Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Ottawa, Canada
[MINH HUỆ 19-04-2020] Một số nhà lập pháp Canada đã bày tỏ mối quan ngại đặc biệt về mối quan hệ giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc xử lý đại dịch virus corona.
Theo kênh truyền thông CBC của Canada đưa tin, ngày 15 tháng 4, lãnh đạo Đảng Bảo thủ Andrew Scheer cho biết “Chúng tôi có những quan ngại đặc biệt về tính chính xác của thông tin của WHO.”
Ông Scheer cho biết ông có những nghi ngại về những động thái của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong đại dịch, đặc biệt là tuyên bố ban đầu của WHOrằng virus này không lây truyền giữa người với người và cảnh báo phản đối việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc.
“Chúng tôi đã thấy những trường hợp chính quyền cộng sản, cực quyền, lạm dụng nhân quyền của Trung Quốc ảnh hưởng lớn với WHOnhư thế nào. Có bằng chứng việc bưng bít thông tin, không công khai hay minh bạch về số ca nhiễm. Đó là những vấn đề rất đáng lo ngại”, ông Scheer phát biểu với CBC.
Ông Scheer cũng cho biết ông thất vọng vì Bruce Aylward, một nhà dịch tễ học người Canada sang thăm Trung Quốc hồi đầu năm nay và đã gác máy khi một phóng viên Hồng Kông hỏi ông về Đài Loan, đột nhiên hủy bỏ phiên điều trần trước Ủy ban Y tế của Hạ viện hôm 14 tháng 4.
Ông Scheer nói với CBC: “Tôi thất vọng vì các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới từ chối lời mời của Ủy ban Y tế Hạ viện ra điều trần. Nhiều lo ngại đã được đặt ra về tính chính xác của dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Tổ chức Y tế Thế giới.”
Ông đặt câu hỏi liệu chính phủ có nên vẫn dựa vào thông tin do WHOcung cấp để ra quyết định chống đại dịch không.
Bức thư ngỏ gọi đại dịch là “Thời khắc Chernobyl” của Trung Quốc
Ông Scheer là một trong những ủy viên Đảng Bảo thủ nổi tiếng ở Canada. Ông đã ký bức thư ngỏ do Viện Macdonald-Laurier công bố nhằm lên án chính quyền cộng sản Trung Quốc đã che giấu đại dịch virus corona và gọi đó là “Thời khắc Chernobyl” của Trung Quốc.
Bức thư có đoạn: “Nguyên nhân của đại dịch nằm ở sự bưng bít của các nhà chức trách của ĐCSTQ ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Dưới sự ảnh hưởng của ĐCSTQ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước hết đã xem nhẹ đại dịch.”
Bức thư nêu tiếp: “Các quan chức y tế Đài Loan cũng cáo buộc WHOđã bỏ qua những cảnh báo của họ về hiện tượng lây nhiễm từ người sang người vào cuối tháng 12. Dưới áp lực của ĐCSTQ, Đài Loan dân chủ—một tấm gương về ứng phó với đại dịch—đã bị loại khỏi WHO.”
Ông John Williamson, một Nghị sỹ Canada khác ký bức thư này, đã phát biểu với Global News: “Sự độc tài của ĐCSTQ được xây dựng trên vũ lực và đe dọa người dân và các dân tộc thiểu số Trung Quốc. Những người cai trị của nó không coi trọng quyền tự do cá nhân, tính minh bạch hay pháp quyền.
“Bắc Kinh cần phải chịu trách nhiệm vì hành động của họ ở cả trong và ngoài nước, và không được đối đãi như một thành viên bình thường của cộng đồng quốc tế. Tôi tin rằng hoạt động “giao thương như thường lệ” của Canada với Trung Quốc Đại lục phải chấm dứt.”
WHO là phần mở rộng của chính sách đối ngoại của Bắc Kinh
Ông J. Michael Cole, một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Macdonald-Laurier có trụ sở tại Ottawa cũng đồng tình với những quan ngại của các nhà lập pháp đối với WHOvà mối quan hệ của nó với ĐCSTQ. Ông đã đăng bài báo có tiêu đề “Liên Hiệp Quốc có một ca nhiễm Covid-19 tồi tệ” (tên gốc: ‘The United Nations Has A Bad Case Of Covid-19) trên trang web của viện ngày 14 tháng 4, trong đó trình bày chi tiết về quá trình ĐCSTQ vươn những xúc tu của nó tới Liên Hiệp Quốc và nhiều cơ quan của tổ chức này.
Ông J. Michael Cole
Bài báo của ông nêu: “Cũng như các cơ quan khác của Liên Hiệp Quốc, xem ra WHOlà phần mở rộng của chính sách đối ngoại của Bắc Kinh; các quan chức hàng đầu của tổ chức này ‘nợ’ Bắc Kinh, vì Bắc Kinh dùng ảnh hưởng ngày càng lớn của họ nơi hậu trường để khiến người của họ (như Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, Interpol) hay các đại diện của các quốc gia khác mà họ tin sẽ có thể tùy ý lèo lái được đắc cử.“
“Trong thập kỷ qua, chúng ta đã để Trung Quốc, một trong những nước vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất trên thế giới vì can thiệp thô bạo vào xã hội dân sự, những người bất đồng chính kiến, tín ngưỡng tôn giáo, tự do ngôn luận, và dựng lên các trại tập trung ở Tân Cương, nhằm siết chặt sự kiểm soát trên hệ thống Liên Hiệp Quốc. Với ảnh hưởng đó, họ đã viết lại chính những nguyên tắc vốn là nền tảng thành lập tổ chức toàn cầu này sau sự hỗn loạn của Thế chiến II. Bắc Kinh làm vậy không phải vì họ tin tưởng gì ở các tổ chức quốc tế, mà là theo kiểu khiến người ta nhớ lại Liên Xô trước khi sụp đổ, bởi tổ chức thế giới này chỉ như chiếc cầu nối để xúc tiến tham vọng địa chính trị của chính họ.”
“Trước sự thờ ơ và thiếu sự lãnh đạo giữa các nước dân chủ phương Tây, Trung Quốc độc tài đã tích lũy ảnh hưởng đáng lẽ không thể có tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Kinh tế Xã hội, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, rồi dùng “hệ thống đầu phiếu” (bloc voting) giữa các quốc gia thành viên để xúc tiến kế hoạch phản dân chủ của mình.“
“Với sự tắc trách của chúng ta, chúng ta đã để Liên Hiệp Quốc thoát tội sau những vi phạm nghiêm trọng và dùng ảnh hưởng để mua quyền lực trong các cấp cao của tổ chức.”
Các vụ kiện tập thể ĐCSTQ
Trong khi Canada vẫn phải vật lộn để đối phó với đại dịch, nhiều quốc gia và cá nhân đã có hành động tiếp theo để truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ về đại dịch.
Ở Hoa Kỳ, ông Larry Klayman, một luật sư nổi tiếng của Đảng Bảo thủ, đã đệ đơn khiếu nại lên tòa án liên bang ở Texas, yêu cầu Trung Quốc bồi thường 20.000 tỷ đô la vì “sự thờ ơ đến nhẫn tâm, bất chấp hậu quả và hành động thâm độc của họ”.
Hiệp hội Henry Jackson ở Vương quốc Anh ước tính đại dịch virus corona có thể gây thiệt hại 3.200 tỷ bảng Anh cho các quốc gia G7, trong đó tổn thất đối với nền kinh tế của Anh là 351 tỷ bảng. Hiệp hội này đề ra 10 biện pháp pháp lý mà các quốc gia lớn có thể thực hiện để yêu cầu chính quyền ĐCSTQ bồi thường thiệt hại.
Ông Adish Aggarwala, Chủ tịch Hội đồng Luật gia Quốc tế, cũng đã đệ đơn khiếu nại lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) để cáo buộc sự tắc trách của các nhà chức trách của ĐCSTQ trong việc ứng phó với đại dịch. Đơn khiếu nại đòi Trung Quốc bồi thường số tiền không xác định trước.
Báo cáo liên quan:
Báo cáo liên quan bằng tiếng Trung:
https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/19/404058.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/19/404057.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/23/184155.html
Đăng ngày 29-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.