Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Toronto

[MINH HUỆ 21-10-2019] Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn đã diễn ra tại trường Đại học Toronto trong hai ngày 16 và 17 tháng 10 năm 2019. Triển lãm này được Hội Sinh viên Nhân quyền đứng ra tổ chức bao gồm 18 bức tranh về Pháp Luân Công và sự kháng nghị ôn hòa chống lại cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

1f7f1081fa90d0ef9fa7e900a5940e82.jpg

0c303a41618c6c53159c4027bd61fde4.jpg

c0b60e780ed7180455c89868c5d5972e.jpg

1d4b6f4ed3b1f7596e7890d5a40c3a4c.jpg

2f2f2c503ad533544357150bb15cd8e0.jpg

Nhiều sinh viên và du khách xem Triển lãm Nghệ thuật Chân-Thiện-Nhẫn tại Đại học Toronto, từ ngày 16 đến 17 tháng 10 năm 2019.

5d4a479a3b844a93c572d9db92847b75.jpg

Xiomara và Christia, hai sinh viên đại học đến từ Mexico

Xiomara và Christia, hai sinh viên đại học đến từ Mexico, đã xem triển lãm. Đây là lần đầu tiên họ nghe nói đến Pháp Luân Công. Anh Christia bày tỏ: “Cảm ơn các bạn vì đã cho tôi biết nhiều điều. Tôi rất vui khi biết đến Pháp Luân Công. Tôi muốn được học Pháp Luân Công.”

Anh đã sốc khi biết về cuộc bức hại của ĐCSTQ, và nói: “Điều này thật tồi tệ. Tôi tin rằng những tội ác này sẽ bị trừng phạt.”

Cô Xiomara chia sẻ: “Bức họa tôi thích nhất là bức ‘Sau cuộc diễu hành’, bởi vì tôi nghĩ, thông qua tu luyện, người ta có thể đạt đến trạng thái của người phụ nữ trong tác phẩm này. Tôi thực sự muốn được như cô ấy. Cô ấy trông rất điềm tĩnh.”

Cô nói: “Khi chúng tôi ở Mexico, chúng tôi không hề biết gì về cuộc bức hại. Vậy nên, đây là lần đầu tiên chúng tôi biết đến nó. Cảm ơn các bạn đã cho chúng tôi biết điều này.”

Sinh viên đại học: Nguyên lý tuyệt vời

3965666f4c46d7e819da03f5c1ff5d4d.jpg

Anh Kian nói: “Pháp Luân Công thật tuyệt”, và anh thích tìm hiểu thêm về môn tu luyện.

Anh Kian là một sinh viên theo học Khoa Kinh tế và Khoa Sinh học. Anh cho hay anh đã học tiếng Trung Quốc từ khi học trung học và trở nên quan tâm đến văn hóa Trung Quốc, nhưng đây là lần đầu tiên anh nghe đến Pháp Luân Công.

Anh nói: “Ngay sau khi nhìn thấy ba từ ‘Chân-Thiện-Nhẫn’, tôi liền đến xem triển lãm.”

Anh nói thêm: “Ba từ này thật tuyệt vời và là nguyên lý rất tốt.”

Anh vui mừng nhận một bông hoa sen giấy gấp thủ công và cẩn thận cất nó đi để tránh bị hỏng. Anh cho biết: “Tôi sẽ tham gia khóa học chín ngày của Pháp Luân Công.”

Quản lý công ty luật: “Triển lãm này truyền đạt một thông điệp mạnh mẽ”

8716c7c3304241bcf272b460b78c48fb.jpg

Bà Perouz (đầu tiên bên trái) ngắm nhìn các bức tranh. Bà nói: “Nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ thật kinh hoàng.”

Bà Perouz, giám đốc nhân sự tại một công ty luật quốc tế, cho biết: “Bức tranh ‘Không gia đình’ hết sức cảm động. Bố cục của bức tranh rất tốt và thể hiện rõ về cuộc bức hại ở Trung Quốc: một cô bé không thể bước chân vào ngôi nhà của mình, và mắt cô ngấn lệ. Cô bé thật sự rất buồn.”

Bà nhận xét: “Cuộc triển lãm này truyền đạt một thông điệp mạnh mẽ: nạn thu hoạch nội tạng sống vì lợi nhuận của ĐCSTQ thật kinh hoàng.”

Bức tranh ‘Không gia đình’ miêu tả một câu chuyện có thật xảy ra tại một ngôi làng ở Trung Quốc. Khi đi học về, một cô bé thấy cha mẹ của mình đã bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công. Nhà của cô bé đã bị Phòng 610, một tổ chức ngoài vòng pháp luật chịu trách nhiệm về cuộc bức hại, niêm phong. Cô bé trở thành người vô gia cư.

20b263ee539a5b3c571b434479473469.jpg

Anh Alaa, một sinh viên của Khoa Nghệ thuật, xem triển lãm.

Kể từ buổi ra mắt tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ ở Thủ đô Washington DC vào tháng 7 năm 2004, Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn đã được tổ chức tại trên 300 thành phố của hơn 50 quốc gia.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/10/21/394873.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/10/27/180493.html

Đăng ngày 29-10-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share