Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-02-2020] Năm 1995, Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công). Trong suốt 20 năm qua, tôi dần dần hiểu được làm thế nào để tu luyện tinh tấn và hiểu được tầm quan trọng của việc học Pháp.

Nhìn lại những khổ nạn mà mình đã phải chịu đựng, tôi ngộ được ra rằng nhờ duy trì được tâm tín Sư tín Pháp một cách kiên định nên tôi đã trải nghiệm được lòng từ bi của Sư Phụ và uy lực vĩ đại của Đại Pháp.

Bị bức hại ở Bắc Kinh

Vào cuối năm 2000, tôi đã bị sốc khi nghe tin một học viên cũng là một bác sỹ tốt bụng đã bị chính quyền bức hại đến chết chỉ vì không chịu từ bỏ tu luyện, vì thế tôi đã quyết định đến Bắc Kinh để khiếu nại cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công.

Vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, khi đến được Bắc Kinh bằng tàu hỏa, chúng tôi cảm nhận được một bầu không khí u ám sặc mùi khủng bố. Cảnh sát được trang bị vũ trang xuất hiện ở khắp nơi và nó khiến cho người dân và những du khách không khỏi lo sợ. Trên đường đến Quảng trường Thiên An Môn, chúng tôi thấy cảnh sát đang thẩm vấn những người đi bộ và chúng tôi cũng bị hỏi ba lần. Ở khu vực gần Quảng trường Thiên An Môn, an ninh thậm chí còn bị kiểm soát nghiêm ngặt hơn. Không ai được phép tự do ra vào Quảng trường Thiên An Môn mà không bị thẩm vấn.

Chúng tôi quyết định đi đến cây cầu bắc qua sông Kim Thủy để giăng biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” nhưng ngay lập tức chúng tôi đã bị cảnh sát phát hiện. Họ đã giật tấm biểu ngữ xuống, bắt chúng tôi và đẩy vào một chiếc xe thùng của cảnh sát.

Vài học viên khác sau đó cũng bị bắt và bị đẩy vào xe cùng chúng tôi. Chúng tôi đã giương những tấm biểu ngữ còn lại vào cửa xe và hô lớn: “Pháp Luân Pháp Đại Pháp hảo! Sư phụ Lý vô tội! Đại Pháp vô tội!” Cảnh sát và người đi bộ bên ngoài xe nhìn và xì xào bàn tán.

Chúng tôi bị đưa đến đồn cảnh sát bên ngoài ga tàu điện và bị nhốt trong khu nhà cùng với các học viên khác. Cảnh sát đưa từng người chúng tôi vào để thẩm vấn và ghi lại tên tuổi và địa chỉ nhà của chúng tôi.

Khi tôi được đưa vào, tôi thấy họ đang đánh vào mặt một học viên nữ khác, đầu tiên ở bên trái và sau đó ở bên phải. Tôi hét lên: “Không được đánh cô ấy!” Họ dừng lại nhìn và đánh vào ngực tôi một cú mạnh đến nỗi khiến tôi ngã rụi không đứng dậy nổi. Một sĩ quan lôi tôi đứng dậy và đập mạnh đầu tôi vào tường.

Các học viên chúng tôi không hề sợ hãi, không hợp tác và không khai ra tên tuổi và địa chỉ của mình. Ở sân sau, một sĩ quan cảnh sát đánh các học viên bằng roi. Tôi thấy khuôn mặt của một nam học viên chảy đầy máu với một nửa bên mặt bị bầm tím nhưng anh ấy vẫn không ngừng hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Trả lại thanh danh cho Sư phụ chúng tôi.”

Sau đó chúng tôi bị đưa đến trại tạm giam Xương Bình và tôi nghe được những học viên trong trại giam nói rằng có một vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn vào chiều hôm đó.

Tất cả chúng tôi đều nghĩ chuyện này thật kỳ lạ: “Ai tự thiêu nhỉ? Quảng trường Thiên An Môn được bảo vệ nghiêm ngặt thế kia mà, và cũng không có ai được phép ra vào. Làm sao mà những người tự thiêu lại có thể vào được đó với một chai xăng trong người? Ai có thể đi bộ ở đó nếu không được chấp thuận trước? Chúng tôi cũng đã có mặt ở đó và không thể vào được bên trong kia mà.”

Tại trại tạm giam Xương Bình, một sĩ quan cảnh sát tuyên bố rằng nếu chúng tôi chịu cung cấp tên tuổi và địa chỉ thật của mình thì anh ta sẽ cho chúng tôi về nhà đón Tết Nguyên đán.

Người học viên đi cùng tôi bị lừa nên đã khai ra địa chỉ của anh ấy. Sau đó, cảnh sát từ Văn phòng Đại Liên ở Bắc Kinh đã đến và đưa hai chúng tôi đến khách sạn Kiến Tín, nơi được sử dụng để giam giữ các học viên Đại Pháp đến Bắc Kinh kháng cáo.

Có bốn cảnh sát theo dõi chúng tôi, họ đã mua vé tàu cho chúng tôi trở về Đại Liên lúc 10 giờ tối. Tôi quyết định sẽ trốn vì nghĩ mình đến Bắc Kinh là để kháng cáo và quyết sẽ không hợp tác với tà ác trong cuộc bức hại này.

Khi vào phòng tắm rửa tay, tôi phát hiện thấy có một khe hở ở cửa bên ngoài. Tôi đã lách người ra, đi xuống lầu ra cổng và bắt xe taxi đến thẳng nhà ga.

Lúc đó tôi mặc một bộ quần áo mỏng nhưng không hề cảm thấy lạnh. Tôi đã mua vé tàu đi Thẩm Dương nhưng lại lo lắng không biết phải làm cách nào để qua được cửa soát vé để tới được Thẩm Dương. Tôi thấy một nữ cảnh sát ở tầng hai và hỏi cô ấy. Cô ấy nhẹ nhàng bảo tôi đến cổng soát vé ở tầng một và chỉ cho tôi nơi cần đi. Tôi cảm ơn cô ấy và đi xuống cầu thang.

Lúc đi xuống cầu thang, một nhóm cảnh sát đã ngăn tôi lại. Thay vì hoảng loạn, tôi tự nhủ mình phải bình tĩnh và thầm nói với Sư phụ: “Sư phụ, mọi việc đều nhờ Sư phụ an bài.” Họ đưa tôi đến phòng thẩm vấn và lục soát các túi của tôi nhưng chỉ tìm được một ít tiền và một chiếc vé. Họ đã không tìm thấy bất cứ điều gì hữu ích mặc dù nghi ngờ rằng tôi là một học viên Pháp Luân Công.

Bên ngoài văn phòng, họ đang trò chuyện thì nữ cảnh sát trên lầu khi nãy nhìn thấy tôi và la lên: “Tại sao các anh còn không để cô ấy đi? Chuyến tàu của cô ấy sắp tới giờ chạy rồi.”

Họ đã để tôi đi, và tôi chạy đến cổng lên tàu và một lát sau đoàn tàu đã rời ga và tôi đã về được nhà.

Người học viên ở cùng tôi đã không thoát được. Anh ấy bị đưa trở lại trại lao động cưỡng bức ở địa phương và bị bức hại.

Giờ đây, khi nhớ lại quãng thời gian đó, tôi biết rằng mình đã được Sư phụ bảo hộ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/2/21/401459.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/14/184028.html

Đăng ngày 11-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share