Bài viết của Chu Văn Anh, phóng viên Minh Huệ tại Paris
[MINH HUỆ 16-07-2020] Ngày 12 tháng 7 năm 2020, các học viên Pháp Luân Công hội tụ trên Quảng trường Nhân quyền ở Paris để cùng luyện các bài công pháp và kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng đến cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc. Chính phủ Pháp đã bắt đầu nới lỏng phong tỏa xã hội do dịch virus corona hai tuần trước đó, và mặc dù vẫn còn ít du khách nước ngoài đến các điểm du lịch nổi tiếng của Paris, nhưng nhiều người dân địa phương đã bị lôi cuốn trước cảnh tượng luyện công của các học viên. Nhiều người đã dừng chân xem màn trình diễn luyện công và tìm hiểu thêm về pháp môn tu luyện có nguồn gốc từ Trung Quốc này.
Người dân đọc các bảng trưng bày thông tin trên Quảng trường Nhân quyền hôm 12 tháng 7 năm 2020.
Nhiều người ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Bà Thomas cùng chồng và những người bạn đi ngang qua quảng trường nơi các học viên Pháp Luân Công đang tổ chức sự kiện. Bà tỏ vẻ bức xúc khi tìm hiểu về những tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với những người dân sống theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, và đặc biệt kinh hoàng khi biết đến nạn thu hoạnh nội tạng của chính quyền này nhắm vào các học viên khi không có sự đồng thuận của họ.
“Nạn thu hoạch nội tạng thật kinh khủng và tàn nhẫn. Người ta không có quyền làm điều này đối với người khác. Chính quyền ĐCSTQ thật đáng ghê tởm. Chúng ta phải chấm dứt điều này. Các thủ phạm phải bị trừng phạt. Tất cả mọi người trên thế giới này cần phải biết đến điều đang diễn ra này. Chân-Thiện-Nhẫn là nguyên lý phổ quát của nhân loại. Chúng ta phải gìn giữ những giá trị này”, bà khẳng định.
Cô Maryle, một sinh viên đại học muốn trở thành kỹ sư, chia sẻ suy nghĩ về tình hình ở Trung Quốc. Cô cho hay: “Cũng giống như những bạn trẻ khác, nguồn tin của tôi đều là tin tức trên truyền thông. Từ trước tới giờ, tôi chưa từng được nghe nói đến nạn thu hoạch nội tạng. Điều này thật kinh khủng và đáng khinh bỉ. Nó phải bị phơi bày ra toàn thế giới. Mọi người đều nên làm gì đó sau khi biết điều tàn bạo như thế. Ký bản kiến nghị là điều tôi có thể làm, bởi vậy, tôi sẽ ký.”
“Chân-Thiện-Nhẫn có đầy uy lực để chống lại những tội ác kia mà bạn có thể nhận thấy ở đây. Đây là những tiêu chuẩn đạo đức tích cực. Ba chữ trên những tấm biểu ngữ của các bạn là động lực khiến mọi người ký vào bản kiến nghị của các bạn. Các bạn đã lựa chọn cách thức này để phơi bày bạo lực và tội ác”, cô nói thêm.
Ông Bashir Maleoui, một nhà đầu tư bất động sản, cũng bày tỏ quan điểm về những tội ác đang diễn ra ở Trung Quốc. Ông nói: “Ai cũng biết Trung Quốc có hàng nghìn năm lịch sử. Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị tuyệt vời được truyền thừa và là kim chỉ nam cho con người mấy nghìn năm qua. Chính quyền ĐCSTQ không được tước đoạt quyền tự do của người dân vì tín ngưỡng hay đức tin của họ. Mọi hình thức bức hại phải chấm dứt. Nó là vô đạo đức, cho dù vì bất cứ lý do gì đi nữa.”
Anne-Marie Astrera, một nhân viên của một công ty Pháp cho hay: “Ai cũng nên chiểu theo và bảo tồn Chân-Thiện-Nhẫn. Chúng ta nên đứng về phía công lý và chấm dứt cuộc bức hại này.”
Các học viên đã gặp mấy thanh niên Trung Quốc đang làm việc ở Paris. Họ đã đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó sau khi biết đã có 350 triệu người Trung Quốc thoái Đảng. Một số người đã lấy tài liệu thông tin về Pháp Luân Công về để tìm hiểu sau, bao gồm cả cuốn Cửu Bình (Chín Bài Bình luận về ĐCSTQ).
Ngày càng có nhiều người hơn nhận thức được bản chất tà ác của ĐCSTQ sau khi trải qua đợt dịch virus corona vừa qua. Một số người Pháp đã nói với các học viên rằng họ không tin bất kỳ thông tin nào của ĐCSTQ cả, vì tất cả đều là giả dối. Họ cũng cho rằng các doanh nghiệp Pháp nên ngừng sản xuất ở Trung Quốc và chuyển cơ sở sản xuất về nước. Nhiều người cho hay đại dịch đã cho họ bài học rằng dựa vào Trung Quốc là nguy hiểm.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/16/409083.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/2/186155.html
Đăng ngày 08-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.