với luật sư rằng bà bị khó ngủ vào ban đêm, bà cảm thất kiệt sức và không thể giữ thăng bằng trong khi đang đi.
Ông Tiêu cũng phủ nhận cáo buộc chống lại mình. Ông nói rằng ông chỉ muốn trở thành một người tốt từ việc tu luyện Pháp Luân Công và không vi phạm pháp luật. Ông yêu cầu được tha bổng.
Bài liên quan:
Tám cư dân Thiểm Tây phải đối mặt với cáo trạng chỉ vì cùng nhau đọc sách về đức tin của họ
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/8/22/410802.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/9/3/186607.html
Đăng ngày 15-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.