Bài viết của Vũ Hàm, học viên hải ngoại.

[MINH HUỆ 26-2-2010] Tôi đã học Pháp được hơn hai năm nay, nhưng tôi luôn cảm thấy mình không đủ thăng tiến tinh tấn. Tôi biết đó là vì mình chưa học Pháp một cách đầy đủ chính niệm. Vì vậy vào hồi đầu năm ngoái, tôi đã bắt đầu học thuộc Chuyển Pháp Luân, từng câu từng câu một. Tôi đã thuộc đến bài thứ 8 trong năm đầu tiên.

Nay tôi có một vài nhận thức về việc học thuộc Pháp, và muốn chia sẻ với các bạn đồng tu. Nếu quý vị nhận thấy những thiếu sót, xin làm ơn chỉ giúp.

1. Tôn kính Sư Phụ và Pháp

Điện thoại của tôi có thể hiện thị các file có kí tự Trung Quốc. Để học thuộc Pháp bất cứ nơi nào, tôi đã chia các bài giảng của Chuyển Pháp Luân ra nhiều file khác nhau và học thuộc bất cứ khi nào có thể.

Tuy nhiên tôi đã không thực sự giác ngộ. Thay vào đó, dường như tôi đều dừng ở một tầng trong một thời gian dài. Sau đó, tôi đã nhận thức được rằng mình không nên thay đổi định dạng các file của Đại Pháp. Thậm chí sai lầm khi chia thành các file. Đó chẳng khác nào là xé các trang của một quyển sách. Dù đó là một file trên máy tính, trong các không gian khác, sức mạnh cũng giống như sức mạnh của một quyển sách. Chúng ta không được phép thay đổi nó. Tôi có một chấp trước thích sử dụng đường tắt, và như vậy tôi đã không tôn trọng Sư Phụ và Pháp. Làm sao Pháp cao tầng có thể giúp tôi giác ngộ khi làm những điều như vậy? Sau khi tôi hiểu ra điểm này, tôi đã xóa hết các file trong máy tính và điện thoại của mình, và tải xuống tất cả các bài giảng một lần nữa. Tôi giữ tất cả trong thư mục và không thay đổi một điều gì.

Các bạn học viên trao đổi rằng chúng ta nên rửa tay đầu tiên khi muốn học Pháp và nên ngồi trong tư thế liên hoa, và ngồi thẳng, không ăn hay uống gì. Tất cả những thứ ta đeo, mặc trên mình cũng có ý nghĩa khi học Pháp. Tôi thường dùng máy tính và điện thoại để học Pháp chứ không dùng sách, do vậy tôi đã lơ đãng những chi tiết này. Sư Phụ đã nói trong “Bái sư”thuộc Tinh tấn yếu chỉ,

Người chân tu chẳng cầu mà tự được. Tất cả công và Pháp đều nằm trong sách, và người đọc Đại Pháp sẽ tự nhiên mà đắc được. Người học sẽ tự động chuyển đổi, và bằng cách đọc sách nhiều lần họ sẽ ở sẵn ở trong Đạo. Tất nhiên, Thầy sẽ cho Pháp thân lặng lẽ bảo vệ họ. Bằng tinh tấn kiên trì, họ chắc chắn sẽ đạt chính quả trong tương lai.

Nhận thức của tôi là Pháp thân của Sư Phụ theo sát chăm lo cho mỗi đệ tự vào mọi lúc. Dù là một đệ tử mới, nếu khi anh hay chị học Pháp, thì đều học theo Sư Phụ. Tôi quyết định, bất cứ khi nào tôi học Pháp, tôi luôn hình dung Sư Phụ đang giảng bài cho tôi, như vậy tôi thể hiện bản thân mình một cách đúng mực.

2. Đọc Pháp nghiêm túc.

Sư Phụ giảng trong “Học Pháp” trong Tinh tấn yếu chỉ,

Khi học Pháp, các học giả cần nhận ra một trở ngại thường gặp nhất: đó chính là người ta học Pháp theo cách người thường nghiên cứu các công trình lý thuyết, chẳng hạn như chọn lấy các trích dẫn xác đáng của những người nổi tiếng để đối chiếu với hạnh kiểm của bản thân. Điều này sẽ cản trở tiến bộ của người tu.

Dù đang ghi nhớ Pháp, tôi vẫn không thật nghiêm túc khi học một số bài giảng. Ví dụ, vì những quan niệm sai lầm của mình, tôi nghĩ những phần về văn hóa tiền sử, về cây ngưu thiệt lan hoa, về y học phương Tây, v.v. là không quan trọng, vậy chỉ cần hiểu những thông tin bên ngoài thôi. Tôi thậm chí đã chọn một câu để nhớ thay vì nhớ toàn bộ đoạn văn. Tôi cần phải học Pháp một cách tôn kính. Sao tôi lại dám đánh giá Pháp bằng một câu văn? Mỗi chữ, mỗi dấu chấm câu, dấu phẩy đều là tối cao. Những gì tôi làm chính là biểu hiện của chấp trước mong muốn làm mọi thứ nhanh nhanh chóng chóng, và chấp trước vào thoải mái của tôi. Tôi cần phải đẩu nó ra và loại bỏ nó đi.

Sư Phụ cũng đã đề cập đến trong “Học Pháp” của Tinh tấn yếu chỉ,

Hơn nữa, khi nhận biết rằng Đại Pháp hàm chứa những ẩn ý uyên thâm và những thứ ở cấp bậc cao có thể hướng dẫn tu luyện tại các tầng cấp khác nhau, một số người thậm chí còn cố công tìm tòi xem xét từng chữ từng lời; nhưng kết cuộc chẳng tìm thấy gì.

Từ tiểu học cho đến học cao học và nay đang đi làm, tôi vẫn có thói quen cắt đoạn những gì mình đọc. Điều đó đã trở nên quá tự nhiên nên tôi không nhận ra. Do vậy, dù tôi chỉ đọc Chuyển Pháp Luân, tôi vẫn luôn truy cầu ý nghĩa sâu xa hơn và tôi nghĩ quá nhiều đến quyển sách khi tôi đọc. Nên tâm tôi chẳng hề thanh tịnh. Đó là một chướng ngại khi học và ghi nhớ Pháp. Một ngày nọ tôi đang ghi nhớ “Trị bệnh ở bệnh viện và trị bệnh bằng khí công”, đoạn văn thứ ba nêu ra,

Vì họ đang làm những sự việc ở nơi người thường, hòa hợp với trạng thái của người thường tại tầng ấy, hiệu quả trị bệnh của họ cũng giống như hiệu quả trị bệnh của bệnh viện. Dó đó, trị bệnh sẽ không được tốt nữa, họ cũng sẽ phải giảng trị bệnh cần một số liệu trình; thông thường là như vậy.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi không thể ghi nhớ những câu này dù có làm cách nào đi nữa. Khi tôi hướng nội tìm kiếm, tôi nhận thấy mình đang coi việc ghi nhớ Pháp như một hoạt động của người thường. Tôi đã cố gắng học Pháp theo kinh nghiệm thông thường của mình và cố tìm ra hàm nghĩa sâu xa của Pháp. Cuối cùng tôi không được gì cả.

Từ bây giờ trở đi, yêu cầu của tôi sẽ là ghi nhớ Pháp mà không chút truy cầu. Dù có phải mất nhiều thời gian đến đâu để ghi nhớ Pháp, tôi sẽ luôn giữ tâm mình thanh tịnh, và tôi sẽ không đo đếm mình được những gì. Tôi sẽ vứt bỏ kiểu suy nghĩ ngoan cố và ghi nhớ Pháp với tâm trí tôn kính và biết ơn, để thực sự đạt được,

Tĩnh mà chẳng nghĩ—Thấy được huyền diệu” (Đạo Trung, trích Hồng Ngâm)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/26/218760.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/16/115373.html
Đăng ngày 30-03-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share