Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 27-12-2019] Chính Pháp Luân Công đã đưa sinh mệnh của bà Thẩm Cảnh Nga trở về từ cõi chết.

Từng bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú và ung thư hạch, sức khỏe của bà dần hồi phục sau khi bà tu luyện Pháp Luân Công và bà có một cuộc sống mới.

Năm 1999, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quyết định cấm Pháp Luân Công, bà Thẩm thực sự không hiểu lý do tại sao. Bà muốn cho mọi người biết Pháp Luân Công đã cứu sống bà như thế nào, bởi vậy bà quyết định đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện tới chính quyền. Tuy nhiên, bà đã nhiều lần bị cầm tù, trải qua đủ loại hình thức tra tấn phi nhân tính, và do vậy cuối cùng bà đã qua đời.

Pháp Luân Công đã cho bà một cuộc sống mới

Bà Thẩm từng là y tá trưởng của một bệnh viện lớn ở thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang. Lúc đó bà giống như một ngôi sao đang lên với rất nhiều cơ hội ở trước mặt. Tuy nhiên, cuộc sống của bà trở nên tồi tệ vào năm 1998 khi bà bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú di căn đến các hạch bạch huyết.

Dù đã cắt bỏ hạch và ngực phải, nhưng căn bệnh ung thư của bà vẫn tiếp tục di căn. Các bác sỹ chẩn đoán bà chỉ còn sống được ba tháng và họ không thể giúp gì được cho bà. Đến gần cuối tháng thứ ba, bà nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công đang luyện công ở một công viên. Bà được biết Pháp Luân Công mang lại lợi ích cho cả tâm lẫn thân và đã quyết định thử.

Dần dần, sức khỏe của bà trở nên tốt hơn cho đến khi hoàn toàn bình phục. Gia đình bà đã sửng sốt khi thấy sức khỏe của bà Thẩm hồi phục nhanh chóng và khi được chứng kiến huyền năng chữa bệnh của Pháp Luân Công.

Bị bắt và tra tấn vì không từ bỏ Pháp Luân Công

Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi bà bắt đầu tu luyện, chính quyền cộng sản đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công. Từ năm 2000 đến năm 2001, bà Thẩm đã nhiều lần bị giam cầm và lần nào cũng bị tra tấn tàn bạo.

Bà bị tạm giam và bị tra tấn trong trại tạm giam Bát Diện Thông ở thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang vào đầu năm 2000 vì không chịu từ bỏ Pháp Luân Công.

Họ còng tay bà vào một cái vòng sắt gắn trên sàn khiến bà không thể di chuyển được. Bà còn bị “tra tấn đông lạnh” – một hình thức lính canh bắt bà và các học viên khác ngồi bên ngoài trời tuyết trong hơn hai tiếng đồng hồ để hạ thân nhiệt.

Rồi bà bị giam trong Trại Lao động Cưỡng bức Tứ Đạo mấy tháng và bị sốc điện bằng dùi cui điện. Bà Thẩm tham gia cùng các học viên khác học thuộc các bài giảng của Pháp Luân Công. Để giữ các học viên yên lặng, lính canh dùng băng dính dán miệng họ lại, đánh đập, còng tay và chân họ vào ghế.

Buồng giam của các học viên nằm đối diện với một buồng giam nam. Khi họ đứng luyện công, lính canh sẽ lột quần của các học viên nữ rồi kéo họ đến gần cửa sổ để phơi bày các bộ phận nhạy cảm cho các tù nhân nam xem.

Lính canh Lưu Tú Phân còn bóp ngực của một học viên Pháp Luân Công 60 tuổi trong lúc chửi rủa và lăng mạ các học viên.

Bà Thẩm được trả tự do sau khi bà tuyệt thực để phản đối việc bức hại.

Bị kết án tù và tử vong

Bà Thẩm bị bắt giữ tại nhà vào tháng 11 năm 2001. Cảnh sát đã cạy cửa căn hộ nhà bà, lôi bà xuống cầu thang rồi tống bà vào xe cảnh sát.

Khi bà kêu cứu, mẹ bà đã chạy tới xe cảnh sát để cố gắng cứu con gái mình, nhưng cảnh sát đã đóng cửa xe và lái đi. Dù mẹ bà đã bám vào gương chiếu hậu để cố gắng dừng xe lại nhưng tài xế vẫn tiếp tục lái và kéo mẹ bà Thẩm đi. Cuối cùng, khi chiếc xe dừng lại, một số cảnh sát đã xuống kéo tay mẹ bà Thẩm ra khỏi gương xe, đẩy bà cụ ngã xuống đất và lái xe đi.

Ở trại tạm giam, bà Thẩm bị cùm chân và còng tay loại nặng nhất, rồi sau đó bị cùm vào một cái vòng sắt ở trên sàn nhà trong hơn 30 ngày. Trong suốt thời gian đó, bà không thể di chuyển và phải tự đi vệ sinh tại chỗ.

aec4869432a130db3248c4157081324d.jpg

Miêu tả lại tra tấn: Còng tay và cùm chân vào một chiếc vòng sắt trên sàn

Bà Thẩm bị kết án ba năm rưỡi và bị giam cầm tại Nhà tù Nữ Cáp Nhĩ Tân vào tháng 11 năm 2002. Lính canh thường đánh đập và ra lệnh cho các tù nhân khác đánh bà.

Bà bị treo lên ở tư thế hai tay bị còng ra sau lưng với các đầu ngón chân vừa chạm đất. Sau khi bà tuyệt thực để phản đối những gì bà và những học viên khác đang phải chịu đựng, lính canh đã bức thực bà. Tra tấn đã khiến bà bị tổn thương các cơ quan nội tạng, dẫn đến bà liên tục bị co cứng. Lúc đó nhìn bà giống như vừa bị đột quỵ, rất đau đớn.

4055ce76b4c4892f93a88eef60741d81.jpg

Miêu tả lại tra tấn: Bị treo lên với hai tay còng sau lưng

Cuối cùng, bà Thẩm đã đến ngưỡng giới hạn chịu đựng. Ngay sau khi bà bị treo lên một ngày, bà bị hôn mê suốt hơn một tháng rồi mới tỉnh lại.

Sau đó, bà bị mù, nhưng lính canh thường bắt bà đứng gần lỗ thông khí trong nhà vệ sinh trong mùa đông khiến bà bị lạnh cóng. Khi bà đứng ở đó, bà thường hát: “Qua núi qua sông, tôi đến đây vì bạn ….”

Lời bà hát đã khiến nhiều tù nhân rơi nước mắt.

Sau nhiều năm tra tấn, cuối cùng bà Thẩm được tự do vào tháng 5 năm 2005. Cơ thể bà rất yếu, mỗi bữa bà chỉ ăn được một chút thức ăn. Bà bị suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần, và sống trong nỗi sợ rằng bà có thể bị bắt lại. Bà trở nên yếu đến mức không thể ngồi dậy được và qua đời vào ngày 5 tháng 11 năm 2006 ở tuổi 45.

Tàn bạo ngoài sức tưởng tượng

Ở Nhà tù Nữ Cáp Nhĩ Tân, các học viên Pháp Luân Công thường bị lính canh và tù nhân đánh đập tùy tiện. Họ bị cấm mua các nhu yếu phẩm hàng ngày và bị cấm viết thư cho gia đình.

Các tù nhân bị gây áp lực phải cấu kết với lính canh để tra tấn các học viên và kiểm soát họ. Họ còn có thể trút giận lên các học viên bất cứ lúc nào. Những người tra tấn các học viên nhiều nhất sẽ được rút ngắn thời hạn giam giữ và được thưởng bằng các ưu đãi khác.

Lăng mạ hay chửi rủa người khác bị cấm ở trong tù, nhưng các tù nhân thường thốt ra những lời thô tục với các học viên mọi lúc.

Nhiệt độ trung bình vào mùa đông ở Cáp Nhĩ Tân trong khoảng -6 đến -1 độ C (20 đến 30 độ F). Nhưng lính canh đã lột quần áo của các học viên, rồi kéo họ ra ngoài trời tuyết. Một số khu trong tù còn bỏ học viên ở bên ngoài qua đêm.

Lính canh còn buộc các học viên ngồi trên sàn hơn 12 tiếng liên tục. Họ cũng mở cửa sổ và cấm không cho các học viên ngủ.

Tù nhân còn dùng tăm xỉa răng để mở mí mắt của các học viên và phun nước vào mặt họ. Lính canh dùng gậy gỗ dài hai mét để đánh học viên nếu họ nhắm mắt lại. Các học viên còn bị lính canh cấm sử dụng nhà vệ sinh, khiến họ phải đi vệ sinh tại chỗ.

e4f09fd179af17c02e82e275077654ad.jpg

Miêu tả lại tra tấn: Sử dụng tăm để giữ mí mắt mở, cấm ngủ

Lính canh khuyến khích tù nhân dùng gậy gỗ đâm mạnh vào bộ phận sinh dục của các học viên. Một số tù nhân còn tụt quần để lộ ra các bộ phận nhạy cảm và bắt học viên phải ngửi chúng.

Lính canh ở khu số 7 còn bắt các học viên đi ra ngoài để khiến họ lạnh cóng hoặc nhốt họ ở trong phòng không lò sưởi.

Sau vài ngày, một số học viên đã bị ngã gục và một số bị ngất. Các học viên bị buộc phải ngồi trên tuyết suốt đêm. Sau khi nhiều học viên bị lạnh cóng, lính canh dùng dùi cui điện thế cao để sốc điện họ.

Lính canh ở khu số 1 còn treo các học viên lên, một số còn bị treo tới bảy lần. Lính canh ở khu số 7 đã tra tấn các học viên bằng một phương pháp gọi là “Tô Tần mang kiếm” – hai tay bị vặn và còng ra sau lưng với một tay qua vai. Sau đó, họ bị treo lên bằng dây thừng buộc vào còng tay.

Người bình thường có thể dễ dàng trở nên bất tỉnh trong mười phút sau khi bị treo như thế và cổ tay họ có thể bị gãy. Tuy nhiên, nhiều học viên đã bị treo như thế trong suốt nhiều tháng ròng, và trong thời gian đó họ buộc phải tự đi vệ sinh tại chỗ.

Chứng kiến ​​các học viên tốt bụng cho dù lính canh và các tù nhân khác đối xử với họ thế nào, một số tù nhân đã bắt đầu học Pháp Luân Công. Cô Lưu Linh Linh là một trong số họ.

Cô ấy đã giết chồng mình và tiêu hết tiền của gia đình. Cô thường la hét và chửi rủa. Thế nhưng, sau khi học các bài giảng Pháp Luân Công, cô đã trở nên tốt hơn. Cô hối hận vì những gì từng làm trong quá khứ.

Cô nói: “Nếu tôi tu luyện Pháp Luân Công sớm hơn, tôi sẽ không giết chồng và gây tổn hại lớn cho gia đình chồng tôi”.

Tuy nhiên, lính canh đã đánh đập hòng bắt cô ngừng tu luyện Pháp Luân Công.

Những học viên được xác nhận là đã qua đời sau khi bị tra tấn tại Nhà tù Nữ Cáp Nhĩ Tân gồm: Vương Dĩnh, Vương Phương, Quách Mỹ Tùng, Khúc Kiệt, Tôn Quế Vinh, và Lý Hải Yến.

Các học viên khác đã bị tra tấn dã man tại Nhà tù Nữ Cáp Nhĩ Tân

Dưới đây là bản tóm tắt về các phương thức tra tấn mà các học viên khác phải chịu ở Nhà tù Nữ Cáp Nhĩ Tân.

Cô Vương Kiến Bình bị các tù nhân đánh bằng dùi cui điện vào ngực, mặt, chân và tay.

Hai tay của cô Quan Anh Tân bị còng ra sau lưng và mí mắt của cô bị kéo lên bằng tăm. Lính canh còn phun nước vào mắt cô và dùng ván tre để đánh vào chân cô.

Quần của cô Thương Tú Phương đã bị kéo xuống và lính canh đã dùng gậy gỗ lớn để đánh vào mông cô. Hai móng chân của cô cũng bị tuột ra.

Cô Trương Hiểu Ba thì bị tát vào mặt, bị cấm dùng nhà vệ sinh, bị trói dưới chân giường và treo lên.

Bà Chu Xuân Chi bị ngất trong lúc bị đánh. Bà bị co giật và cằm bà đập vào gạch. Lính canh đã ép bà uống thuốc tâm thần, còng tay sau lưng, và treo bà lên. Khi bà bị bong gân vùng thắt lưng, các tù nhân đã trói bà lại trên sàn và gọi đó là “điều trị đau lưng”.

0c565a13526a80ee85b0f46cf7f9826f.jpg

Miêu tả lại tra tấn: Còng tay sau lưng

Cô Lý Kinh Vỹ bị đánh suốt một ngày. Cô không thể nhớ có bao nhiêu lính canh nam và nữ đánh đến khi cô gục ngã.

Có bảy học viên, kể cả bà Thẩm, đã bị còng tay sau lưng trong 24 giờ.

Bà Cao Tú Trân buộc phải đeo thiết bị tra tấn và một tù nhân chọc tay vào âm đạo của bà Cao.

Cô Vương Phương và cô Trần Vệ Quân đã tuyệt thực và bị bức thực. Lính canh luồn các ống bức thực vào dạ dày của họ. Người tù nhân được yêu cầu rút ống bức thực cho biết những ống này có đầy dịch tại thời điểm rút ra.

Sau đó, cả hai nữ học viên này đều bị tức ngực và bắt đầu ho. Họ được đưa đến bệnh viện và bác sỹ phát hiện phổi của họ đã bị tổn thương bởi các ống bức thực. Cô Vương đã chết sau đó sáu tháng.

Vào tháng 5 năm 2003, bảy học viên, bao gồm cả bà Thẩm, bị treo lên từ giường tầng trên cùng với những ngón chân gần như không chạm sàn trong ba ngày.

Họ được cho xuống nếu họ ngất đi, nhưng lại bị treo lên khi họ tỉnh lại. Một trong hai cánh tay của bà Thẩm bị thương nặng đến nỗi sau một năm nó vẫn còn sưng. Các tù nhân thậm chí còn nhét tất bẩn vào miệng bà sau khi bà ngất đi.

Một học viên bị bịt miệng và treo lên vì lính canh nghi ngờ rằng cô ấy đã bí mật đến thăm bà Thẩm.

Lính canh ở khu số 2 đã lôi 25 học viên ra ngoài để cho họ lạnh cóng. Tám ngày sau, bàn tay của cô Vu Tú Lan đã bị lạnh cứng, nhưng lính canh vẫn nhốt cô trong một phòng giam nhỏ trong bốn tháng tiếp theo.

Ngoài ra, lính canh còn cấu kết với các tù nhân nhằm ép học viên uống và tiêm thuốc phòng ngừa đau tim và tăng huyết áp trước khi tra tấn họ. Ngay cả tử tù cũng không bị đối xử như thế.

Báo cáo liên quan:

Học viên Pháp Luân Đại Pháp là bà Thẩm Cảnh Nga qua đời vì bức hại tàn bạo


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/21/391689.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/9/182092.html

Đăng ngày 04-02-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share