Bài viết của một học viên vùng Trung Đông

[MINH HUỆ 05-05-2020]

Kính chào Sư phụ! Chào các bạn đồng tu!

Tôi đã tu luyện Đại Pháp hơn 9 năm. Hai mươi sáu năm trước khi tôi mang thai, hai đĩa đệm đốt sống của tôi đã bị tổn thương. Sau đó tôi thường xuyên đau thắt lưng. Sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cơn đau đã biến mất và chỉ tái lại một vài lần.

Tuy nhiên khoảng tám tháng trước, tôi đang ngồi phía sau tài xế trong một chiếc xe ô tô với bạn tôi. Chúng tôi chạy trên đường cao tốc và phải dừng lại vì tắc đường, nhưng tài xế xe phía sau chúng tôi không để ý và đã đâm thẳng vào chúng tôi. Tai nạn này đã tác động mạnh đến cột sống thắt lưng của tôi. Tôi cảm thấy như thể đầu lìa khỏi thân, nhưng trong chốc lát, tôi vượt qua cơn choáng váng và nhận ra rằng xe của chúng tôi bị đâm thẳng từ phía sau mạnh đến nỗi bánh xe bị bẻ cong. Chúng tôi không thể đi tiếp được nữa. Trong khi chờ cảnh sát và xe cứu hộ đến, tất cả chúng tôi đều đau đầu khủng khiếp. Chúng tôi phải về nhà bằng một chiếc ô tô khác.

Tôi nghĩ rằng mình có một vết bầm nhẹ và nó sẽ ổn, nhưng thời gian trôi qua, tôi nhận thấy rằng khả năng di động phần đầu và cổ của tôi càng lúc càng hạn chế. Trong gia đình tôi chỉ có tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, còn chồng và con trai tôi thì luôn luôn ủng hộ Đại Pháp và ủng hộ tôi tham gia các hạng mục Đại Pháp. Họ không ép tôi phải vào bệnh viện vì họ hiểu rằng tôi luôn luôn vượt qua khổ nạn bằng học Pháp và luyện công.

Nhưng sau 40 ngày, tôi bắt đầu đau đớn dọc theo cột sống thắt lưng, như thể có một luồng hơi nóng đổ dọc theo cột sống của tôi từ cổ đến ngón chân. Bởi vì tôi đã quen với cơn đau liên quan đến lệch đĩa đệm đốt sống, nên tôi bắt đầu phát triển quan niệm rằng đĩa đệm của tôi bị tổn thương.

Bố mẹ tôi cuối cùng cũng được tin. Tôi không muốn làm bố mẹ lo lắng nên đã không nói với họ về tại nạn này. Khi họ biết rằng tôi đã 40 ngày mà không hồi phục, họ nài nỉ tôi đến bệnh viện. Đáp lại sự kiên trì của bố mẹ, chồng tôi nói rằng tôi nên đi chụp X quang. Tôi thấy miễn cưỡng, nhưng vì không muốn họ có quan niệm phụ diện về Đại Pháp nên tôi đã đồng ý đi bệnh viện. Phim chụp cắt lớp vi tính cho thấy có ba đốt sống cổ và ba đốt sống thắt lưng bị di lệch, và cột sống của tôi bị vẹo nhẹ. Điều này gây ra những cơn đau ở lưng đến nỗi tôi chỉ có thể ngồi đả tọa 15 phút. Nó thực sự không thể chịu nổi.

Bác sỹ kê toa thuốc, vật lý trị liệu, và nghỉ ngơi để giảm viêm. Sau đó tôi sẽ cần điều trị chuyên khoa. Tôi không lấy thuốc nhưng lại đến phòng tập vật lý trị liệu vì gia đình hối thúc. Sau vài phiên điều trị, cơn đau cũng không giảm, nên tôi lấy lý do này để không đi tiếp những phiên sau nữa.

Vì đau cổ nên tôi đọc sách cũng khó khăn, phần lớn thời gian tôi dùng để nghe bài giảng.

Việc này kéo dài đến một đêm khi cơn đau phát triển đến mức không thể chịu được. Đêm đó tôi nghe bài giảng thứ sáu và nghe thấy:

“Nhưng hiện nay chư vị bất ổn như thế, nếu hiện nay cấp cho chư vị ma nạn ấy, chư vị sẽ hoàn toàn không ngộ, hoàn toàn không thể tu. [Về] các loại phương diện đều có khả năng xuất hiện ma nạn.”

“Trong quá trình tu luyện, người ta phải tu luyện lên theo cách như thế. Do đó chúng ta có những người hễ thân thể họ đâu đó không thoải mái, họ liền cho rằng bản thân có bệnh. Họ cứ mãi không thể tự coi mình là người luyện công; [khi] gặp tình huống này, họ cũng tự coi là mắc bệnh;” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Đột nhiên tôi ngộ ra nội hàm của nghiệp bệnh và bảo trì chính niệm khi đối diện với những ma nạn như thế, cũng như vấn đề về tín Sư tín Pháp.

Đầu tiên, tôi đã có trải nghiệm cá nhân rằng điều trị bằng thuốc thực sự không có tác dụng gì với tôi. Tôi có thể cảm nhận rõ điều này và minh bạch Pháp lý này.

Thứ hai, tôi nhận ra rằng tôi luôn lo sợ rằng cơn đau ở lưng sẽ tái phát và đã cảnh giác với nó một cách vô ý, luôn luôn cẩn trọng để không đụng chạm mà gây áp lực lên phần lưng. Tôi có thể cảm thấy rằng tôi có một nỗi sợ đau đớn một cách kín đáo. Tôi nhận thấy rằng có lẽ nỗi sợ này là một chấp trước căn bản bao vây lấy tôi trong nhiều năm qua, và rằng tôi phải thanh lý nó từng tầng từng tầng. Tôi đã đọc phần này của cuốn sách nhiều lần, nhưng lần này tôi có một thể ngộ mới rất thú vị và lạ lẫm. Cứ như thể tôi đột nhiên tỉnh giấc.

Thứ ba, tôi nhận thấy rằng, mặc dù tôi không đến bác sỹ hoặc không uống thuốc trong những năm vừa qua, nhưng tôi không thực sự làm điều này là vì thành tín; tôi thực sự không ngộ được nội hàm của Pháp. Rõ ràng là tôi đã không nhận thức được hàm nghĩa chân chính của tín Pháp và tôi chỉ nghĩ rằng tôi không nên coi đó là bệnh. Tôi chỉ nhìn nhận nó trên bề mặt. Tôi nhận ra ý nghĩa chân chính của những lời giảng của Sư phụ, ý nghĩa của việc tu khứ lo lắng và sợ hãi, cũng như ý nghĩa chân chính của việc tín Sư tín Pháp. Điều đó có nghĩa là chúng ta nên bảo trì thành tín trong tâm và trong mỗi từng tế bào của chúng ta. Chúng ta sẽ cảm nhận niềm tin này và biểu hiện niềm tin này trong tâm và trong những hành động khi đối mặt với khảo niệm và ma nạn.

Thứ tư, đôi khi chúng ta chịu đựng bệnh tật và không đến bệnh viện bởi vì chúng ta không muốn người khác phán xét hoặc chỉ trích, bởi vì điều đó được viết trong sách, hoặc bởi vì học viên khác chia sẻ thể ngộ với chúng ta. Chỉ có bản thân người đó mới biết được lý do sâu sắc mà anh ta phản ứng với bệnh tật.

Tôi đã từng xem rằng có những chấp trước, thanh lý nghiệp lực và can nhiễu khi làm ba việc là lý do của cơn đau. Sau mỗi tai nạn, tôi thường xuyên hướng nội để tìm chấp trước và đếm những chấp trước mà tôi cần thanh lý. Nếu một ai đó từ ngoài mà quan sát, họ sẽ thấy rằng tôi đang xem xét mọi việc và cố gắng hết sức để giải quyết tình huống.

Nhưng sau khi nhận ra sự thiếu niềm tin của tôi, tôi hiểu rằng cho dù bất kỳ lý do nào gây ra tai nạn này, tôi đều cần phải đề cao lên một cảnh giới mới trong tu luyện. Từ sự việc này và thể ngộ mới mà tôi đạt được, tôi nhận ra rằng tôi cần dụng tâm vào Pháp lý một cách nghiêm túc hơn và ở một tầng thứ căn bản, và không đơn thuần là làm một loạt nhiệm vụ nào đó mà nghĩ rằng mình đang tu luyện tinh tấn.

Sư phụ giảng trong Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân:

“‘Tâm tính’ là gì? Tâm tính bao gồm có đức (‘đức’ là một chủng vật chất), gồm có Nhẫn, gồm có ngộ, gồm có xả, xả bỏ các loại dục vọng và các loại tâm chấp trước trong người thường; còn cả khả năng chịu khổ v.v., gồm các thứ của rất nhiều phương diện. Cần phải đề cao [tất cả] các phương diện tâm tính con người; như vậy chư vị mới có thể thật sự đề cao lên; đó là nguyên nhân then chốt bậc nhất để đề cao công lực.”

Tôi hiểu rằng một phương diện của tâm tính là ngộ. Tu luyện tinh tấn yêu cầu liên tục ngộ pháp ở tầng cao hơn. Điều này sẽ không đạt được thành tựu chỉ bởi “làm các việc” một cách chăm chỉ. Tôi hiểu rằng tu luyện không phải là trò đùa của con trẻ. Tu khứ mỗi từng chấp trước đòi hỏi chịu khổ, nó sẽ thức tỉnh chúng ta như một gậy bổng hát.

“Chỉ một chút đề cao cảnh giới tư tưởng, [thì] đã có những thứ xấu trong thân chư vị được loại bỏ bớt rồi. Đồng thời chư vị phải chịu khổ một chút, chịu tội một chút, [thì] nghiệp lực nơi thân chư vị được tiêu trừ một phần; qua đó chư vị có thể thăng hoa lên một chút; tức là, lực mà đặc tính vũ trụ khống chế chư vị không còn lớn [như trước].” (Bài giảng thứ nhất-Chuyển Pháp Luân)

Biết lý thuyết và đọc đi đọc lại nhiều lần mà không thực sự hiểu rõ thì vẫn chưa đủ để cấu thành thực tu. Đơn giản là phủ nhận can nhiễu thì có lẽ cũng chưa đủ. Mặc dù không xem tình trạng hiện tại của mình là bệnh và phủ nhận can nhiễu là một phần tu luyện, nhưng như thế cũng chưa đủ. Nó phải đến từ sâu thẳm trong tâm và với một niềm tin thực sự. Có lẽ những vấn đề này đã thể hiện cho chúng ta thấy nhiều lần và chúng ta cũng đã nghe nói đến nhiều lần, và có lẽ có người tự hỏi: “Tại sao qua nhiều năm như vậy mà tôi không đúc rút được điều gì?” Thực ra, nói về nó thì quá đơn giản, nhưng chỉ khi khảo nghiệm đến thì đức tin của một cá nhân mới thực sự được thử thách.

Thậm chí khi chúng ta vượt quan nghiệp bệnh thành công và vui mừng rằng chúng ta đã có được bài học của mình, chúng ta hãy tu khứ chấp trước đó và thanh lý can nhiễu này. Tôi nghĩ một số tầng thứ của chấp trước căn bản ấy hãy còn cho tới khi chúng ta lại rơi vào tình huống đặc biệt đó lần nữa, những chấp trước gây ra nghiệp bệnh tự nó sẽ biểu hiện ra, và suy nghĩ của chúng ta đã được thăng hoa.

Sau đó tình trạng của tôi bắt đầu cải thiện và dần dần tôi có thể ngồi và tiếp tục làm ba việc. Mặc dù tôi chưa hồi phục hoàn toàn, tôi cố gắng chịu đựng cơn đau do một số nghiệp lực của mình, và cơn đau này nhắc nhở tôi phải không ngừng tu luyện và không được buông lơi. Tôi coi cơn đau là một dấu hiệu của nhiều chấp trước mà tôi cần hướng nội và tu bỏ.

Trên đây là những thể ngộ tại tầng thứ tu luyện hiện tại của tôi.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/5/184348.html

Đăng ngày 10-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share