Bài của Guizhen, học viên Đại Pháp ở Trùng Khánh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-03-2010] Trong sự tu luyện gần đây của tôi, đặc biệt trong việc giảng thanh chân tướng và cứu độ chúng sinh, tôi đã có rất nhiều thiếu sót. Hôm nay, tôi thực sự thấy được mình đã suy nghĩ nông cạn và ích kỷ như thế nào và tôi cũng đã hiểu được nội hàm thâm sâu hơn của Pháp trong giai đoạn thời gian này.

Khi  giảng thanh chân tướng, tôi luôn luôn đi theo cách sống, suy nghĩ, và làm việc cũ của mình để giải quyết các vấn đề. Tôi đã không thực sự làm theo tiêu chuẩn của Sư Phụ và Đại Pháp. Đôi khi tôi biết trong tâm mình rằng tôi phải giảng thanh chân tướng, nhưng tôi đã không thể mở miệng nói; sau khi tôi mở miệng và bắt đầu thảo luận một chút, sau đó tôi đã quên việc giảng thanh chân tướng, hoặc đôi khi tôi bắt đầu nói về những đề tài của người thường với mục đích dẫn dắt đến giảng thanh chân tướng, nhưng đôi khi tôi lại để mất cơ hội. Nói thật ra, chính niệm của tôi đã bị lay động bởi tâm sợ hãi và những thói quen cũ của mình; tôi đã không ý thức được tính khẩn cấp và tâm từ bi để cứu độ chúng sinh.

Tôi luôn luôn nghĩ về cách tôi muốn để giảng thanh chân tướng tốt nhất, theo một cách thích hợp đối với tôi nhưng lại không thích hợp với điều mà chúng sinh cần. Do đó, trong lúc giảng thanh chân tướng, đôi khi mọi người chấp nhận sự thật, và đôi khi họ không chấp nhận. Mặc dù trong lúc làm một việc chân chính như  là giảng thanh chân tướng, tôi vẫn không thể bước ra khỏi tâm ích kỷ. Lẽ ra tôi phải nhận ra hoàn cảnh riêng của mỗi người và điều chỉnh cách tiếp cận cho phù hợp. Tôi nên thấy rằng mỗi người có thể có một sự hiểu biết khác nhau và do đó có thể có các loại chướng ngại khác nhau ngăn cản họ chấp nhận sự thật. Chỉ bằng cách thực sự tôn trọng quan điểm của người khác với một trái tim từ bi tôi mới có thể đột phá được những lời dối trá bịa đặt bởi tà ác và giúp chúng sinh vứt bỏ nỗi sợ hãi để họ có thể tìm hiểu sự thật và được cứu. Tuy nhiên, tôi vẫn không ngừng đấu tranh tư tưởng về việc có mở miệng nói hay không, đó là quá xa so với tiêu chuẩn của một học viên.

Cảm xúc mạnh, đặc biệt là tâm sợ hãi trong tu luyện, dường như là một trở ngại lớn. Cuộc đấu tranh để vượt qua nó dường như vô tận, và nó vẫn tiếp tục nổi lên nhiều lần trong tôi. Cảm giác chỉ là vật chất trong không gian bề mặt này (trong Tam Giới) và không phải là những đặc tính thật của một con người và của nguyên thần một người. Hôm nay, chúng ta có cơ hội phản bổn quy chân thông qua tu luyện. Chúng ta cần đột phá khỏi cái vỏ bọc này mà ngăn cản chúng ta liên hệ với bản nguyên của mình. Tại sao vẫn có lúc chúng ta không thể đột phá khỏi tình cảm của mình? Vấn đề chủ yếu là chúng ta không yêu cầu bản thân sống theo tiêu chuẩn của Pháp. Một quan điểm ích kỷ đã trở thành một thói quen, bất cứ khi nào chúng ta làm việc hoặc cố gắng để giải quyết một vấn đề, chúng ta dễ dàng trở nên bị trói vào cảm giác và logic của người thường. Tình cảm của chúng ta đã có thể được loại bỏ hoàn toàn, tuy nhiên, thói quen và cách nghĩ này đã ngăn cản điều đó. Do đó, tâm ích kỷ của chúng ta cần phải được thay đổi thành nhận thức của một vị thần, để nó có thể được loại bỏ.

Sợ hãi bắt nguồn từ ích kỷ, và là một sự phản ánh của chấp trước vào bản thân. Ích kỷ là đặc tính cơ bản của vũ trụ cũ; nếu không có ích kỷ sẽ không có sợ hãi. Tôi phát hiện ra trong sự tu luyện của mình rằng tâm người thường là một trong những tính ích kỷ và vì thế giúp nuôi dưỡng tâm sợ hãi. Chỉ bằng cách loại bỏ loại quan điểm đó tâm sợ hãi mới có thể được loại bỏ hoàn toàn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/15/219767.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/27/115624.html

Đăng ngày 31-03-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share